Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước gắn với các đặc điểm cơ sở hạ tầng của thành phố du lịch.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

C. Kém hiệu quả B Kéo dà

Phần thứ ba

3.1.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước gắn với các đặc điểm cơ sở hạ tầng của thành phố du lịch.

cơ sở hạ tầng của thành phố du lịch.

Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của CSHT, đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như đường sá giao thông, cầu cống, các công trình văn hoá như tượng đài, công viên... đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, hiệu quả vốn đầu tư thường thấp, do đó các nhà kinh doanh tư nhân không thích đầu tư vào sản xuất loại hàng hoá này.Song trên phương diện quốc gia, để phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên, mở mang dân trí,... nếu không có hệ thống đường sá, cầu cống thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế văn hoá giữa các vùng của đất nước không thể được giao lưu, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa không thể được khai phá và phát triển; kinh tế của một quốc gia khó có điều kiện giao thương và hội nhập được với quốc tế.

Đối với các thành phố , các công trình này càng có ý nghĩa quan trọng. Nó thể hiện bộ mặt của thành phố. Sự phát triển càng cao của nền đô thị thể hiện

trước hệt ở hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá được quy hoạch và hiện đại, hệ thống giao thông công cộng đi lại thuận lợi, hệ thống điện đảm bảo cung cấp ánh sáng cho thành phố; hệ thống cấp thoát nước sạch đảm bảo sinh hoạt cho dân cư đô thị và khách du lịch.. Tất cả những điều đó phản ánh trình đố văn minh đô thị.

Các công trình văn hoá như các danh lam thắng cảnh, tượng đài, công viên, sân gôn, cũng có ý nghĩa tương tự. Là đô thị, và nhất là đô thị du lịch, các công trình văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, các đô thị du lịch là nơi thu hút khách du lịch, tham quan, nghỉ ngơi. Thiếu các công trình văn hoá sẽ thiếu đi sức thu hút khách. Chính vì vậy, những nơi có nhiều danh lam thắng cảnh là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển đô thị du lịch. Đối với những nơi không có hoặc có ít danh lam thắng cảnh, cần tạo ra các công trình văn hoá, đặc biệt là các công trình văn hoá mang bản sắc dân tộc, địa phương để thu hút khách du lịch.

Việc tạo ra những công trình văn hoá như thế cũng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, vì thế tư nhân không muốn đầu tư. Nhưng vì yêu cầu và lợi ích chung của sự phát triển đô thị, nhà nước cần phải có sự đầu tư để phát triển.

Như vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội nói chung, của các thành phố du lịch nói riêng là một loại hàng công công đặc biệt mà việc sản xuất và cung ứng nó chủ yếu thường do nhà nước thực hiện. Trình độ, quy mô và chất lượng CSHT cao hay thấp đều có tác động đến năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT, nhất là CSHT thành phố du lịch cần được coi trọng. Lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy quốc gia nào, địa phương nào có CSHT tốt và quản lý tốt nó thì quốc gia đó, địa phương đó có điều kiện thuận lợi cho việc thực hiên mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội bền vững trong đó có

tăng trưởng và phát triển du lịch và ngược lại sẽ kìm hảm sự phát triển kinh tế -xa hội, nếu trình độ cơ sở hạ tầng thâp kém và lạc hậu

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w