0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nhóm nhân tố quốc tế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 33 -37 )

C. Kém hiệu quả B Kéo dà

Phần thứ ba

3.1.3. Nhóm nhân tố quốc tế

Nhóm nhân tố này chịu ảnh hưởng của cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại, tòan cầu hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ nhất: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát trỉển mà sự tác động của nó đã và đang chuyển đổi nền văn mimh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp từ sau những năm 70 của thế kỷ XX.

Sau những năm 70 của thế kỹ trước, sự tác động của cuộc cách mạng này đã làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt về chất, làm xuất hiện nhiều ngành công nghệ mới, đáng chu ý là công nghệ năng lượng hạt nhân, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, trong đó công nghệ thông tin giữ vai trò chủ đạo có tác dụng làm chuyển đổi về chất trình độ cơ sở vật chất, CSHT, cơ cấu ngành kinh tế của cả nước và các thành phố, nhất là các thành phố du lịch, Những nọi dung và đặc trng nói trên của cách mạng khoa học-công nghệ không thể không làm cho năng lực CSHT của các nước trong đo có nước ta chịu sự tác động- chịu áp lực- không thể không tính đến. Kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và quản lý nhà nước về CSHT cho thấy, quốc gia nào sớm nhận thức và sớm tính đến tác động này thì quốc gia đó sớm điều chỉnh, đổi mới hoặc cải cách chiến lược, luật pháp ,chính sách và cơ chế kinh tế, thì quốc gia đó sớm có trinh độ CSHT phát trỉển theo hướng hiện đại và quản lý nhà nước trong lĩnh vực nà ngày một hòan thiện và hiệu quả. Và nguợc lại. sẽ làm cho khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và quản lý bị dõan ra.

Thứ hai: Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tê

Quốc tế hoá kinh tế và toàn cầu hoá kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Quốc tế hoá kinh tế đã có từ lâu, nếu xem xét nó như là một quá trình. Quốc tế hoá kinh tế là cơ sở, tiền đề của toàn cầu hóa kinh tế. Thuật ngữ toàn cầu hoá (gobalization) xuất hiện đầu tiên trong từ điển tiếng Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước trở lại đây. Thuật ngữ này hiện có nhiều quan niệm khác nhau, song có thể tổng quan phân loại theo 2 nghĩa rộng và hẹp: Toàn cầu hóa theo nghĩa rộng: các nhà khoa học quan niệm như là một hiện tượng hay một quá trình mà tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội văn hoá, môi trường..., sự tuỳ thuộc giữa các nước trong quan hệ quốc tế ngày một tăng cường.Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chi hiện tượng kinh tế đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và là hiện tương hay qúa trình hình thành thị trường toàn cầu làm cho sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước về kinh tế ngày một gia tăng. Do khuông khổ có hạn, chuyên đề không nghiên cứu toàn cầu hóa theo nghĩa rộng mà nghiên cứu nó theo nghĩa hẹp –toàn cầu hóa kinh tế..Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những quan niệm của C.Mác và V.I. Lênin về ''quốc tế hoá kinh tế và quốc tế hoá tư bản"; quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại về "Toàn cầu hoá theo nghĩa hẹp"cho thấy mặc dù các quan niệm đưa ra tuy có sự khác nhau về khía cạnh này hay khiaa cạnh khác, song theo chúng tôi đều có những khía cạnh chung cơ bản sau đây: Lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội phát triển làm cho xã hội hóa sản xuất của mỗi nước vượt khỏi biên giới quốc gia và ngày càng trải rộng trên phạm vi thế giới; mối quan hệ kinh tế qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia với nhiều cấp độ và ngày càng mở rộng có sự khác nhiều so với trớc đây;. các dòng hàng hoá, dịch vụ, vốn , nhân lực và lợi nhuận đã và đang dịch chuyển từ nước này sang nước khác với quy mô, tốc độ ngày một lớn hơn, tự do và nhanh hơn.

Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau theo hướng mở rộng ra phạm vi toàn cầu trên cơ sở khoa học kỹ thuật, lực l- ượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tính chất xã hội hoá sản xuất ngày càng gia tăng với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng.

Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Thuật ngữ hội nhập (intergration) trước đây thường được gọi là liên kết, nhưng trong những thập niên gần đây, cùng với toàn cầu hóa kinh tế, thuật ngữ hội nhập được sử dụng nhiều và rộng rãi hơn. Mặc dù còn có ý kiến khác nhau, song hội nhập hiểu theo nghĩa sơ lược nhất là : sự tham gia vào một tổ chức, một quá trình nào đó. Cần nhấn mạnh rằng hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, nó vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế của mỗi nước khi tham gia cộng đồng kinh tế quốc tế.

Với cách đặt vấn đề như trên, hội nhập kinh tế quốc tế là sản phẩm vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau diễn ra ở nhiều cấp độ, quy mô, hình thức và phương thức mà trọng tâm là thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa kinh tế , đổi mới và điều chỉnh các luật lệ, chính sách, cơ chế tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế của mỗi nớc cho phù hợp với thông lệ quốc tế, khu vực, nhằm tạo điều kiện huy động tốt nhất nội lực, ngoại lực, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể có được trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Tác động của tòan cầu hóa và HNKTQT đối với quản lý nhà nước trong lĩnh

vực cơ sở hạ tầng các thành phố du lịch thể hiện rõ ở các khía cạnh sau:

- Tạo cơ hội thúc đẩy các quốc gia tham gia hội nhập nhanh chóng hòan thiện thể chế kinh tế thị trường, điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế sao cho vừa phù hợp với định hướng XHCN vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến lượt nó, nhịp độ hòan thiện thể chế , chính sách và cơ chế đựơc gia tăng có tác dụng góp phần hòan thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT

- HNKTQT tạo điều kiện thuận lợi để các nước nhất là các nước đang phát triển có thể thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp, thu hút lao động chuyển giao và hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật-công nghệ hiện đại.. Rõ ràng, Tòan cầu hóa và HNKTQT đã làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu ,mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, du lịch, dịch vụ tài chính tiền tệ và lao động, thu hút vốn FDI và ODA, nhất là ODA, góp phần tích lũy vốn cho CNH,HĐH và giải quyết khó khăn về vốn cho đầu tư xây dựng và quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT ở các nước trong đó có các thành phố du lịch nước ta.

-HNKTQT làm cho kinh tế thế giới hình thành, tính xã hội hóa của sản xuất và lưu thông giữa các nước đạt tới một sự kết hợp mới, một sự kết hợp đến mức “trong anh có tôi, trong tôi có anh”; sự biến động kinh tế của một số nước có thể ảnh hưởng tới toàn khu vực, thậm chí cả thế giới và ngược lại .Ví dụ cuộc khủng hỏang tài chính khu vực năm 1998 và sự suy giảm kinh tế ở Mỹ đầu năm 2008 đã tác động đến nền kinh tế nhiều nước trong đó có nước ta, làm cho giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng cao chưa từng có nhất là giá xăng dầu, lạm phát gia tăng khó lường, khó kiểm sóat,v.v. Những tác động này không thể không tính đến khi xây dựng và quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT ở nước ta hiện nay.

-HNKTQT làm thay đổi tư tưởng (cách nghĩ) và hành động (cách làm) thông qua sự phân công, hợp tác lao động tong sản xuất và thương mại dịch vụ quốc tế được đẩy mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu đã nẩy sinh các lợi ích chung giữa các quốc gia, làm tăng sự ràng buộc của các loại điều ước và cam kết khu vực và quốc tế theo quy lụật tự phát của KTTT diễn ra trên phạm vi quốc tế. Mặt khác, tòan cầu hóa và HNKTQT diễn ra trong điều kiện các thế mạnh thưộc vế các nước có nền kinh tế phát triển, nên việc phân phối lợi ích giữa các nước sẽ theo quy luật “nước chảy chổ trũng” có lợi cho các nước phát triển và bất lợi cho các nước đang phát triển nhất là các nước nghèo trong đó có Việt Nam nhất là khi nước ta là thành viên của WTO, không thể không tính đến trong xây dựng CSHT và qủan lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 33 -37 )

×