Tình trạng thất nghiệp trong thanh niên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta giai đoạn 2006 - 201 (Trang 37 - 42)

II. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN 1 Cung lao động thanh niên.

2. Cầu lao động thanh niên:

2.3. Tình trạng thất nghiệp trong thanh niên.

a) Tình trạng thất nghiệp thành thị trong thanh niên. * Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp thanh niên theo nhóm tuổi.

Như chúng ta xem xét tình hình việc làm của thanh niên theo khu vực có tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu ở thành thị nên chúng ta chỉ xem xét tình trạng thất nghiệp của thanh niên ở thành thị.

Số người thất nghiệp ở thành thị tăng 4.255 người/năm, với tốc độ là 0,58% năm, thấp hơn tốc độ tăng dân số HĐKT ở thành thị nên làm cho tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm xuống, năm 2002 là 6,34% đến năm 2004 giảm xuống là 5,84%.

Bảng 10: Tỷ lệ thất nghiệp qua các năm ở các độ tuổi thanh niên ở thành thị. Cơ cấu (%) (15 -34) /tổng (15 – 24) /(15 – 34) 2002 Số người 242836 1557444 398580 562300 70,88 60,93 % 16,81 5,89 9,75 6,34 2003 Số người 235656 178390 414046 574381 0 72,09 56,92 % 13,65 5,61 8,44 6,13 2004 Số người 238592 158623 397215 575066 69,07 60,07 % 16,08 5,54 9,14 5,84 Chênh lệch Số người - 1415 960 - 455 4255 Tốc độ - 0,58 0,62 - 0,11 0,76

(Chú thích: “%” là tỷ lệ thất nghiệp; “Cơ cấu” là tỷ trọng số người thất nghiệp so với các chỉ tiêu)

(Nguồn: Tổng hợp Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2001, 2002, 2003, 2004 – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - NXB Lao động Xã hội.)

Theo bảng số liệu trên, số lượng thanh niên thất nghiệp người giảm 455 người/năm và với tốc độ 0,11%. Điều này là dấu hiệu tốt trong giải quyết việc làm cho thanh niên.

Trong nhóm thanh niên, nhóm tuổi 15 – 24 cũng giảm số người thất nghiệp là 1.415 người/năm, với tốc độ là 0,58%/năm; nhưng nhóm tuổi 25 – 34 thất nghiệp lại tăng 960 người/năm và với tốc độ cao hơn tốc độ giảm nhóm 15 – 24; như vậy là số người thất nghiệp giảm nhiều hơn số tăng; nhưng nếu cứ giữ tốc độ này thì trong một thời gian nữa thất nghiệp ở thanh niên sẽ không giảm nữa.

Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi thanh niên cao và cũng chiếm khoảng 70% số người thất nghiệp nói chung. Đặc biệt ở nhóm tuổi 15 – 24, tỷ lệ thất nghiệp rất cao và cũng chiếm >50% số thanh niên thất nghiệp. Nhưng qua các năm tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ở tất cả các nhóm tuổi và cũng làm số thanh niên thất nghiệp trong tổng số thất nghiệp giảm xuống. Điều này cho thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là thanh niên vì số lượng thất nghiệp vẫn tăng.

* Thất nghiệp thanh niên thành thị theo giới tính.

Tỷ lệ nữ thất nghiệp ở thành thị năm 2003 là 6,04% cao hơn tỷ lệ này ở dân số HĐKT nói chung và nữ thất nghiệp còn chiếm 51,54% số người trong tổng số thất nghiệp cho thấy lao động nữ tuy tham gia HĐKT ít hơn lao động nam nhưng vấn đề thất nghiệp lại nhiều hơn so với nam.

Bảng 11: Cơ cấu và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên phân theo tuổi và giới (năm 2003)

(Đơn vị: %)

Nhóm tuổi Tỷ lệ thất nghiệp Cơ cấu

Chung Nữ Nữ/Chung Cơ cấu tuổi

15 – 24 12,0 13,69 52,30 30,50

25 – 34 5,16 5,4 51,55 40,18

15 – 34 7,44 8,29 52,07 67,76

15 – 55+ 6,10 6,04 51,54 100

(Nguồn: Tính toán trên Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2003 – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – HN 2004)

Nữ thanh niên có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn các nhóm tuổi khác, cũng giống như chung, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là cao nhất, 8,29%, cao hơn cả tỷ lệ thất nghiệp thanh niên nói chung và nữ thanh niên thất nghiệp cũng chiếm 67,76% số

nữ người thất nghiệp, tỷ trọng này cũng cao hơn ở thanh niên nói chung. Điều này thể hiện ở tỷ trọng nữ thanh niên thất nghiệp trong tổng số thất nghiệp thanh niên là 52,07%, cao hơn tỷ trọng này ở số nữ thanh niên thanh gia HĐKT với tổng số thanh niên tham gia HĐKT (49,22%).

Trong nhóm nữ thanh niên, nhóm thất nghiệp nhiều vẫn ở nhóm tuổi trẻ, 15 – 24, tỷ lệ thất nghiệp là 12,60%; chiếm 49,18% tổng số nữ thất nghiệp và chiếm 52,30% tổng số thất nghiệp ở nhóm tuổi này, cao hơn các nhóm khác cho thất mức độ thất nghiệp của nữ thanh niên trẻ so với thanh niên nói chung còn bức xúc hơn cả nhóm thanh niên.

Nói tóm lại, lao động nói chung và lao động nữ thanh niên nói riêng đều thất nghiệp nhiều hơn so với lao động nam; đặc biệt là ỏ nhóm nữ thanh niên trẻ; điều này là do nữ thanh niên có chất lượng lao động không tốt như nam thanh niên và chịu ảnh hưởng của tư tưởng bất bình đẳng giới trong việc phân công lao động trong các ngành nghề (lao động nữ thường làm những công việc có tính chất “phụ nữ” như may mặc, dạy học,...) làm thu hẹp cơ hội tìm việc làm cho lao động nữ. Mặt khác nữ thanh niên bị ảnh hưởng nhiều đến công việc hơn nam giới, số giờ làm những công việc gia đình không có thu nhập ở nữ cao hơn nam 5 giờ và nữ thanh niên làm việc nhà hơn nam thanh niên là 4,42 giờ.12

b) Thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong thanh niên. * Thất nghiệp của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nói chung.

- Quy mô thất nghiệp của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ CMKT thất hơn tỷ lệ thất nghiệp của của nước; năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,06%, trong khi thất nghiệp lao động có trình độ CMKT là 2,10%; số người thất nghiệp có trình độ CMKT là 147.570 người (năm 2003), chiếm 17,06% số người thất nghiệp của cả nước trong khi số người có trình độ CMKT chiếm 18,50% lao động cả nước. Điều này cho thấy, vấn đề thất nghiệp không ở lao động có trình độ CMKT không gay gắt như đối với lao động không có trình độ CMKT nhưng vì đây là lực lượng lao động đang rất cần cho sự phát triển của đất nước mà tỷ lệ thất nghiệp cao nên cần phải quan

tâm, đặc biệt đây là đối tượng thanh niên mới ra trường, nó sẽ tác động vào việc làm cho đối tượng này. Qua các năm tỷ lệ thất nghiệp đối với nhóm này đang có xu hướng giảm xuống; năm 1999 là 2,30%; năm 2002 là 2,20%; năm 2003 là 2,1%.

12.

Điều tra mức sống dân cư năm 1997 – 1998 – Tổng Cục Thống kê - NXB Thống kê - Tr 199

Bảng 12: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn phân theo khu vực năm 2003.

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Cả nước Thành thị Nông thôn

Chung 2,1 2,98 1,14

Dạy nghề 1,39 2,28 0,68

THCN 2,72 3,92 1,51

Cao đẳng 3,91 4,41 2,46

Đại học 3,61 3,61 4,04

(Nguồn: Tính toán trên Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2003 – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – NXB Lao động Xã hội – Hà Nội 2004)

Ở trình độ cao đẳng, có tỷ lệ thất nghiệp cũng cao nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số người thất nghiệp, điều này là do số người đạt trình độ này thấp; số người tăng thất nghiệp ở trình độ có tốc độ tăng cao nhất (1,06% năm) làm cho tỷ trọng trong số người thất nghiệp có xu hướng tăng.

Ở trình độ đại học, tỷ lệ thất nghiệp là cao nhất và năm 2003, chiếm 24,15% trong số người thất nghiệp có trình độ CMKT; mặc dù có số người thất nghiệp giảm nhiều nhất, đến 270 người, nhưng với tốc độ giảm là 1,03%/năm cao hơn tốc độ tăng chung càng làm cho tỷ trọng thất nghiệp trong đối tượng này có xu hướng giảm nhanh.

Từ nhận xét trên, ta thấy có sự bất cân đối trong cung cầu lao động có trình độ CMKT, và bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo dẫn đến người có trình độ cao lại thất nghiệp cao và xu hướng giảm tỷ lệ này không được rõ ràng cho thấy giải quyết việc làm cho những đối tượng này còn hạn chế; trong đó số người có trình độ đại học tỷ

lệ cao nhất và cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số thất nghiệp có trình độ chuyên môn, mặc dù nó đang có xu hướng giảm. Điều này tác động trực tiếp đến đối tượng thanh niên, những người vừa mới ra trường tìm việc làm. Tình trạng nêu trên cũng chính là tình trạng thất nghiệp với lao động thanh niên.

- Cơ cấu thất nghiệp có chuyên môn kỹ thuật phân theo khu vực.

Năm 2003, ở nông thôn càng lên trình độ cao thất nghiệp càng lớn; còn ở thành thị, lao động có trình độ THCN và cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp cao. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng ở hai khu vực là khác nhau.

Theo bảng trên, ta có nhận xét tỷ lệ thất nghiệp tập trung chủ yếu ở thành thị. Nếu tính số người thất nghiệp ở nông thôn chỉ chiếm 29,50% ở thành thị; trong khi con số này ở lao động nói chung là 50,30%. Điều này cho thấy thất nghiệp ở lao động có trình độ CMKT trầm trọng hơn ở thành thị. Chúng ta có thể thấy trong tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 2,98%, cao hơn nhiều so với nông thôn là 1,14% và cũng từ nhận định trên, lao động có trình độ CMKT tập trung nhiều ở thành thị và cũng thất nghiệp nhiều ở đó. Năm 2003, ở tất cả các trình độ, thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ở nông thôn nhưng mức độ có khác nhau.

Ở trình độ dạy nghề và cao đẳng, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp hơn thành thị rất nhiều.

Nói tóm lại những thực trạng trên là do sự phân bố không hợp lý giữa các trình độ trong thành thị và nông thôn và mất cân đối giữa nông thôn và thành thị trong phân bố lao động có trình độ CMKT. Mặt khác do sự phát triển không cân đối của thị trường lao động làm cho ở trình độ cao có tỷ lệ thất nghiệp ở cả nông thôn và thành thị đều cao cả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta giai đoạn 2006 - 201 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w