II. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN 1 Cung lao động thanh niên.
1.2. Về chất lượng.
Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Chỉ tiêu này được xem xét ở phạm vi quốc giavà ở cấp doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm, thời kỳ 1996-2002 lao động thanh niên không biết chữ hoặc học hết tiểu học đã giảm liên tục, các cấp học cao hơn có xu hướng tăng; nói chung thanh niên có trình độ học vấn cao hơn mức chung của cả nước và khoảng 1/2 có trình độ hết THCS, THPT (bảng 4).
Bảng 4: Trình độ học vấn của lao động thanh niên các năm 1996 – 2002.
Trình độ học vấn 1996 1997 1998 1999 2000 2002
Chưa hết tiểu học 22,8 20,3 18,6 18,0 16,5 15,4 Đã tốt nghiệp tiểu học 26,9 28,1 29,4 28,9 29,3 28,6 Tốt nghiệp THCS 31,1 32,4 32,3 31,9 33,0 34,2 Tốt nghiệp THPT 13,5 14,1 15,9 17,1 17,2 18,1 Cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Điều tra lao động – Việc làm hàng năm 1996 – 2002)
Số năm đi học bình quân của lao động thanh niên khá cao, bình quân 7,8 năm (năm1998), cao hơn mức chung của cả nước (7,3 năm), và không có sự khác biệt lớn về giới, thể hiện tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trình độ học vấn của lao động thanh niên trong các doanh nghiệp khá cao so vơi lao động thanh niên chung cả nước. Kết quả điều tra thị trường lao động năm 2003 của Viện KHLĐ&XH tại 873 doanh nghiệp với 5.078 lao động cho thấy (bảng 5) lao động thanh niên có trình độ tiểu học đã giảm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 5,3% năm 2001 và 3,6% năm 2002. Đại bộ phận lao động thanh niên trong doanh nghiệp đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông (69,9% năm 2001 và 72,6% năm 2003).
Bảng 5: Trình độ học vấn của lao động thanh niên trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003.
(Đơn vị: %)
Trình độ học vấn 2001 2003
Chưa tốt nghiệp tiểu học 0.5 0.4
Tốt nghiệp Tiểu học 4.8 3.2
Tốt nghiệp Trung học cơ sở 24.8 23.8
Tốt nghiệp Trung học phổ thông 69.9 72.6
Cộng 100.00 100.00
(Nguồn: Điều tra Thị trường Lao động, năm 2003 và Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2000 – 1/7/2003)
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thanh niên trong các doanh nghiệp so với trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thanh niên chung cả nước cũng khá cao (bảng 6) từ gần 2/3 năm 2001, tăng lên trên 2/3 năm 2003 là công nhân kỹ thật có bằng, trung cấp và Cao đẳng, Đại học. Số lao động thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật không có bằng chiếm 1/3, đa số là lao động phổ thông mới tuyển vào doanh nghiệp được đào tạo ngắn hạn và kèm cặp tại nơi làm
việc. Đây cũng là hiện tượng phổ biến của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (giày da, may mặc, lắp ráp điện tử...) có nhu cầu tuyển nhiều lao động, trong khi lao động qua đào tạo không đủ để cung cấp cho doanh nghiệp.
Bảng 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thanh niên trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Năm 2001 Năm 2002
Công nhân kỹ thuật không có bằng 36,6 36,00
Công nhân kỹ thuật có bằng 31,2 31,7
Trung cấp 26,6 23,8
Cao đẳng, Đại học 5,6 8,5
Cộng 100,00 100,00
(Nguồn: Điều tra Thị trường lao động, năm 2003 và Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2000 – 1/7/2003).
Mặc dù vậy nhưng tỷ lệ lao động thanh niên qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề thấp; kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp cơ bản chưa được hình thành, nhất là đa phần lao động thanh niên tuyển mới vào các doanh nghiệp mới thành lập, các khu công nghiệp, khu chế xuất sản xuất hàng xuất khẩu (giầy da, dệt may, chết biến thuỷ sản, lắp ráp điện tử...) từ nông thôn và chưa qua đào tạo. Cơ cầu ngành, nghề đào tạo lao động thanh niên về chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Năm 2003, ở nước ta tỷ lệ đào tạo (chủ yếu đối với lao động thanh niên) giữa Cao đẳng, Đại học và trên Đại học - Trung học chuyên nghiệp – công nghiệp kỹ thuật là 1- 0,9 – 2,8, trong khi các nước đang phát triển khác tỷ lệ đó là 1 – 4 – 10 nên thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài; xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động thanh niên trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc chỉ qua giáo dục định hướng.