III. Kiến nghị
1. Tư vấn xây dựng trong nước: Làm thế nào để có thể phát triển và cạnh
tranh với các công ty tư vấn nước ngoài
Các công ty tư vấn xây dựng trong nước hiện vẫn đang còn đóng vai trò nhỏ, chủ yếu là vai trò hỗ trợ cho tư vấn xây dựng nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng đối với dự án cơ sở hạ tầng. Nhằm nâng cao vai trò của mình trong ngành tư vấn và chiếm được thị phần cao hơn, trong điều kiện thực tế của Việt Nam các công ty trong nước nên tập trung nỗ lực để cải thiện để có thể đạt được vị trí mà họ xứng đáng có trên thị trường trong nước. Mặt khác Chính phủ và các cơ quan quản lý trong nước như Bộ Xây Dựng cũng cần có những cố gắng tạo điều kiện cho ngành tư vấn xây dựng Việt Nam phát triển.
1.1. Hoàn thiện đổi mới công tác tiêu chuẩn hoá xây dựng và tư vấn xây dựng
Trong quá trình hội nhập, ngành xây dựng bắt đầu tiếp xúc với tiêu chuẩn của nhiều nước và gắn bó với tiêu chuẩn ISO. Bộ Xây dựng đã cho phép áp dụng tiêu chuẩn xây dựng quốc tế ISO và của 6 quốc gia: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Đức, Nhật Bản. Các công ty tư vấn xây dựng Việt Nam đã và đang hoạt động theo chuẩn của những bộ tiêu chuẩn chất lượng trên. Tuy việc này tạo cho các công ty cơ hội tự nguyện lựa chọn và có thể tìm hiểu tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài như thế nào nhưng việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn này trong điều kiện Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Điển hình như việc áp dụng ISO 9000 và ISO 14000 ở nước ta còn quá chậm. Đề xuất đưa ra là phải có một chủ trương chiến lược và sự chỉ đạo sát sao về áp dụng ISO 9000, và ISO 14000 ở nước ta. Bên cạnh đó ta còn có thể lồng ghép để áp dụng hai tiêu chuẩn này một lần cho tiết kiệm thời gian và kinh phí. Mặc dù vậy nhưng trước mắt Việt Nam cần xây
dựng cho riêng mình một bộ tiêu chuẩn xây dựng. Một vài kiến nghị có liên quan đến xu hướng hoàn thiện và đổi mới công tác tiêu chuẩn hoá xây dựng: • Về tổ chức: Bộ Xây dựng cần có một cơ quan nghiên cứu nhằm thiết lập kế
hoạch và chiến lược biên soạn tiêu chuẩn. Trong kế hoạch này cần vạch rõ từng bước đi và thứ tự ưu tiên. Đây là công việc khó và cần tập trung trí tuệ của các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý. Trên cơ sở đề xuất của cơ quan này, các cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn hóa chính thức lập kế hoạch và chọn giao cho các đơn vị biên soạn tiêu chuẩn. Nên chọn công khai và phù hợp với năng lực và không nên đấu thầu trong lĩnh vực biên soạn tiêu chuẩn.
• Về cơ cấu bộ tiêu chuẩn: Nhà nước phải dành kinh phí và đứng ra tổ chức, chỉ đạo việc biên soạn các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, liên quan tới bảo vệ lợi ích công đồng. Các tiêu chuẩn chuyên ngành phải được xem xét đánh giá của các Ban kỹ thuật về tiêu chuẩn trước khi trình cơ quan có thẩm quyền cho phép ban hành. Mặt khác cũng khuyến khích việc đăng ký chuyển dịch các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp vào Việt Nam.
• Về hiệu lực của tiêu chuẩn: Trong thực tiễn thì điều cốt lõi là tự bộ tiêu chuẩn phải có hiệu lực bởi tính đồng bộ, tiến bộ và khả thi của nó. Hệ thống quản lý Nhà nước phải cưỡng chế các chủ thể xây dựng thực hiện. Quản lý Nhà nước sẽ xác nhận những hoạt động phù hợp chức năng của quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ so với phương pháp làm việc đã được cam kết thực hiện. Sự xác nhận như vậy không chỉ dành cho chất lượng công trình cụ thể mà còn là chất lượng của cả quá trình tư vấn - thi công - giám sát - hoàn thành công trình đó.
1.2. Tách các công ty tư vấn xây dựng thành hệ thống độc lập
Thực tế hiện nay, trong những dự án công trình xây dựng có sử dụng vốn vay hoặc viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, người ta thường đưa ra yêu cầu chỉ được phép dùng các công ty tư vấn độc lập (không phải của Nhà nước). “Trong khi đó, cũng giống như Trung Quốc, ở Việt Nam hiện có đến 85% công ty tư vấn thuộc các doanh nghiệp nhà nước”1 (nghĩa là bị ràng buộc hành chính bởi các cơ quan chủ quản cả về mặt nhân sự lẫn tài chính), làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn tư vấn của những công ty này.
Khi chấp nhận tách công tác tư vấn ra thành một hệ thống độc lập theo quy luật của kinh tế thị trường, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì một mắt xích không kém phần quan trọng là các cấp ngành, địa phương cũng phải độc lập
trong vai trò quản lý nhà nước của mình (không can thiệp bằng bàn tay vô hình vào công tác tư vấn). Nếu chỉ mình tư vấn độc lập, mà lãnh đạo các cấp ngành không độc lập (vẫn dùng mệnh lệnh bất thành văn như trên), thì cũng chưa giải quyết được tận gốc mọi vấn đề. Kết quả cũng có thể chỉ là những công trình kém chất lượng và những dự án không hiệu quả mà thôi. Như vậy việc tách các công ty tư vấn thành hệ thống độc lập là một giải pháp cần thiết. Điều này sẽ đem đến nhiều cơ hội cạnh tranh và hội nhập hơn cho các công ty tư vấn xây dựng ở Việt Nam, nó cũng góp phần nâng cao được chất lượng tư vấn xây dựng trong nước.
1.3. Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho tư vấn xây dựngphát triểnphát triển phát triển
Để hoạt động của ngành xây dựng nói chung và dịch vụ tư vấn xây dựng nói riêng có điều kiện phát triển thuận lợi thì Chính phủ, các Bộ, các Ban ngành có liên quan cần phải hoàn thiện khung hình pháp lý. Một trong những bất cập hiện nay là các văn bản pháp luật về xây dựng của nước ta chưa có sự đồng bộ thống nhất. Điển hình như Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã được Chính phủ ban hành bằng các nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình, xử phạt vi phậm hành chính trong hoạt động xây dựng… song “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật về xử lý các công trình đã được xây dựng không ăn khớp, phù hợp với luật xây dựng”1.Không chỉ có vậy, sau khi Quyết định số 1/2000/QĐ-BXD ngày 03/01/2000 của Bộ Xây dựng về Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng và Quyết định số 14/2000/QĐ-BXD về định mức chi phí tư vấn và xây dựng thì chi phí thiết kế và tư vấn nước ta gặp phải một số vấn đề. Qua thực tế áp dụng hai quyết định trên thì một số công ty tư vấn chỉ đủ để kinh phí để trả lương, vật tư, bảo hiểm viết báo cáo, công tác phí… chứ không còn phần tích luỹ để phát triển, đào tạo, tham gia nâng cao trình độ tư vấn. Cụ thể nếu so sánh công việc thiết kế hay tư vấn thiết kế thì công việc thiết kế chỉ nhiều hơn ở thiết kế bản vẽ, còn việc khẳng định ý đồ kiến trúc, sơ đồ cung cấp dịch vụ… thì người tư vấn phải thực hiện hầu hết. Vậy mà “chi phí tư vấn thiết kế hiện nay chỉ chiếm có 2 - 6% chi phí thiết kế. Điều này là không hợp lý. Để đảm bảo chất lượng công tác tư vấn thiết kế thì chi phí này nên bằng 20 - 30% chi phí thiết kế. Ngoài ra chi phí tư vấn cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài và một số mục khác trong Quyết định 14/2000 - BXD cần được sửa đổi cho phù hợp”2Trước mắt, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải đồng bộ hoá các văn bản pháp luật về xây dựng và tư vấn xây dựng đồng thời sửa đổi
1 Tạp chí xây dựng 7/2005 – Tư vấn xây dựng với việc thực thi luật xây dựng – Phan Đình Đại
bổ sung những Nghị định, Nghị quyết về xây dựng và tư vấn xây dựng ở Việt Nam. Như vậy mục tiêu trước mắt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là phải đồng bộ hoá, sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật về xây dựng và tư vấn xây dựng nhằm hình thành một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tư vấn trong nước phát triển.
Cho đến nay các nhà thầu nước ngoài vào Việt Nam thực hiện tư vấn xây dựng và xây lắp công trình chiếm một số lượng không nhỏ. Việc quản lý các hoạt động của nhà thầu tư vấn nước ngoài tại Việt Nam cũng cần được quy định rõ trong một văn bản dưới dạng nghị định của Chính phủ, hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong quản lý Nhà nước với mục tiêu đảm bảo, bảo vệ các nhà thầu trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho pháp nhân nước ngoài hoạt động dịch vụ tư vấn xây dựng. Bên cạnh việc đặt ra những điều kiện tối thiểu mà các nhà thầu phải đạt được như vấn đề tài chính, kinh nghiệp nghề nghiệp, trình độ công nghệ thì cũng cần có chính sách khuyến khích các nhà thầu có uy tín trên thế giới nếu các hãng tư vấn này có ý định hoạt động lâu dài và có giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trong cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập thì việc mở cửa thị trường là hết sức cần thiết. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét thật kỹ lưỡng và có lộ trình mở cửa cụ thể sao cho phù hợp với tiến trình phát triển của các doanh nghiệp về các mặt tài chính, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng chuyên môn và quản lý. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải tạo được một môi trường hoạt động trong sạch lành mạnh, một “sân chơi bình đẳng” cho dịch vụ tư vấn. Nhà nước cũng cần có những chính sách đảm bảo tính độc lập, tính khách quan cho tư vấn, đảm bảo cho tư vấn phát huy hiệu quả, làm tốt việc phản biện kinh tế - xã hội cho các cấp, các ngành, đồng thời có những cải cách trong quy trình xét duyệt hành chính và khuyến khích thực hiện tổ chức học tập Điều kiện chung của FIDIC (Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn) một cách rộng rãi từ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho đến những doanh nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng cao. Mặt khác cũng cần có chính sách mạnh dạn sử dụng tư vấn trong nước ở các lĩnh vực có thể làm được, nếu cần cho phép thuê chuyên gia nước ngoài trong từng việc, từng giai đoạn tư vấn. Nhà nước cũng nên điều chỉnh giá tư vấn sao cho hợp lý, thoả đáng để khuyến khích tư vấn trong nước, hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” hay tốn phí thuê tư vấn nước ngoài. Ngoài ra Nhà nước cần phải quy định chặt chẽ hơn nữa về cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính, nhân sự… của chủ đầu tư vì chủ đầu tư cũng là một trong những chủ thể có ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn xây dựng đồng thời Nhà nước và Bộ Xây dựng cần
có quy chế đào tạo đầy đủ về pháp lý có chương trình, tổ chức ổn định quy mô hơn hiện nay để có thể đáp ứng được yêu cầu của Luật Xây dựng.