Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng Việt Nam - Ứng dụng tại công ty tư vấn Hyder (Trang 54 - 59)

II. Thực trạng hoạt động tư vấn xây dựng ở Việt Nam nói chung và tạ

3. Nhận xét đánh giá về hoạt động tư vấn xây dựng của Việt Nam nó

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

3.2.1. Tư vấn xây dựng Việt Nam

Mặc dù đã có những đổi mới và phát triển nhất định nhưng nhìn chung thì tư vấn xây dựng Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng không đồng đều. Các sản phẩm khảo sát thiết kế và công tác lập quy hoạch chuyên ngành do có sự tham gia nhiều của các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm thì đạt chất lượng tốt hơn công tác tư vấn giám

sát và thi công công trình, trong nghiên cứu tiền khả thi và khả thi đã làm tốt các khâu chọn phương án đầu tư, đề xuất các giải pháp công nghệ và phân kỳ đầu tư hợp lý, song lại hạn chế ở các khâu tính toán phân tích tài chính, đánh giá sự ảnh hưởng của dự án đối với sự phát triển chung trong khu vực.

Chất lượng các dịch vụ tư vấn cho những dự án xây dựng loại nhỏ chưa tốt. Nguyên nhân là do các nhà thầu chưa quan tâm đến công tác tuyển chọn tư vấn điều này dẫn đến tình trạng các tổ chức tư vấn thường có ít kinh nghiệm trong việc thực hiện hợp đồng thuộc lĩnh vực này.

Tư vấn xây dựng nước ta còn thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý dự án, các chuyên gia giỏi có khả năng chuyên môn không nhiều. Đội ngũ kỹ sư và chuyên gia tư vấn nước ta còn rất hạn chế về mặt chuyên môn và ngoại ngữ. Khâu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên gia của tư vấn xây dựng Việt Nam tuy được chú ý ở một số cơ sơ nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Các nhà thầu Việt Nam so với nhà thầu các nước trong khu vực và trên thế giới còn hạn chế về trình độ quản lý dự án, trình độ kỹ thuật còn thấp so với yêu cầu đặc biệt là năng lực tài chính yếu, thiếu hiểu biết thông tin quốc tế, thiếu công nghệ thiết bị tiên tiến, khả năng sử dụng máy móc thiết bị, nguồn lực còn hạn chế. Việc chuyển giao công nghệ từ các nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu Việt Nam chưa thực sự được phát huy. Một điểm yếu của nhà thầu Việt Nam là sự kém hiểu biết về luật lệ, thông lệ quốc tế, thiếu mối quan hệ, thậm chí sự hiểu biết nhận thức về pháp luật, chủ trương chính sách trong nước của đội ngũ tư vấn còn chưa rõ ràng. Không chỉ có vậy các công ty tư vấn Việt Nam còn thiếu sự tiêu chuẩn hoá. Việc áp dụng triển khai hệ thống ISO 9000 và ISO 14000 ở các tổ chức tư vấn còn chậm hay có áp dụng nhưng không đạt hiệu quả cao. Mặt khác các doanh nghiệp tư vấn phần lớn không đủ thời gian để tiến hành theo đúng tiến độ công trình do khâu xét duyện hành chính của nước ta còn chậm.

Trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tuy các công ty đã dành một phần không nhỏ để đầu tư nhưng hầu hết là đầu tư nhiều về phần cứng, ít phần mềm và đầu tư ít cho đào tạo. Đây là một trong những hạn chế của tư vấn Việt Nam bởi vì thiết bị công nghệ thông tin thay đổi từng ngày, song song với việc phần cứng có tính năng cao thường xuyên được tung ra trong thị trường là việc phần mềm ngày càng đòi hỏi thiết bị có cấu hình mạnh… Nếu cơ cấu đầu tư không đúng thì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao cho chất lượng sản phẩm tư vấn của các công ty tư vấn xây dựng.

Mặt khác, tư vấn xây dựng trong nước vẫn còn phải trông cậy vào các công ty nước ngoài. Khi so sánh với các công ty tư vấn nước ngoài cũng như sự phát triển của nền kinh tế thì dường như các công ty tư vấn Việt Nam vẫn còn thua

kém và chưa tương xứng với vai trò là “nghề cung cấp tri thức để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của xã hội” như định nghĩa của Hiệp hội Tư vấn quốc tế.

Bằng chứng là rất nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia thuộc những ngành, lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế (công nghiệp khai thác dầu khí, điện, hoá chất, xi măng...) vẫn phải thuê tư vấn nước ngoài. Cho dù thời gian gần đây đã có một vài công ty (trực thuộc chủ đầu tư) đã dám đứng ra nhận tổng thầu nhưng thực ra, sau đó lại đi thuê tư vấn nước ngoài vào làm việc.

Ngoài ra các công ty tư vấn nước ta còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ với nhau, còn có biểu hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh. Trong thời gian qua, cùng với việc các công trình đầu tư xây dựng phát triển nhanh, kéo theo các tổ chức xây dựng và đặc biệt các tổ chức hoạt động tư vấn cũng tăng theo với nhiều dạng khác nhau. Ở cấp tỉnh hiện nay tổ chức tư vấn có thể lên đến hàng chục song song với nó là việc diễn ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, hoặc những phức tạp, tiêu cực. Ở một khía cạnh nào đó, đi liền với nhiều tổ chức tư vấn hiện nay là một số cán bộ công chức thuộc các cơ quan Nhà nước mà thường là cơ quan xây dựng, kế hoạch, thậm chí ở cơ quan cấp vốn đầu tư... bằng nhiều hình thức khác nhau đã tham gia các hoạt động tư vấn như: Lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán, giám sát kỹ thuật cho chủ đầu tư (A) hay nhà thầu (B) kể cả việc “chạy” công trình, dự án. Họ thường dựa vào vốn kiến thức đã học, các phần mềm ứng dụng, hồ sơ, tài liệu cũ có sẵn để thực hiện, sao chép, hoàn thiện và cuối cùng là nhờ các tổ chức tư vấn có đủ pháp nhân ký hợp đồng với chủ đầu tư để bán sản phẩm tư vấn của mình; với những trợ giúp của máy tính, photocopy... Với cách làm như trên có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chất lượng tư vấn không đảm bảo và chất lượng các công trình xây dựng chắc chắn không đạt yêu cầu về độ bền, độ an toàn. Điều đáng nói là nhiều cán bộ trên thuộc Sở, Phòng Xây dựng, tổ chức quản lý Nhà nước chuyên ngành... có chức năng tham gia thẩm định các tài liệu: Báo cáo đầu tư, dự toán thiết kế... thì khi đó tài liệu kia do chính họ là tác giả; và khi được A - B thuê họ làm giám sát kỹ thuật thế là tình trạng “vừa đá bóng - vừa thổi còi” và mọi thẩm định, giám sát ở họ sau đó chỉ là hình thức: Hậu quả sản phẩm xây dựng có thể luôn tiềm ẩn và tất nhiên khi nó đã xảy ra tiêu cực thì lãng phí là khó tránh khỏi.

Ở một khía cạnh tiêu cực và phức tạp khác, dù có nhiều tổ chức tư vấn đang hoạt động nhưng điều đáng nói là khi gặp các công trình có mức vốn đầu tư ít, địa bàn phức tạp như công trình thuộc chương trình 135; chương trình CBRIP (dự án nông thôn dựa vào cộng đồng); các công trình nhỏ ở cấp xã... thì tổ chức tư vấn lại từ chối hợp đồng thực hiện với lý do thật đơn giản: Không đủ chi phí và với lý do đó thời gian qua có nhiều công trình thực hiện chậm hoặc phải cắt

bỏ công trình, dự án. Ngoài ra để có được hợp đồng thì các cơ quan liên quan gợi ý, giới thiệu, ràng buộc chủ đầu tư phải ký hợp đồng với tổ chức này hay tổ chức khác kéo theo nhiều phức tạp, bất cập, bị động cho chủ đầu tư nhất là các công trình ở địa phương mà đáng chú ý hơn là các chủ đầu tư ở cấp xã vốn không được cập nhập nhiều thông tin kể cả các thông tin về công tác tư vấn và tổ chức tư vấn.... Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong lĩnh vực tư vân xây dựng trong nước đã xảy ra nhiều tiêu cực. Đáng lẽ có nhiều công trình, ngay từ khi thi công, nếu khâu “Tư vấn giám sát” không móc ngoặc với chủ đầu tư, làm đúng bổn phận, thì chắc chắn sẽ không để xảy ra những đường Liên Cảng A5 hay Thuỷ điện Trị An… Và, để biện minh cho những thiếu sót trên, các công ty tư vấn thường đổ lỗi cho việc “họ” không được độc lập về mặt hành chính, mà phải phụ thuộc vào chủ đầu tư, nên đã để xảy ra tình trạng này. Nói như vậy cũng có phần đúng, nhưng tại sao có những công trình cho dù chủ đầu tư bị lỗ hoặc hòa vốn, song nhờ giám sát chặt chẽ của tư vấn, nên chất lượng vẫn tốt và thời gian thi công vẫn đảm bảo, chẳng hạn, như Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy ở Quảng Ninh là minh chứng điển hình. Rõ ràng, trong những trường hợp trên, khâu tư vấn đóng vai trò hết sức quan trọng và nếu những người làm công tác tư vấn không có cái “tâm “ trong sáng, thì chắc chắc sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Việc quản lý của Nhà nước đối với các nhà thầu trong nước và nước ngoài cũng còn rất nhiều hạn chế. Ví dụ như các văn bản pháp luật mà Bộ xây dựng căn cứ vào chức năng của mình quy định việc quản lý các nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam còn có hạn chế về mặt hiệu lực pháp lý, chưa thể quy định những vấn đề liên quan đến chức năng quản lý của các ngành khác như đăng ký văn phòng điều hành, đăng ký thuế…

Trên đây là một số hạn chế của tư vấn xây dựng Việt Nam làm cho chất lượng tư vấn không cao. Nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập này là: • Các tổ chức hoạt động tư vấn trong nước nhiều, năng lực không đồng đều và

có bộ máy tổ chức kém hiệu quả. Các công ty tư vấn đều tổ chức thành các đơn vị độc lập thể hiện sự thiếu tập trung trí tuệ chuyên gia của toàn công ty, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn. Phương pháp và mô hình quản lý truyền thống hạn chế các năng lực của thành viên trong công ty. Cơ cấu tổ chức hình tháp làm chậm quá trình trao đổi thông tin.

• Các tổ chức không đủ kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực do “giá tư vấn ở Việt Nam còn thấp, chỉ chiếm 1,2-2,5% giá trị xây dựng trong khi đó ở nước

ngoài là 4 - 12% giá trị xây dựng với cùng một thể loại, quy mô công trình”1. Tư vấn là một loại hình lao động trí tuệ, con người luôn là nhân tố chính tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ tư vấn. Nhưng trong thực tế thì các công ty tư vấn không phần lớn không trả lương thích đáng, điều kiện làm việc chưa cao… Điều này làm cho nguồn nhân lực trong ngành tư vấn không cao, nhiều chuyên gia có năng lực có xu hướng tách ra khỏi lĩnh vực tư vấn. • Trình độ tổ chức dịch vụ chưa cao, có người nhận được dịch vụ nhưng không

biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Có tổ chức tư vấn đầy đủ chức năng nhiệm vụ nhưng lại không có năng lực vẫn nhận hợp đồng rồi đi thuê tư vấn nước ngoài.

• Sự quan tâm đến tư vấn không nhiều và thường xuyên.Vai trò của các công ty tư vấn không được đánh giá đúng mức. Hiện nay nhiều thành phố và các tỉnh chưa xây dựng được các trung tâm tư vấn xây dựng. Ngoài các tỉnh thành phố lớn thì ở các địa phương lực lượng tư vấn còn rất mỏng, hơn một nửa số địa phương trong cả nước còn chưa có trung tâm tư vấn.2

• Trách nhiệm của tư vấn đối với chất lượng dịch vụ của mình không được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Người thuê tư vấn không tận dụng được hết khả năng của nhà tư vấn, không ít trường hợp còn xem nhẹ ý kiến của tư vấn. Có nơi tư vấn còn bị chỉ đạo quá nhiều về kỹ thuật làm mất tính sáng tạo và thiếu khách quan.

3.2.2. Tại công ty Hyder

Công ty Hyder là một công ty liên doanh về lĩnh vực tư vấn xây dựng. Cũng như các công ty liên doanh khác ở Việt Nam, công ty Hyder cũng gặp khó khăn trong vấn đề luật pháp Việt Nam. Hiện nay luật Việt Nam còn quá chặt và không rõ ràng đối với công ty nước ngoài và công ty liên doanh. Các thủ tục hành chính phức tạp của Việt Nam cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho Hyder.

Mặt khác phía đối tác Việt Nam - công ty tư vấn xây dựng CDC trực thuộc Bộ Xây dựng cũng như nhiều công ty tư vấn trong nước khác cũng có chung những hạn chế và bất cập của tư vấn xây dựng Việt Nam. Điều này cũng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cũng như chất lượng tư vấn xây dựng của công ty Hyder

Công ty cũng còn bị chi phối bởi tập đoàn tư vấn Hyder Consulting. Trong điều kiện môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay đang biến động thì công ty vẫn

1 Website http://thanhnienoline.com.vn 09:26:29, 05/05/2005 - Tư vấn xây dựng - lĩnh vực chưa được coi trọng - Đức Hạnh

còn chịu nhiều tác động do mới thành lập và thời gian hoạt động chưa lâu. Các dự án công trình của công ty đều kéo dài với một khoảng thời gian dài. Điều này làm chậm vòng quay của vốn lưu động, khiến công ty khó huy động vốn để có thêm được những dự án công trình mới.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TẠI

CÔNG TY HYDER NÓI RIÊNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng Việt Nam - Ứng dụng tại công ty tư vấn Hyder (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w