II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH MÁY TÍNH VÀ CÁC
9. Hoàn thiện hệ thống phân phố
Hệ thống phân phối mà công ty đang sử dụng hiện nay khá phù hợp với khả năng của công ty cũng như tình hình thị trường. Tuy nhiên trong tổ chức hệ thống vẫn còn tồn tại một số bất cập và công tác quản lý chưa thực sự chặt chẽ. Công ty cần có những chính sách cụ thể để xác lập quyền lợi và trách nhiệm của các đại lý từ đó hoàn thiện các kênh phân phối của mình.
* Kênh trực tiếp:
Qua người bán hàng của công ty.
Công ty cần đẩy mạnh việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng ở cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Để làm được việc này công ty cần xem xét lại công tác giao tiếp và khuyếch trưng của mình. Từ đó gìm được chi phí bán hàng và tăng cường việc thu thập thông tin trực tiếp từ phía khách hàng. Công ty có thể qua người bán hàng của mình tuyên truyền về hình ảnh của công ty đến người tiêu dùng. Công ty cũng nên yêu cầu đại diện bán hàng ước tính xem mỗi khách hàng hiện có và triển vọng sẽ mua bao nhiêu sản phẩm của công ty theo từng chủng loại. Cách dự báo này sẽ cho phép công ty có những ước tính chi tiết đối với từng loại sản phẩm. Tuy nhiên trước khi đưa thông tin của mỗi người bán hàng vào sử dụng công ty cần kiểm tra độ chính xác của nguồn tin nhận được.
* Hình thức tổ chức Marketing bán hàng qua điện thoại hoặc trực tiếp đến các doanh nghiệp mà theo phân tích của công ty là đang có nhu cầu về mặt hàng tin học cũng cần được công ty nghiên cứu xem xét kỹ. Bởi hiện nay với danh mục hàng hoá phong phú, đa dạng, công ty có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. Hơn nữa việc Marketing trực tiếp đến người mua tạo điều kiện thuận lợi và tin tưởng hơn là việc quảng cáo. Với hình thức này không chỉ đòi hỏi đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao mà còn phải có một kỹ năng giao tiếp tốt cộng với khả năng nói có tính thuyết phục cao. Do vậy đội ngũ nhân viên này cần phải được công ty lựa chọn một cách nghiêm túc và đầu tư một cách thích đáng. Đây là hình thức bán hàng dễ làm bộc lộ các điểm yếu của công ty.
* Kênh một cấp
Kênh này bao gồm công ty, đại lý bán lẻ và người tiêu dùng. Đây là kênh phân phối mà công ty đang có xu hướng ưu tiên sử dụng. Song công ty cần có sự quản lý sát sao hơn giá bán tại các đại lý, đồng thời không ngừng phát triển kênh này ở những thị trường có độ cạnh tranh cao như Hà nội, tiến tới cắt dần đại lý phân phối chính tại thị trường này và quy tụ các đại lý bán lẻ về chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Bởi tại thị trường Hà nội có trụ sở chính của công ty do vậy sự quản lý trực tiếp sẽ dễ dàng hơn. * Kênh hai cấp
Gồm có công ty đại lý phân phối đại lý bán lẻ và người tiêu dùng. Hiện nay công ty có ý định cắt gìm hệ thống phân phối, chuyển thành kênh một cấp để tăng khả năng quản lý như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên áp dụng kênh phân phối một cấp ở các tỉnh khác ngoài Hà nội là không nên. Ngược lại công ty nên phát triển kênh hai cấp tại các tỉnh thành nhưng nên giới hạn số lượng đại lý chính ở mỗi thành phố tỉnh hoặc thị xã. Bởi để kiểm soát trực tiếp tại các đaị lý bán lẻ ở các tỉnh thành là khó có thể thực hiện được do không đủ nguồn lực về tài chính cũng như trong khâu tổ chức điều phối. Các đại lý phân phối sẽ giải quyết được vấn đề này quy việc
phân phối hàng của công ty ở mỗi địa phương về một mối. Việc duy trì đại lý phân phối ở các tỉnh sẽ giúp công ty gìm đi một phần chi phí vận chuyển lưu thông hàng hoá do hàng được chuyển thành chuyên lớn.
Tuy vậy công ty vẫn cần có sự quản lý chặt chẽ hơn đối với đại lý phân phối chính, yêu cầu họ cung cấp danh sách hệ thống đại lý bán lẻ của họ, từ đó công ty có thể thông tin tới hệ thống này những chính sách và thay đổi của công ty. Qua đó tạo lập mối quan hệ thân mật hơn và kịp thời nắm bắt những thông tin phản hồi nhằm điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho hợp lý.
Những biện pháp trên có thể chỉ mang tính chất giải quyết vấn đề trước mắt song cũng hứa hẹn khả năng ổn định hoá hệ thống phân phối của công ty giúp công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nâng cao doanh số.