Định hướng triển khai giải pháp trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 94 - 99)

- Chính phủ quy định khung mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với từng loại hình công trình thủy lợi, từng loại đối tượng sử dụng nước, từng

3. Định hướng triển khai giải pháp trong thời gian tớ

Thực hiện công tác khoa học công nghệ như được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: Khoa học tự nhiên chú trọng hướng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, nghiên cứu cơ sở khoa học của sự phát triển các lĩnh vực công nghệ trọng điểm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, dự báo, phòng, tránh, giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Khoa học công nghệ tập trung vào đáp ứng yêu câù nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh quốc phòng, coi trọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa” và thực hiện mục tiêu phát triển KHCN trong Chiến lược phát triển thủy lợi giai đoạn đến năm 2020: “Nâng cao năng lực và trình độ KHCN về nghiên cứu, đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế, xây dựng thủy lợi và quản lý TNN, quản lý KTCTTL đạt mức trung bình (năm 2010) và mức trên trung bình của Châu Á (2020”, khoa học công nghệ nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước, tạo cơ sở khoa học cho lập quy hoạch thủy lợi (thực chất là nghiên cứu, quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nguồn nước gây ra) sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính sau:

3.1. Điều tra cơ bản về địa hình, dòng chay, về chất lượng nước, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng chua mặn. Tăng cường nghiên cứu điều tra cơ nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng chua mặn. Tăng cường nghiên cứu điều tra cơ bản

- Về chất lượng nước và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các nguồn nước;

- Về mưa a xít và các tiêu chuẩn đánh giá;

3.2. Quản lý nguồn nước chống ô nhiễm do các nguồn thải từ các khu công nghiệp, đô thị, hóa chất dùng trong nông nghiệp... công nghiệp, đô thị, hóa chất dùng trong nông nghiệp...

3.3. Nghiên cứu nâng cao chất lượng cảnh báo, dự báo dòng chảy, dự báo lũ, triều, mặn...Nghiên cứu phát triển các giải pháp giảm thiểu tổn thất do báo lũ, triều, mặn...Nghiên cứu phát triển các giải pháp giảm thiểu tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra:

- Các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với điều kiện của từng vùng,

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược kiểm soát lũ sông MêkôngĐBSCL; - Các giải pháp nâng cao khả năng thoát lũ, chỉnh trị sông, bờ biển; - Nâng cao khả năng, chất lượng dự báo, cảnh báo lũ;

- Tiếp tục xây dựng quy trình vận hành các hồ chứa lớn LDTH

3.4. Nghiên cứu, xây dựng quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi thủy điện phụ vụ đa mục tiêu có hiệu ích tối ưu, trong đó có vận hành liên lợi thủy điện phụ vụ đa mục tiêu có hiệu ích tối ưu, trong đó có vận hành liên hồ thượng lưu.

3.5. Nghiên cứu đánh giá thực trạng, dự báo diễn biến lòng bãi sông, cửa sông, bờ biển, các giải pháp chỉnh trị, bảo vệ.Hoàn thiện phương pháp luận cửa sông, bờ biển, các giải pháp chỉnh trị, bảo vệ.Hoàn thiện phương pháp luận

- Hoàn chỉnh phương pháp luận quy hoạch chiến lược;

- Nghiên cứu hiện trạng công tác quy hoạch phát triển thủy lợi ở một số vùng trọng điểm (trước hết là vùng núi phía Bắc) để đánh giá, rút kinh nghiệm naaang cao chất lượng quy hoạch;

- Rà soát, hoàn chỉnh tài liệu tiêu chuẩn Quy hoạch cho phù hợp với phương pháp luận mới;

- Bổ sung, hoàn chỉnh đơn giá thiết kế quy hoạch

3.6. Các giải pháp, công nghệ kiên cố hóa, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi để nâng cao hiệu quả phục vụ.Nghiên cứu nâng cao chất lượng quy thủy lợi để nâng cao hiệu quả phục vụ.Nghiên cứu nâng cao chất lượng quy hoạch

- Nghiên cứu xây dựng quy hoạch lưu vực theo quan điểm phát triển bền vững;

- Các giải pháp tưới hiệu quả cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng;

- Các giải pháp cấp nước cho phát triển sản xuất các vùng ven biển;

- Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt, nước ngầm các lưu vực sông Tây nguyên;

3.7. Công nghệ tưới, tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. sản phẩm nông nghiệp.

Đối với đất đai bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, dắt dẫn kênh mương thuận lợi thì xây dựng hồ chứa đập dâng để tưới, còn những nơi khu tưới tuy bằng phẳng nhưng nằm cao hơn mặt nước thì xây dựng các trạm bơm hoặc khai thác nguồn nước ngầm để tưới. Phần diện tích còn lại không đảm bảo tưới được chủ yếu là đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng hoặc những vùng kênh mương dắt dẫn không được, các giải pháp kỹ thuật phức tạp nếu thực hiện vô cùng tốn kém không kinh tế, kiến nghị chuyển đổi sang loại cây trồng chịu hạn khác.

3.8. Cơ chế, tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi để nâng cao hiệu quả phục vụ của các hệ thống.Nghiên cứu nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về: phục vụ của các hệ thống.Nghiên cứu nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về:

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động hiệu quả của các tổ chức quản lý lưu vực, các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi;

- Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống thủy lợi hiện có

3.10. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và phát triển các phần mềm tin học trong mọi lĩnh vực tài nguyên nước và phát triển thủy lợi ở các giai đoạn từ học trong mọi lĩnh vực tài nguyên nước và phát triển thủy lợi ở các giai đoạn từ khảo sát, quy hoạch, thiết kế, xây dựng đến quản lý vận hành

Nghiên cứu nâng cao độ chính xác đánh giá tài nguyên nước, dự báo nhu cầu nước và cân bằng nước:

- Phát triển các phần mềm tin học tiên tiến đã có cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của các lưu vực sông Việt Nam;

KẾT LUẬN

Việt Nam hiện có một nền kinh tế nông nghiệp, tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển bền vững của đất nước. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự hình thành của hệ thống đê điều chống lũ hàng ngàn năm với hệ thống kênh rạch để mở mang vùng đất mới, phát huy mặt lợi của nước, hạn chế mặt hại của nước để tồn tại và phát triển. Cũng chính nhờ lợi thế đó, một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ nghìn năm ở Đồng bằng sông Hồng và di cư vào đồng bằng sông Cửu Long 300 năm trước đây.

Dân tộc Việt Nam đã biết làm thuỷ lợi từ hàng nghìn năm nay. Đã đào nhiều kênh rạch, khai phá đất đai, đắp đê, ngăn lũ lụt, xây dựng giang sơn gấm vóc ngày nay, cùng với sự phát triển chung của nhân loại về khoa học và công nghệ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, được Nhà nước đầu tư to lớn, nhân dân hết lòng ủng hộ đã giành được kỳ tích to lớn, không những thuỷ lợi mang lại hiệu quả kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn.

Vì là nước đang phát triển nên nền sản xuất vật chất chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù những năm gần đây nền kinh tế có nhiều chuyển biến nhưng với số dân lớn, sống bằng nghề nông là chủ yếu thì nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Động lực để thúc đẩy nông nghiệp đó là thủy lợi. Thuỷ lợi tiến hành trị thuỷ, đào kênh, khơi ngòi xây cầu công, mương máng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi không chỉ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ hữu ích cho công nghiệp, các ngành kinh tế khác, cải tạo, bảo vệ môi trường, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai.

Chính vì những vai trò quan trọng của thuỷ lợi mà càng cần phải tìm hiểu sâu và nghiên cứu chiến lược cùng các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển ngành thuỷ lợi của nước nhà.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Ts. Mai Văn Bưu- trưởng khoa Khoa học Quản lý, giáo viên trực tiếp hướng dẫn đề tài cùng các cán bộ tại đơn vị mà tôi thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 94 - 99)