Phát triển khoa học công nghệ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 38 - 40)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 1995

1.1.3.Phát triển khoa học công nghệ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất

1. Tình hình đầu tư phát triển ngành thuỷ lợ

1.1.3.Phát triển khoa học công nghệ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất

- Ngày 24/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết công tác khoa học công nghệ thuỷ lợi nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được trong công tác thuỷ lợi trong 20 năm qua đổi mới, định hướng kế hoạch nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ thuỷ lợi 2006-2010. Trước năm 1985, cả nước chỉ có 12 hệ thống công trình thuỷ nông lớn nhỏ và 600 km kênh chính tạo nguồn với tổng năng lực tưới và tạo nguồn cấp nước cho 1,4 triệu ha canh tác. Cho đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn, 800 hồ đập loại vừa và lớn, trên 3.500 hồ có dung tích trên 1 triệu m3 nước và hơn 5.000 công tưới, cống tiêu lớn, trên 2.000 trạm bơm lớn và hàng vạn công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Tổng năng lực tưới trực tiếp đạt trên 3,3 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho trên 1 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,77 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và cấp hơn 5 tỷ m3 nước/năm cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

Trong sự phát triển của ngành thuỷ lợi, công tác khoa học công nghệ thuỷ lợi đã có những đóng góp xứng đáng từ việc quy hoạch, tính toán nguồn nước, khảo sát, xây dựng, quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi, bảo vệ đê điều, phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Khoa học công nghệ thuỷ lợi đã nghiên cứu, tiếp thu và làm chủ nhiều công trình, sản phẩm mang hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao như: công nghệ đập trụ đỡ, đập xà lan di dộng, đập bê tông đầm lăn, đập cao su, các loại cửa van tự động, các thiết bị đặc chủng... Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác thuỷ lợi đang đặt trước một thách thức lớn khi thiên tai ngày càng khắc nghiệt, tài nguyên nước bắt đầu suy thoái do sự biến đổi khí hậu, sức ép về sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội trong khi nguồn vốn đầu tư và trình độ phát triển khoa học công nghệ thuỷ lợi của nước ta còn có khoảng cách khá xa so với các nước khác.

Để đạt được mục tiêu chiến lược của công tác thuỷ lợi nhằm khai thác hết 15,8 triệu ha đất các loại, đảm bảo lượng nước cấp cho thành thị loại I đạt 150- 200 lít nước/ngày, vùng nông thôn và miền núi đạt 80-100 lít/người/ngày; nâng mức an toàn đê, chống lũ lên cao trình 13,4 mét ở Hà Nội, đê biển ổn định chống gió mạnh cấp 9-10..., công tác khoa học công nghệ thuỷ lợi đòi hỏi tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho nghiên cứu, tiếp thu công nghệ của nước ngoài và có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ thuỷ lợi./.

Trong thời kỳ đổi mới, công tác khoa học công nghệ đã đạt được những kết quả lớn, có ý nghĩa thực tiễn, rất quan trọng trong nghiên cứu đánh giá nguồn nước, dự báo nhu cầu nước, tình toán cân bằng nước, thiết kế quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng chống tác hại do nguồn nước gây ra.

Nghiên cứu tính toán cân bằng nước đã được triển khai cùng với quá trình triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước.

Chương trình cân bằng bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước quốc gia được tập trung nghiên cứu hoàn chỉnh trong thời kỳ 1992-1995 nhằm mục tiêu:

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 38 - 40)