Định hướng phát triển ngành thuỷ lợi Việt Nam

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 71 - 76)

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2006

1. Định hướng phát triển ngành thuỷ lợi Việt Nam

1.1. Phương hướng phát triển chung

Mục tiêu và nhiệm vụ của thuỷ lợi đến năm 2010:

- Cơ bản khai thác hết đất nông nghiệp ở những vùng đất giàu tiềm năng, đưa sản lượng lương thực 38-40 triệu tấn. 12

- Giải quyết cơ bản nước ăn cho trên 1 triệu đồng bào vùng cao còn thiếu nước, cấp nguồn nước cho các yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư.

- Phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, nâng mức an toàn kỹ thuật của đê sông Hồng, sông Thái Bình và đê vùng Bắc khu 4 cũ chống đỡ an toàn với lũ lịch sử đã xảy ra cụ thể là: trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng các hồ chứa nước thượng nguồn, củng cố hệ thống đê điều, giải phóng lòng sông, cửa sông để thoát nước nhanh ra biển, xây dựng công trình phân lũ và tổ chức hộ đê phòng lũ.

- Nâng cao mức bền vững của đê biển, đê ngăn mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo được mức chống bão cấp 10 khi có triều cường.

- Tiến hành kiểm soát nguồn nước thải ở khu công nghiệp và đô thị. - Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, điều tra cơ bản, quy hoạch dài hạn. Đổi mới từng bước trang thiết bị vận hành công trình đã quá lạc hậu. ứng dụng các vật liệu mới, chất lượng cao trong xây dựng các công trình thuỷ lợi. ứng dụng tin học phục vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

- Tăng cường đào tạo nhân lực, thể chế trong lĩnh vực quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

- Cụ thể hoá phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong điều kiện cơ chế mới và hoàn cảnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân hiện nay đối với việc phát triển thuỷ lợi.

Đến năm 2000, nâng tỉ lệ người được sử dụng nước sạch lên khoảng 45%, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, ưu tiên vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người và các vùng nông thôn khó khăn khác.

Đến năm 2005: khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 50% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh; xử lý chất thải ở 30% chuồng trại chăn nuôi và 10% số làng nghề.Góp phần chống cạn kiệt, chống ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Với mức gia tăng dân số như hiện nay thì đến năm 2010, số dân sẽ khoảng 93 triệu người và với mức an toàn lương thực 400kg/người/năm thì sản lượng lương thực cần đạt 36 - 38 triệu tấn/năm. Do đó, sản xuất nông nghiệp vẫn là sự nghiệp phấn đấu lâu dài. Đến năm 2010 phải có 8.25 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm là 6.6 triệu ha, đất lúa là 5.22 triệu ha. Tổng diện tích gieo trồng 10 - 11 ha, riêng lúa 8.5 - 9.0 triệu ha tức diện tích gieo trồng đất lúa cũng mới đạt hệ số quay vòng 163 - 173% gồm chiêm xuân 3.53 triệu ha, hè thu 1.93 triệu ha, mùa 3.2 triệu ha, tức tăng gần 1 triệu ha so với năm 2000.

Chính vì khả năng gia tăng diện tích làm mùa làm cho nhu cầu về nước ngày càng theo đó mà trở nên cấp thiết hơn. Năm 2010 lượng nước yêu cầu tăng thêm 32.5 tỷ m3 so với năm 2000 có 19 tỷ m3 rơi vào mùa kiệt. Lượng nước cần thêm này chỉ có thể giải quyết bằng thêm hồ điều tiết. Ở Bắc Bộ cần thêm 4.5 - 5 tỷ m3, Bắc Trung Bộ 3.888 tỷ m3, Nam Trung Bộ 4.07 tỷ m3, Tây Nguyên 4.56m3, đồng bằng sông Cửu Long 3.263 tỷ m3. Với dung tích điều tiết này sẽ tăng thêm lưu lượng bình quân mùa kiệt trung bình từ 1000 - 1400 m3/s.

Để đạt được mục tiêu này cần đầu tư 60.000 - 80.000 tỷ đồng, tức gấp 4 lần đầu tư cho thời kỳ 1995 - 1999, tương đương 5.5 - 6 tỷ USD.

- Tiếp tục kiên cố hoá các đoạn đê xung yếu ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

- Xây dựng các hồ chứa lợi dụng tổng hợp để giảm lũ sông Hồng ở Hà Nội, hồ Đại Thị trên sông Lô Gâm, hồ Sơn La trên sông Đà.

- Tiếp tục nâng cấp đê sông Thái BÌnh

- Xác định và duy trì, bảo vệ các hành lang thoát lũ ở đồng bằng sông Hồng.

- Hoàn chỉnh và nâng cấp tuyến đê biển đủ chiều cao ngăn sóng do gió gây ra với cấp 10 -11 ở ven biển Bắc Bộ và cấp 11 -12 ở Bắc Trung Bộ, cấp 9 - 10 ở Nam Trung Bộ và cấp 7- 8 ở Nam Bộ.

1.2. Phương hướng phát triển thuỷ lợi

Quan điểm cơ bản để phát triển thuỷ lợi trong giai đoạn mới : Phát triển bền vững, sử dụng đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước; Phục vụ đa mục tiêu; Giảm nhẹ thiên tai; Gắn với xoá đói giảm nghèo. Với 4 mục tiêu, 4 định hướng , 7 giải pháp phát triển thuỷ lợi, đến năm 2020 vốn đầu tư sơ bộ cần 157 ngàn tỷ đồng.

Ngày 24/6/2004 tại Hà Nội lãnh đạo Bộ Nông nghiệp-PTNT cùng với các cơ quan chuyên ngành của Bộ và Văn phòng Chính phủ đã nghe Viện Quy hoạch thuỷ lợi thuyết trình về dự thảo chiến lược phát triển thuỷ lợi Việt Nam đến năm 2020. Dự thảo này xây dựng trên cơ sở quán triệt Nghị quyết 9 của Đảng , Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và thực thi Luật Tài nguyên nước. Quan điểm để phát triển chiến lược thuỷ lợi trong giai đoạn này phải bền vững , sử dụng đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước. Theo đánh giá của các nhà khoa học tài nguyên nước của nước ta có hạn , phần lớn lượng nước được sản sinh từ lãnh thổ các nước lân cận đang có xu hướng cạn kiệt, ô nhiễm. Trong khi đó nhu cầu sử dụng nước trong nước cũng như các nước đầu

nguồn sông của Việt Nam ngày càng gia tăng. Việt Nam đã cùng với một số nước trong khu vực hợp tác sử dụng nguồn tài nguyên nước trên cơ sở khai thác tổng hợp , hợp lý, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi , không chia cắt theo địa giới hành chính. Công tác quy hoạch thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho việc thực hiện khai thác sử dụng tài nguyên nước phải đi đôi với bảo vệ cả về số lượng và chất lượng , chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng cả biện pháp công trình và phi công trình.

Thực tế hiện nay các công trình thuỷ lợi không còn mang ý nghĩa đơn thuần phục vụ riêng cho ngành nông nghiệp mà đều mang tính chất phục vụ đa mục tiêu. Việc đầu tư thuỷ lợi cho các vùng miền tuy suất đầu tư khác nhau , hiệu quả kinh tế khác nhau nhưng không thể coi nhẹ bất kỳ vùng miền nào. Từ những định hướng trên, ngành thuỷ lợi đề ra 4 mục tiêu phát triển đến năm 2020.

- Từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành thuỷ lợi với các giải pháp đảm bảo cấp đủ nước cho dân sinh và sản xuất các ngành. Phấn đấu đến năm 2010 cấp đủ nước để khai thác 10,5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó chủ động tưới tiêu 75%. Đến năm 2020 cung cấp đủ nước để khai thác 11,4 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó chủ động tưới tiêu cho 85% diện tích. Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp đến năm 2020 100% dân cư đô thị được cung cấp nước sạch từ 150-180lít/người/ngày, tất cả các dân cư nông thôn đều sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng 60lít nước /người/ngày. Đảm bảo đủ nước cho phát triển công nghiệp với mức cấp 50-100m3/ha xây dựng.

- Nâng cao mức đảm bảo phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai bão lụt. Nâng cao độ ổn định của hệ thống đê biển, đê ngăn mặn đảm bảo chống được bão mạnh cấp 9-10 và triều cao, đảm bảo an toàn các công trình, hồ, đê, kè cống.

- Quản lý tốt các lưu vực sông và khai thác tài nguyên nước hợp lý, phát triển bền vững chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.

-Vấn đề khoa học công nghệ về nghiên cứu đánh giá nguồn nước để quy hoạch, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý nguồn tài nguyên nước.

Chiến lược thuỷ lợi đến năm 2020 cũng đã đề ra định hướng riêng cho thuỷ lợi 7 vùng sinh thái. Cùng với 8 giải pháp thực hiện , Viện Quy hoạch thuỷ lợi đưa ra 7 chương trình ưu tiên đó là: Kiên cố hoá, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi; Phát triển hồ chứa lớn, phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp; Phòng chống giảm nhẹ thiên tai lũ bão; bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm cạn kiệt; Quản lý nguồn nước ở các lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi; Phát triển nguồn nhân lực. Tổng vốn đầu tư thực hiện các chương trình trên dự kiến ban đầu cần khoảng 157 ngàn tỷ đồng, trong đó từ nay đến 2010 cần 68 ngàn tỷ đồng, từ năm 2011-2020 cần 89 ngàn tỷ đồng.

Với lượng vốn có hạn thì việc đầu tư phải đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trong mùa bão lũ, các công trình phục hồi nâng cấp đảm bảo phát huy năng lực thiết kế, thúc đẩy mục tiêu các công trình thuỷ lợi lớn ở miền Trung hoàn thành trong năm, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi, Tây Nguyên thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo…

Nâng cao mức đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và mức an toàn của đê theo hướng tu bổ thường xuyên và duy trì bảo dưỡng, nhằm chủ động bảo vệ có hiệu quả các công trình, nhất là đối với các khu vực có ý nghĩa an toàn quốc gia. Kiểm soát toàn diện đối với hệ thống đê sông Hồng, sông Thái Bình, có kế hoạch ngay cho việc duy tu, tôn cao và xử lý ẩn hoạ những tuyến đê xung yếu.

Kiểm soát đầu mối và các tuyến phân lũ, vùng ngập lũ, chậm lũ, sớm có kế hoạch cảnh báo phòng tránh, di dời để chủ động khi có sự cố. Ưu tiên vốn đầu tư để chỉnh tu những nơi đang sạt lở nghiêm trọng, những vùng, tuyến xung

yếu với lũ chính vụ, giãn các mục tiêu khác do còn thiếu vốn quản lý chặt chẽ mục tiêu đầu tư.

Đẩy mạnh đầu tư nhằm thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, đó là hướng đi quan trọng để thực hiện kích cầu đầu tư trong khu vực nông thôn và đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Với tổng vốn đầu tư 1444 tỷ đồng: phân bổ đầu tư đê điều 360 tỷ đồng ( 25%), đầu tư thuỷ nông 1084 tỷ đồng ( 75%).13

- Phân theo mục tiêu: 187 công trình, trong đó:

+ Công trình hoàn thành: vốn 461 tỷ đồng, gồm 76 công trình. + Công trình chuyển tiếp : 518 tỷ đồng, gồm 79 công trình. + Công trình khởi công mới: 206 tỷ đồng, gồm 32 công trình.

- Phân theo vùng:

+ Đồng bằng trung du Bắc Bộ: vốn bố trí 328 tỷ đồng bằng 27.7% với

50 công trình. Tập trung công tác phục hồi, nâng cấp các công trình đã có, mức cân đối vốn trong nước chưa đáp ứng đủ vốn đối ứng hoàn thành dự án theo tiến độ cam kết với ADB.

+ Miền núi phía Bắc: vốn bố trí là 126 tỷ đồng 11% với 30 công trình.

Tập trung xây dựng các công trình và cụm công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ nước sản xuất, sinh hoạt, nâng cấp các công trình đã có đảm bảo năng lực thiết kế, mức vốn này chỉ đáp ứng 50% yêu cầu theo quyết định 960TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành các công trình Lùng Tán, 12 xã miền núi Hạ Hoà, hồ Khe Chè, Trúc Bài Sơn…

+ Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: vốn bố trí 351 tỷ đồng, bằng

29%, 53 công trình xây dựng các hồ chứa nước, phục vụ sản xuất, chống hạn. Đây là vùng khó khăn, khắc nghiệt, suất đầu tư gấp 4 - 5 lần so với đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long và các công trình đều có mức đầu tư lớn từ 100 -

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 71 - 76)