Tổ chức quản lý theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Chủ đầu tư tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 25 - 30)

đầu tư tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện các công việc của dự án mà ở đây cụ thể là các địa phương được tham gia triển khai quy hoạch phát triển ngành thuỷ lợi. Tổ chức quản lý theo hình thức này thường được áp dụng cho các dự án nhỏ, đơn giản tại các địa phương quy mô đầu tư vừa phải, vốn ít. Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với các nhà thầu, thì nhiệm vụ còn lại gồm giám sát, quản lý quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm tiến độ vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhiệm.

- Tổ chức quản lý theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Ở đây, chủ đầu tư thành lập một bộ phận chuyên trách, đại diện việc thực hiện quản lý dự

án đầu tư phát triển. Chủ nhiệm này phải có năng lực chuyên môn về lĩnh vực thuỷ lợi tiêu chuẩn cao, có đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề xảy ra xung quanh tiến trình thực hiện triển khai dự án. Yêu cầu rất cao đối với chủ nhiệm vì người này có trách nhiệm trực tiếp ký kết hợp đồng, giám sát các chủ thầu, phân bổ nhân lực, thời gian hoàn thành dự án…Trong tình hình hiện nay, những dự án lớn, quan trọng được đầu tư ở các khu vực trọng yếu của cả nước như Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long…hầu như đều áp dụng hình thức tổ chức quản lý này vì những thiết thực mà nó đem lại không những cho chủ đầu tư, chủ nhiệm mà cả bên thụ hưởng hiệu suất thành quả của dự án đầu tư.

- Tổ chức quản lý theo hình thức chìa khoá trao tay: Hình thức này hoàn toàn phù hợp với các dự án thuỷ lợi quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản ví dụ như dự án phát triển hệ thống cống tiêu huyện; dự án đầu tư nâng cấp dòng chảy phục vụ vụ mùa…Theo hình thức này, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án một nhà thầu thực hiện toàn bộ mọi công việc của dự án. Chủ thầu có trách nhiệm như một chủ nhiệm dự án nhưng khác là quan hệ với chủ đầu tư là quan hệ hợp đồng.

- Tổ chức quản lý theo hình thức tự làm: Ở hầu hết các công trình phát triển thuỷ lợi tại địa phương với quy mô nhỏ, có tính chất chuyên ngành thì hình thức quản lý này thực sự phát huy hiệu quả khi mang lại kết quả cao mà lại cắt giảm tối đa chi phí hoạt động. Hình thức này, chủ đầu tư không cần nhờ đến các nhà thầu trong việc thực hiện các công việc của dự án, mà sử dụng trực tiếp lực lượng của mình ví như dân công, bà con nông dân trong địa phương cùng nhau hoàn thành công trình.

Có sự phân biệt rõ ràng như vậy là vì chủ đầu tư trong các dự án phát triển thủy lợi này là Nhà nước. Ở đây, có thể là tổng công ty, công ty, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội được người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án. Với quyền lợi đó, chủ đầu tư phải đảm

bảo các yêu cầu cơ bản của dự án: bảo đảm đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong quá trình triển khai dự án; xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, bảo đảm bền vững, mỹ quan, bảo đảm hiệu quả xây dựng…7

6. Nội dung quản lý các dự án thuỷ lợi

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu, xây dựng, thẩm định và ra quyết định đầu tư.

Trong toàn bộ quá trình tiến hành một dự án thuỷ lợi thì đây là giai đoạn quyết định hành động hay không hành động, triển khai hay không triển khai dự án. Với vai trò và tính chất quan trọng của mình, nó đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực thuỷ lợi phải thực sự giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao. Qua đó, mới có thể nắm bắt các nhu cầu thực tế từ các ngành, các cấp trong vấn đề thuỷ lợi hoá, đến việc luận chứng về mọi khía cạnh để biến những ý tưởng thành thực tế dự án cụ thể phục vụ cho sản xuất và phát triển xã hội. Chính vì vậy mà các nội dung quản lý mà Nhà nước phải tiến hành trong giai đoạn này là:

+ Lựa chọn và quyết định chủ đầu tư cho từng dự án cụ thể, từng dự án phát triển vùng, miền chuyên biệt. Vì vai trò của chủ đầu tư trong các dự án thuỷ lợi này là cực kỳ quan trọng, do đó, nhằm nâng cao khả năng tác động của các chủ thể quản lý tới các đặc tính cuối cùng sản phẩm dự án là cao nhất Nhà nước cần thực sự quan tâm lựa chọn hợp lý và chính xác.

+ Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện công tác nghiên cứu và lập dự án đầu tư.

+ Thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư. Trên cơ sở thẩm định dự án, Nhà nước đưa ra quyết định đầu tư. Quyết định đầu tư được người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện. Nội dung quyết định đầu tư bao gồm: xác định chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án thuỷ lợi cụ thể; xác định địa điểm, diện tích sử dụng công trình; xác định công suất thiết kế; xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động; xác định phương thức thực hiện dự án; thời gian thực hiện và các mốc tiến độ chính của toàn dự án.

- Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện dự án

Triển khai thực hiện dự án là kết quả của một quá trình chuẩn bị và phân tích kỹ lưỡng. Trong giai đoạn này các nguồn lực được sử dụng, các chi phí phát sinh, đối tượng dự án từng bước được hình thành. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này là tiến hành công việc nhanh, đảm bảo chất lượng công việc và chi phí trong khuôn khổ đã được xác định. Tuy nhiên, về thực tế thì rất ít các công trình thuỷ lợi được tiến hành đúng như kế hoạch, đôi khi không những không đảm bảo tiến độ mà còn gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, những công việc quản lý của Nhà nước trong giai đoạn này là cấp thiết và cần củng cố hơn.Cụ thể: Phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu tuyển chọn nhà thầu cho dự án; thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán cho công trình; cấp giấy phép khai thác; quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng; quản lý nghiệm thu công trình; quản lý cấp vốn và thanh toán; thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

- Giai đoạn 3: Khai thác dự án. Đây là giai đoạn hoạt động của dự án.

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi kết thúc thực hiện dự án đến hết thời kỳ hoạt động của dự án. Thời kỳ này đóng vai trò quyết định cuối cùng của toàn bộ chu kỳ dự án. Lợi ích của dự án chỉ được thực hiện ở giai đoạn này.8 Với những vai trò đó, nội dung quản lý dự án của Nhà nước trong giai đoạn này bao gồm:

Giám sát quá trình bàn giao công trình giữa chủ đầu tư và người sử dụng, khai thác dự án mà ở đây cụ thể là địa phương nơi đặt các cơ sở hạ tầng hệ thống thuỷ lợi. Công trình thuỷ lợi này chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn thành theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng; quản lý quá trình kết thúc công trình; quản lý việc bảo hành công trình; quản lý nhà nước về quá trình vận hành dự án.

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI VIỆT NAM THỜI TRIỂN THUỶ LỢI VIỆT NAM THỜI

GIAN QUA

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 25 - 30)