Giáo trình Kinh tế học đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 83 - 88)

- Chính phủ quy định khung mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với từng loại hình công trình thủy lợi, từng loại đối tượng sử dụng nước, từng

14 Giáo trình Kinh tế học đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr

- Khuyến khích và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi tham gia khai thác và bảo vệ công trình.

- Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo chế độ công ích trong trường hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Nhà nước có chính sách ưu tiên cấp kinh phí cho việc tu bổ, nâng cấp công trình thủy lợi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

1.4. Hoàn thiện sự quản lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển thuỷ lợi ở cả ba giai đoạn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở cả ba giai đoạn đầu tư

Ở cả ba giai đoạn nghiên cứu, lập và quyết định đầu tư; thực hiện dự án; kết thúc thực hiện và khai thác dự án đều phải được tăng cường củng cố, hoàn thiện vai trò quản lý của Nhà nước trong tất cả các khâu, các bộ phận. Thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản của quản lý dự án đầu tư là nhằm đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển tổng thể ngành thuỷ lợi theo từng thời kỳ; cải tiến hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển công trình thuỷ lợi lớn; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cần sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà nước giải ngân cho các công trình phát triển thuỷ lợi; chống mọi tham ô, lãng phí trong quá trình quản lý dự án; xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, bảo đảm bền vững, mỹ quan và hiệu quả của các công trình thuỷ lợi.

Về hệ thống tổ chức quản lý nhà nước: Kiện toàn bộ máy tổ chức thuỷ lợi ở các địa phương, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với các tổ chức ở địa phương nhằm thúc đẩy công tác quản lý công trình thuỷ lợi.

Đổi mới tổ chức các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước, thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu và đa dạng hoá hoạt động của các tổ chức này.

Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi; quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo việc điều hòa, phân phối nước của công trình thủy lợi trong trường hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt;

- Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức bộ máy tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Cần đánh giá kỹ hơn thực trạng hệ thống công trình, những kết quả đã đạt được, những mô hình tổ chức đã và đang hoạt động tốt, có hiệu quả, những tồn tại trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, nhất là nhận thức của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các ngành, cơ quan có liên quan; Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhiều văn bản pháp quy còn thiếu, chưa phù hợp, hoặc chưa được thực thi đúng mức, đặc biệt là các cơ chế chính sách về tài chính; Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Giao Cục Thuỷ lợi chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng triển khai thực hiện các chương trình này.

1.5. Củng cố nguồn nhân lực trong ngành, đặc biệt là các ban quản lý dự án dự án

Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý khai thác và mở rộng các chương trình khuyến thuỷ. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi để đáp ứng với yêu cầu mới.Giáo dục, đào tạo là con đường cơ bản để có một nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành thuỷ lợi nói riêng. Do đó, Nhà nước cần tập trung đào tạo cán bộ quản lý không chỉ về chuyên môn thuần tuý, mà còn giáo dục về chính trị, đạo đức, ý thức trách nhiệm, tác phong công tác, vai trò và vị trí của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý dự án.

1.6. Kiểm tra, kiểm soát.

Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất phải thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tìm hiểu và phát hiện những bất cập trong công tác quản lý TNN, để có biện pháp trong quản lý TNN.

Phân định rõ trách nhiệm quản lý TNN

- Công trình thủy lợi được xây dựng bằng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác và bảo vệ

- Công trình thủy lợi được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng nước do tổ chức hợp tác dùng nước quản lý khai thác và bảo vệ.

- Công trình thủy lợi được xây dựng bằng vốn của tổ chức, cá nhân do tổ chức, cá nhân đó quản lý khai thác và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

- Căn cứ vào quy mô và tính chất của công trình thủy lợi, điều kiện thực tế của từng địa phương, Chính phủ quy định việc giao công trình thủy lợi được xây dựng bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ.

Để lập lại công tác quản lý TNN và phân định rõ trách nhiệm quản lý TNN, Sở TNMT&NĐ kiến nghị 2 phương án xử lý: Đối với các KĐT mới mà chủ đầu tư đã bàn giao cơ sở hạ tầng cho Sở Giao thông công chính quản lý Cty Thoát nước phải xử lý trước khi xả ra nguồn; đối với các KĐT mới mà chủ đầu tư chưa bàn giao cơ sở hạ tầng cho Sở Giao thông công chính quản lý thì việc xử lý nước thải sinh hoạt của khu vực do chủ đầu tư có trách nhiệm xử lý trước khi xả ra nguồn.

tra, kiểm soát

- Người nào thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái pháp luật các khoản thu thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải, bao che cho người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi hoặc có hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ

vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Người nào lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, không tuân theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi công trình xảy ra sự cố; phá hoại hoặc gây mất an toàn công trình thủy lợi; không thực hiện các nghĩa vụ tài chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, có nhiệm vụ:Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 83 - 88)