Cơ cấu theo nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 51 - 56)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 1995

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào ngành thuỷ lợi Việt Nam

2.2. Cơ cấu theo nguồn vốn đầu tư

Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng phát triển trị giá 158 triệu Đôla cho dự án Hỗ trợ Thuỷ lợi Việt Nam nhằm cải thiện

năng suất sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, giảm đói nghèo cho các hộ nông dân ở Việt Nam. Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng các chương trình quốc gia về hiện đại hoá thuỷ lợi và an toàn đập. Dự án cũng khởi đầu một quá trình dài hạn về phát triển tổng hợp lưu vực sông Thu Bồn.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam, ông Phạm Hồng Giang nói, “Ngành nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng một phần tư tổng sản phẩm quốc nội và xuất khẩu của Việt Nam, và bao gồm hai phần ba lực lượng lao động. Việc tiếp tục đa dạng hoá mùa vụ và tăng năng suất cao hơn đòi hỏi hạ tầng cơ sở thuỷ lợi hiện đại và các dịch vụ tưới và tiêu có hiệu quả hơn.”

Thứ trưởng Giang nói rằng một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam hiện nay là đầu tư khôi phục, nâng cấp những công trình thuỷ lợi đã xuống cấp, không đảm bảo những mục tiêu ban đầu đưa ra. Nhiều công trình được xây dựng từ hàng chục năm trước đây, khi công nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu. Bộ Nông nghiệp và PTNT rất hoan nghênh chủ trương của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh quá trình thực hiện hoạt động này thông qua việc cho vay thực hiện các dự án phát triển. Đặc biệt hơn nữa, Dự án VWRAP sẽ là dự án hiện đại hoá thuỷ lợi đầu tiên tại Việt Nam. Dự án được hy vọng không chỉ đem lại những kiến thức, năng lực, kinh nghiệm cho các cán bộ Việt Nam mà mà còn trong các hoạt động và công tác quản lý khác trong ngành thuỷ lợi.

“Dự án sẽ hỗ trợ những phần chính yếu trong Chiến lược Toàn diện về Xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng của Việt Nam,” theo lời ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Chúng tôi giúp nông dân các vùng có hệ thống thuỷ lợi nhỏ vừa mới thoát nghèo có thể phát huy những thành tựu đạt được trong thập kỷ 1990. Các cơ quan thuỷ lợi sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động ký thuạt và tài chính của họ, và đây chính là cách tốt nhất để đảm bảo việc quản lý thuỷ lợi có hiệu quả.”

Dự án có 4 hợp phần: Hiện đại hoá thuỷ lợi, Quản lý an toàn đập, Phát triển lưu vực sông Thu Bồn và Tăng cường năng lực quản lý dự án.

Hợp phần Hiện đại hoá thuỷ lợi sẽ cải tạo các công trình và việc quản lý 6 hệ thống thuỷ lợi lớn nhất Việt Nam: Dầu Tiếng, Cầu Sơn – Cấm Sơn, Phú Ninh, Kẻ Gỗ, Yên Lập và Đá Bàn. Hợp phần này nhằm tăng tổng diện tích phục vụ của các hệ thống thuỷ lợi này lên 130.000 héc-ta.

Hợp phần Quản lý an toàn đập sẽ giúp thiết lập một Ban An toàn đập trong Bộ NN và PTNT và thực hiện các công tác sửa chữa an toàn ở it nhất 3 đập sẽ xác định sau. Hợp phần này cúng cung cấp tài chính để cải thiện hệ thống trang thiết bị an toàn của đập Hoà Bình.

Tại lưu vực sông Thu Bồn, Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp tài chính cho các công trình chỉnh trị sông Quảng Huế, kiểm soát dòng chảy vào các thành phố Đà Nẵng và Hội An.

Hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực quản lý và thực hiện dự án đóng vai trò thiết yếu để đảm bảo thực hiện dự án thành công và cũng được kèm trong dự án.

Dự tính sau hai năm nữa, dự án sẽ nâng cấp toàn bộ đập và kênh và 20% diện tích phục vụ, trang thiết bị an toàn đập Hoà Bình trong hợp phần 2 và chỉnh trị sông Quảng Huế.

Nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi từ Ngân sách Nhà nước trong những năm qua ngày càng giảm về cả số lượng và tỷ trọng, điều này làm hạn chế sự phát triển tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đầu tư cho thuỷ lợi ngày càng giảm điều này trái với học thuyết trao đổi ngang giá “ tỷ trọng đầu tư cho mỗi ngành phải tương xứng với tỷ trọng đóng góp của ngành đó trong GDP”.

Bảng 11: Tổng hợp vốn Ngân sách đầu tư phát triển thuỷ lợi 1986 - 1990

Năm Tổng số Trung ương

Địa phương

Thủy nông Đê điều

1986-1990 556 319 236 481 74 1986 195 65 64 156 16 1987 89 48 43 80 7 1988 116 64 53 101 16 1989 130 72 48 104 18 1990 116 72 38 96 17

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trong thời kỳ này, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đang tranh thủ được nguồn ODA của các tổ chức quốc tế, các tổ chức tài chiín thế giới ADB, WB… tài trợ cho đầu tư thuỷ lợi.

Bảng 12: Đầu tư của thuỷ lợi phân theo nguồn vốn

Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng số Vốn trong nước Vốn T.P.CPhủ Vốn ODA 1999 2419 1670 0 749 2000 1870 1267 0 603 2001 1826 1231 0 595 2002 1358 845 0 513 2003 952 523 200 229 2004 1987 607 1000 380

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Điểm đặc biệt đáng lưu ý ở đây là trong những năm qua không có dự án đầu tư FDI nào được đầu tư vào các công trình thuỷ lợi, một giải thích hợp lý được chấp nhận đó là: đầu tư vào công trình thuỷ lợi khả năng thu hồi vốn khó vì thời gian thu hồi vốn lâu, những người sử dụng công trình thuỷ lợi là những người nông dân thu nhập tương đối thấp vì vậy khả năng chi trả là rất khó.

Nguồn vốn từ các địa phương sụt giảm đáng kể, ở vùng Đông Nam Bộ do xu hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp đã thu hút một lượng khá lớn lao động nông nghiệp, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, trong một thời gian khá dài, một số địa phương xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp, thủy lợi cũng không tránh khỏi tình trạng đó, năng lực phục vụ của các công trình thuỷ lợi bị giảm sút.

Do thiếu vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản nên hệ thống công trình cũ thì bị xuống cấp do đó đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá với chất lượng cao và chi phí thấp.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị đứng ra tổ chức, quản lý, phân bổ sử dụng nguồn vốn Ngân sách của Nhà nước. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư liên tục tăng trong các năm 1996 - 1999. Tuy nhiên lại có chiều hướng sụt giảm vào khoảng 2000- 2002 và mức sụt giảm mạnh nhất trong năm 2002 - 2003. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nguồn vốn Ngân sách giành cho đầu tư phát triển giảm mạnh dẫn tới sự giảm sút trong đầu tư của các ngành XDCB trong đó có đầu tư thuỷ lợi. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Bảng 13: Tổng hợp vốn Ngân sách đầu tư phát triển thuỷ lợi 1996 - 2002 Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng số Trung ương Địa phương

Thủy nông Đê điều

1998-2002 14070 7719 6349 10874 3196

1998 1546 1001 544 1228 318

1999 1981 1191 790 1516 465

2000 2238 1383 855 1750 488

2002 3956 1855 2101 2958 998

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Vốn Ngân sách Nhà nướ đầu tư cho chương trình nước sạch nông thôn trong 7 năm từ 1996 -2002 là 864 tỷ đồng, bằng 3.99% vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho toàn ngành nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, vốn đầu tư do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý là 198 tỷ đồng, bằng 22.91% vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương tình nước sạch nông thôn. Trong 7năm, có 330 tỷ đồng là vốn đầu tư vay của nước ngoài bằng 38.22% vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình nước sạch nông thôn.

Một phần của tài liệu “ Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 51 - 56)