Các yếu tố tác động tới hoạt động của sàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động môi giới bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản Hà Nội (Trang 25 - 29)

4.1. Tác động của thị trường

Công ty thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008 Trong suốt thời gian đó, các tác động của thị trường có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của sàn thị trường bất động sản Việt Nam từ cuối năm 2007 tới tháng 2/2008 đều thấy rõ, tình trạng “sốt giá” nhà đất trên thị trường đã tạo nên một khoảng siêu lợi nhuận mà nhà đầu tư không phải làm gì. Theo tổng kết giá thị trường của một số dự án tại 2 đô thị lớn nhất (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) thì giá nhà đất vào đầu năm 2008 cao gấp 2 tới 3 lần so với đầu năm 2007. Trên thị trường, giá nhà đất ở nhiều khu “đất vàng” thuộc 2 thành phố lớn này đã đạt ngưỡng 1 tỷ đồng/1m2. Trong hoàn cảnh “sốt giá nhà đất”, số người đăng ký mua nhà dự án luôn luôn vượt từ 7 tới 10 lần số lượng căn hộ bán ra của dự án, tức là tỷ lệ cầu ảo vượt cung thật quá cao!

Tới giữa năm 2008, thị trường bất động sản có dấu hiệu rơi vào trầm lắng. Tới Quý IV/2008, tình trạng giảm giá nhà đất đã xảy ra do Chính phủ

nâng lãi suất tín dụng, giảm cung tiền ra thị trường, ngăn luồng tín dụng vào thị trường bất động sản nhằm kiềm chế lạm phát.

Bước vào năm 2009, ngay sau khi thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu kinh tế, giảm lãi suất tín dụng, tăng chi 7 tỷ USD từ ngân sách cho gói kích cầu, kiểm soát giá cả của một số mặt hàng cần thiết. Các biện pháp này khiến một lượng vốn đáng kể từ ngân sách nhà nước sẽ tăng thêm cho đầu tư vào thị trường bất động sản (khu vực nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị). Đồng thời, các ngân hàng thương mại được hỗ trợ lãi suất để giảm lãi suất tín dụng cho khu vực liên quan tới thị trường bất động sản.

Trong ngữ cảnh thị trường bất động sản ấm lên, người tiêu dùng có ý định hướng tới thị trường, các nhà đầu tư đã tiếp tục sử dụng phương thức "mua bán nhà ở được hình thành trong tương lai" (thường gọi là phương thức "mua bán nhà trên giấy") với giá chào khá thấp để động viên vốn đóng góp từ tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của dân. Phương thức "mua bán nhà trên giấy" đã làm cho thị trường bất động sản nóng lên ở một số dự án..

Đến quý IV/2009, vốn tín dụng cho thị trường bất động sản nhà ở lại bị ngăn lại theo quyết định của Ngân hàng nhà nước cũng nhằm mục đích ổn định thị trường tiền tệ. Thị trường bất động sản nhà ở lại bị cắt giảm luồng vốn tín dụng nhưng luồng vốn từ phương thức "mua bán nhà trên giấy" vẫn tiếp tục tăng cao. So với giá bất động sản nhà ở tại thời điểm tháng 9/2009, giá tháng 10 tăng 0,55%, tháng 11 tăng 1,30% (tức là tăng 0,75% so với tháng trước), tháng 12 tăng 2,70% (tức là tăng 1,40% so với tháng trước).

Vào năm 2010, luồng vốn tín dụng cho thị trường bất động sản nhà ở đã được tháo gỡ nhưng chưa thực sự có tiềm lực lớn, luồng vốn góp từ "mua bán nhà trên giấy" vẫn tiếp tục bảo đảm. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư đã tìm

các biến thể của phương thức này như tên gọi "nhà đầu vay vốn của người tiêu dùng và cam kết trả lại bằng nhà ở".

Thị trường bất động sản nhà ở năm 2010 đã phát triển theo kịch bản đúng như những gì đã diễn ra vào nửa cuối năm 2009. Tình trạng thiếu vốn vẫn chi phối thị trường, sự nóng - lạnh của thị trường mang tính nhất thời (theo thời điểm) và cục bộ (theo dự án), không phải là một xu hướng phổ biến của cả thị trường.

Do tình trạng này làm các thương vụ môi giới của công ty giảm. Hoạt động đầu tư và mua lại các dự án có phần ngưng lại. Để duy trì hoạt động vượt qua giai đoạn này, công ty thực hiện các thương vụ môi giới những bất động sản có giá trị nhỏ, cố gắng tạo những ưu đãi cho khách hàng.

4.2. Tác động của Nhà nước

Hoạt động kinh doanh bất động sản là hoạt động còn khá mới mẻ tại Việt Nam và mới được Nhà nước thừa nhận. Theo luật pháp Việt Nam, bất động sản là tài sản quốc gia, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu vì vậy chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền quyết định trong các vấn đề liên quan đến việc định đoạt đất đai, bất động sản. Điều này có nghĩa là các cá nhân không có quyền mua bán đất đai, bất động sản. Mọi hành vi mua bán này đều không được công nhận. Đây là một cản trở lớn đối với hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và hoạt động môi giới nói riêng.

Chỉ đến khi luật đất đai 1993 ra đời và lần đầu tiên công nhận đất đai có giá thì mới bắt đầu hé mở những cơ hội cho thị trường bất động sản. Luật đất đai 1993 là một mốc quan trọng để Nhà nước ban hành những văn bản pháp luật tiếp theo tạo thuận lợi cho thi trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản trong đó có lĩnh vực môi giới như luật đất đai 2003, luật kinh doanh bất động sản.

Các văn bản pháp luật này thể hiện nhưng bước tiến cơ bản trong xây dựng luật. Luật đất đai 2003 mở rộng tối đa quyền của người sử dụng đất. Đó là các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Như vậy đối với sàn bất động sản Hà Nội đây có thể coi là một trong những yếu tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản để cho thuê lại cũng như lĩnh vực mua bán quyền sử dụng đất tại các khu công nghiệp.

Về luật Kinh doanh bất động sản, luật kinh doanh bất động sản ra đời năm 2003 là bộ luật đầu tiên về kinh doanh bất động sản. Là cơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp làm căn cứ để tiến hành các hoạt động của mình. Tuy nhiên trong luật kinh doanh bất động sản 2003 chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực môi giới.

Nhà nước cũng đã ban hành một số điều luật đối với các doanh nghiệp môi giới. Tuy nhiên, những điều luật này vẫn chưa cụ thể. Các văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn chưa được ban hành nên vẫn chưa thực sự có tác động lớn tới các doanh nghiệp môi giới trong đó có sàn bất động sản Hà Nội.

Một số quy định đối với doanh nghiệp môi giới về điều kiện để thành lập một doanh nghiệp như: để đủ điều kiện thành lập một doanh nghiệp môi giới thì doanh nghiệp cần ít nhất một nhân viên có chứng chỉ môi giới, ít nhất hai nhân viên có chứng chỉ định giá. Một thực tế ở Việt Nam hiện nay đó là chúng ta có rất ít các đơn vị, các tổ chức có chức năng đào tạo một cách chuyên nghiệp về môi giới, định giá và các công ty môi giới hiện nay phần lớn đều chưa đáp ứng được yêu cầu này. Để đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước, sàn bất động sản Hà Nôi đang tiến hành tổ chức cho nhân viên tham gia các khoá học về đào tạo nhân viên môi giới và định giá. Trong thời gian tiếp theo, Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu và xây dựng những điều luật về

môi giới. Đó là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp môi giới nói trong đó có có sàn bất động sản Hà Nội xây dựng một doanh nghiệp đầu tư và dịch vụ hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động môi giới bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản Hà Nội (Trang 25 - 29)