Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế – xã hội, đến sự thành công trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nghị quyết IV đặt trọng tâm vào sự nghiệp đào tạo giáo dục để có được đội ngũ con người “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Để có đội ngũ như vậy, trong công cuộc đổi mới của ngành ngân hàng, cán bộ ngân hàng phải là những người có tư cách phẩm chất chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, có trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, gương mẫu trong đạo đức, lối sống hay nói cách khác cùng tồn tại trong trong người cán bộ ngân hàngphải cả “tài” và “đức”. Họ phải là người am hiểu về kinh tế thị trường và hoạt động ngân hàng hướng về thị trường, giàu kinh nghiệm thưc tiễn, chịu khó học hỏi, nghiên cứu để tăng cường khả năng dự báo phòng ngừa rủi ro. Tích cực cập nhật và nghiên cứu văn bản pháp luật, quy định của nhà nước và các lĩnh vực liên quan, rèn luyện bản lĩnh thử thách, có đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ, marketing, . . .quan trọng hơn đó là khả năng giao tiếp, ứng xử các tình huống , sự tận tình và trách nhiệm cao trong công việc phục vụ khách hàng. Để có được như vậy Ngân hàng phải có chiến lược con người rõ ràng và năng động:
Thứ nhất: tiêu chuẩn hoá cán bộ, nhân viên ngân hàng, cụ thể về đạo đức, tư tưởng phục vụ dân hết mình, tác phong, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả về lý luận và thực tiễn, trình độ về chính trị, pháp luật, khả năng giao tiếp, quản lý điều hành …
Thứ hai: phải thường xuyên đào tạo cán bộ nhân viên để họ đảm đương tốt công việc.
Thứ ba: phát động phong trào thi đua trong cơ quan, giao chỉ tiêu đến từng cán bộ và luôn động viên, khuyến khích nhân viên thông qua thưởng, phạt vật chất, bổ nhiệm, đề bạt,. . .