Quản lý của cấp uỷ, chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP (Trang 43 - 45)

- Đối với các cấp, các ngành ở địa phương, chỉ chú trọng đến việc đầu tư vốn phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, nhưng lại ít quan tâm đến chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy khi hộ sản xuất sử dụng vốn vay không có khả năng trả được nợ buộc Ngân hàng phải xử lý nợ vay để đảm bảo thu hồi vốn thì các cấp, các ngành có liên quan chưa thật sự tạo điều kiện giúp Ngân hàng do đó ảnh hưởng tới công tác thu nợ để đầu tư quay vòng đồng vốn.

- Quản lý hộ tịch, hộ khẩu còn nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng hộ vay vốn làm ăn sau một thời gian bỏ trốn cả nhà, chính quyền địa phương không biết hoặc không thông báo kịp thời cho Ngân hàng trong khi khách hàng chưa trả hết nợ đã bán cho nhau một cách bất hợp pháp.

CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HSX TẠI NHNo&PTNT ĐẠI HỢP 3.1 Định hướng cho vay HSX của NHNo & PTNT Đại Hợp.

Năm 2010, đà phục hồi kinh tế sẽ trở nên rõ nét hơn, nền kinh tế thế giới và Việt Nam từng bước tăng tốc dần. Doanh thu 2010 của các doanh nghiệp dự báo tăng trưởng khá tích cực. Lạm phát của 2010 được dự đoán sẽ cao hơn của 2009. Trong năm 2010, giá hàng hóa cơ bản được dự đoán sẽ tăng, đặc biệt là giá lương thực thực phẩm. Giá điện và giá than sẽ tăng trong năm 2010 và tăng lương cơ bản sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2010. Những yếu tố trên tạo áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp khó có khả năng chuyển được mức tăng của chi phí đầu vào vào giá bán. Những hỗ trợ của nhà nước sẽ ít dần trong năm 2010, nhất là hỗ trợ về lãi suất. Chương trình cho vay bù lãi suất sẽ chấm dứt với dự báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010. Áp lực huy động vốn tiếp tục gia tăng, dẫn đến cho vay ra cũng phải cẩn trọng và chọn lọc khách hàng tốt nhất để cho vay, người vay phải trả lãi suất cao. Đồng thời, các biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho lượng tiền cung ứng ra thị trường ít hơn, việc huy động vốn sẽ khó hơn so với năm 2009. Mặt khác, việc hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động nếu tiếp tục kéo dài trong năm 2010 sẽ gây khó

khăn cho các ngân hàng trong việc tăng trưởng thị phần. Đứng trước bối cảnh đó Ngân hàng No Đại Hợp đã đặt ra:

Mục tiêu:

Năm 2010 nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Kiến Thụy đã được huyện uỷ, HĐND, UBND xác định là năm có nhiều khó khăn thử thách, cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản 47%.

Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế của Huyện, định hướng của Ngân hàng No Việt Nam, Ngân hàng thành phố Hải Phòng, Ngân hàng No Đại Hợp đã thảo luận, thống nhất đề ra mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2010:

+ Nguồn vốn:

Trong đó:

- Nội tệ: Phấn đấu tăng số dư nguồn vốn đạt 40 tỷ đồng, tốc độ tăng là 14 %; - Ngoại tệ: Phấn đấu tăng số dư nguồn vốn đạt 300.000 USD, tốc độ tăng là 30 %;

+ Dư nợ: Phấn đấu tăng dư nợ đạt 70 tỷ đồng, tốc độ tăng là 25%.

+ Chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn: đạt 14% trên tổng dư nợ thông thường. + Thu hồi nợ đã xử lý: 800 triệu đồng;

+ Chênh lệch lãi xuất đầu vào, đầu ra: 0,28.

+ Hệ số lương làm ra đảm bảo theo quy định của Ngân hàng No Việt Nam Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động tới hộ dân trên địa bàn gửi tiền tiết kiệm và mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất.

Đẩy mạnh cho vay nhất là cho vay HSX, lấy cho vay HSX là chiến lược kinh doanh đặc biệt quan trọng trước mắt cũng như lâu dài. Chú trọng đầu tư vào cho vay kinh tế nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh cho vay chế biến nông, lâm sản, tiêu thụ sản phẩm của nông dân.Thực hiện nghiêm túc việc sàng lọc, phân loại khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với các khách hàng đủ điều kiện, làm ăn có hiệu quả, sòng phẳng trong thanh toán. Kiên quyết hạn chế hoặc ngừng cấp tín dụng cho các HSX không chấp hành cam kết và làm ăn thua lỗ, kém

hiệu quả. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát đầu tư cho vay HSX, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

Mở rộng cho vay với mô hình kinh tế trang trại theo quyết định của thủ tướng chính phủ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và tạo ra vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá.

Mở rộng hình thức cho vay qua lương, không cần tài sản thế chấp, đây là một trong những biện pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng, ít rủi ro, chất lượng cao, giúp phát triển thêm kinh tế phụ gia đình.

Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng, về cả năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống mọi biểu hiện cơ hội, lợi dụng, tiêu cực gây mất uy tín ngành, làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP (Trang 43 - 45)