Áp dụng chính sách linh hoạt về lãi suất cũng như yêu cầu thế chấp cho

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP (Trang 47 - 48)

cho món vay.

Hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ba mặt lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng dưới hình thức thuận mua vừa bán thông qua giá cả cho vay hoặc lãi suất cho vay. Vậy để hấp dẫn khách hàng là các HSX mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tùy vào từng thời kỳ, từng đối tượng mà áp dụng mức lãi suất cũng có những ưu tiên khác nhau.

Đối với các HSX, lãi suất cũng được quan tâm hơn do vốn đầu tư của họ thường không lớn nếu chi phí đầu vào quá cao lợi nhuận họ thu được không bù đắp nổi chi phí sẽ dẫn tới tình trạng không trả được nợ, xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu làm cho chất lượng tín dụng giảm sút sẽ là nguyên nhân hạn chế mở rộng tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần theo kịp những thông tin thị trường về cung cầu vốn nhằm áp dụng mức lãi suất hợp lý bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng không loại trừ lợi ích của khác hàng và được thị trường chấp nhận.

Tùy vào từng tiêu chuẩn của các HSX mà ngân hàng đưa ra mức lãi suất khác nhau. Với những HSX có quan hệ lâu năm với ngân hàng, vay trả sòng phẳng có tín nhiệm thì ngân hàng có thể cho vay với mức lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ không hạn chế, có thể phụ thuộc vào thời gian thu hồi vốn…. Những ưu tiên này sẽ thúc đẩy các HSX sử dụng vốn vay có hiệu quả, bảo đảm chất lượng trong quan hệ tín dụng để mối quan hệ này tiếp tục được mở rộng. Với những HSX mới vay vốn lần

đầu nếu dự án khả thi thì ngân hàng có thể tạo điều kiện để việc giải ngân được nhanh chóng với những ưu đãi về lãi suất nhỏ hơn và vốn vay lớn hơn các món vay thông thường.

Bên cạnh sự linh hoạt về lãi suất đối với khách hàng, chi nhánh cần có sự linh hoạt trong việc yêu cầu khách hàng đưa ra các tài sản thế chấp cho món vay. Đối với tài sản thế chấp, để đảm bảo an toàn, chi nhánh cần tập trung làm rõ một số vấn đề sau đây :

Giấy tờ sở hữu tài sản : đặc biệt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp

Khả năng phát mại của tài sản ( tính thanh khoản của tài khoản ) : tài sản đó phải được bán trên thị trường và bán một cách hợp pháp thông qua các hình thức thanh lý theo quy định của pháp luật.

Giá trị tài sản thế chấp : Đây là vấn đề rất quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của món vay. Trước đây, việc định giá tài sản không phải do khách hàng hay ngân hàng đảm trách mà giá trị tài sản được tính theo giá cả chung của nhà nước, nhất là tài sản là quyền sử dụng đất. Khi nghị định 85 ra đời đã mở ra một hướng đi mới và giải quyết phần nào bất cập trong vấn đề định giá đó là cho phép ngân hàng và khách hàng cùng nhau thương lượng để tìm ra một giá trị thích hợp, hợp lý đối với cả 2 bên. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi các cán bộ tín dụng của chi nhánh phải am hiểu về nhiều lĩnh vực, nhiều tài sản để không bị rơi vào tình trạng thiếu thông tin và mắc lừa khách hàng.

Mặt khác dựa trên hiệu quả hoạt động, uy tín, quan hệ lâu năm của khách hàng đối với chi nhánh mà chi nhánh có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm khác nhau : có thể cho vay không cần thế chấp bằng tài sản, hoặc tài sản đảm bảo chỉ cần đủ thế chấp một phần món vay. Đối với từng loại tài sản đảm bảo, chi nhánh cũng cần có sự đối xử thích hợp : nếu tài sản có tính thanh khoản cao thì có thể cho vay với tỷ lệ lớn hơn trên giá trị tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w