Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP (Trang 42)

2.3.3.1 Về cơ chế nghiệp vụ của Ngân hàng

Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất thì cán bộ tín dụng là người vất vả nhất. Họ phải chăm lo huy động vốn và đầu tư vốn trực tiếp xuống tận hộ gia đình, nắng mưa đều ở trên đường để đi kiểm tra, thẩm định đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn. Ở những vùng dân trí thấp có khi còn bị đe doạ cả tính mạng thế nhưng chưa được ưu đãi một cách thoả đáng với công sức họ bỏ ra.

Tỷ lệ chi hoa hồng cho tổ chức hội 3% trên tổng số lãi thu được đã nộp NH như hiện nay là chưa thật thoả đáng nên chưa thật sự động viên và năng cao trách nhiệm của tổ trưởng tổ vay vốn trong cho vay kinh tế hộ trực tiếp thông qua tổ nhóm vay vốn.

2.3.3.2 Về thực trạng các hộ vay vốn.

- Phần lớn các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế. Nhiều hộ gia đình nhu cầu vay vốn lớn xong không đủ tài sản thế chấp theo tỷ lệ quy định.

- Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết.

- Kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ mất vốn là không có nguồn để trả nợ.

thi của một số dự án đầu tư thấp.

2.3.3.3 Quản lý của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Đối với các cấp, các ngành ở địa phương, chỉ chú trọng đến việc đầu tư vốn phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, nhưng lại ít quan tâm đến chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy khi hộ sản xuất sử dụng vốn vay không có khả năng trả được nợ buộc Ngân hàng phải xử lý nợ vay để đảm bảo thu hồi vốn thì các cấp, các ngành có liên quan chưa thật sự tạo điều kiện giúp Ngân hàng do đó ảnh hưởng tới công tác thu nợ để đầu tư quay vòng đồng vốn.

- Quản lý hộ tịch, hộ khẩu còn nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng hộ vay vốn làm ăn sau một thời gian bỏ trốn cả nhà, chính quyền địa phương không biết hoặc không thông báo kịp thời cho Ngân hàng trong khi khách hàng chưa trả hết nợ đã bán cho nhau một cách bất hợp pháp.

CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HSX TẠI NHNo&PTNT ĐẠI HỢP 3.1 Định hướng cho vay HSX của NHNo & PTNT Đại Hợp.

Năm 2010, đà phục hồi kinh tế sẽ trở nên rõ nét hơn, nền kinh tế thế giới và Việt Nam từng bước tăng tốc dần. Doanh thu 2010 của các doanh nghiệp dự báo tăng trưởng khá tích cực. Lạm phát của 2010 được dự đoán sẽ cao hơn của 2009. Trong năm 2010, giá hàng hóa cơ bản được dự đoán sẽ tăng, đặc biệt là giá lương thực thực phẩm. Giá điện và giá than sẽ tăng trong năm 2010 và tăng lương cơ bản sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2010. Những yếu tố trên tạo áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp khó có khả năng chuyển được mức tăng của chi phí đầu vào vào giá bán. Những hỗ trợ của nhà nước sẽ ít dần trong năm 2010, nhất là hỗ trợ về lãi suất. Chương trình cho vay bù lãi suất sẽ chấm dứt với dự báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010. Áp lực huy động vốn tiếp tục gia tăng, dẫn đến cho vay ra cũng phải cẩn trọng và chọn lọc khách hàng tốt nhất để cho vay, người vay phải trả lãi suất cao. Đồng thời, các biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho lượng tiền cung ứng ra thị trường ít hơn, việc huy động vốn sẽ khó hơn so với năm 2009. Mặt khác, việc hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động nếu tiếp tục kéo dài trong năm 2010 sẽ gây khó

khăn cho các ngân hàng trong việc tăng trưởng thị phần. Đứng trước bối cảnh đó Ngân hàng No Đại Hợp đã đặt ra:

Mục tiêu:

Năm 2010 nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Kiến Thụy đã được huyện uỷ, HĐND, UBND xác định là năm có nhiều khó khăn thử thách, cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản 47%.

Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế của Huyện, định hướng của Ngân hàng No Việt Nam, Ngân hàng thành phố Hải Phòng, Ngân hàng No Đại Hợp đã thảo luận, thống nhất đề ra mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2010:

+ Nguồn vốn:

Trong đó:

- Nội tệ: Phấn đấu tăng số dư nguồn vốn đạt 40 tỷ đồng, tốc độ tăng là 14 %; - Ngoại tệ: Phấn đấu tăng số dư nguồn vốn đạt 300.000 USD, tốc độ tăng là 30 %;

+ Dư nợ: Phấn đấu tăng dư nợ đạt 70 tỷ đồng, tốc độ tăng là 25%.

+ Chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn: đạt 14% trên tổng dư nợ thông thường. + Thu hồi nợ đã xử lý: 800 triệu đồng;

+ Chênh lệch lãi xuất đầu vào, đầu ra: 0,28.

+ Hệ số lương làm ra đảm bảo theo quy định của Ngân hàng No Việt Nam Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động tới hộ dân trên địa bàn gửi tiền tiết kiệm và mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất.

Đẩy mạnh cho vay nhất là cho vay HSX, lấy cho vay HSX là chiến lược kinh doanh đặc biệt quan trọng trước mắt cũng như lâu dài. Chú trọng đầu tư vào cho vay kinh tế nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh cho vay chế biến nông, lâm sản, tiêu thụ sản phẩm của nông dân.Thực hiện nghiêm túc việc sàng lọc, phân loại khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với các khách hàng đủ điều kiện, làm ăn có hiệu quả, sòng phẳng trong thanh toán. Kiên quyết hạn chế hoặc ngừng cấp tín dụng cho các HSX không chấp hành cam kết và làm ăn thua lỗ, kém

hiệu quả. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát đầu tư cho vay HSX, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

Mở rộng cho vay với mô hình kinh tế trang trại theo quyết định của thủ tướng chính phủ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và tạo ra vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá.

Mở rộng hình thức cho vay qua lương, không cần tài sản thế chấp, đây là một trong những biện pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng, ít rủi ro, chất lượng cao, giúp phát triển thêm kinh tế phụ gia đình.

Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng, về cả năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống mọi biểu hiện cơ hội, lợi dụng, tiêu cực gây mất uy tín ngành, làm thất thoát tài sản Nhà nước.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay HSX tại chi nhánh NHNo&PTNT Đại Hợp. NHNo&PTNT Đại Hợp.

3.2.1. Thực hiện huy động vốn phù hợp với cơ cấu

Vốn huy động quyết định đến quy mô đầu tư tín dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của NHNo Đại Hợp. Chính vì vậy chiến lược huy động nguồn vốn hiện nay trên địa bàn là rất quan trọng. Để thực hiện tốt công tác huy động vốn, NHNo Đại Hợp phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng của NHNo Việt Nam cũng như của huyện. Chú trọng công tác khảo sát khách hàng trên từng địa bàn xã, vận động khách hàng mở tài khoản. Giao chỉ tiêu huy động nguồn vốn tới từng địa bàn xã, vận động khách hàng mở tài khoản. Giao chỉ tiêu huy động nguồn vốn tới từng cán bộ ngân hàng, từng địa bàn xã. Tổ chức tốt cách thức giao dịch, nâng cao văn hoá doanh nghiệp. Ngoài ra tranh thủ nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ nguồn vốn điều hoà của NHNo Việt Nam, nguồn vốn ủy thác đầu tư. Thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn, sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng và đem lai lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

3.2.2. Thực hiện khoán tài chính đối với cán bộ tín dụng

Chi nhánh Đại Hợp cần thực hiện cơ chế khoán tài chính đối với cán bộ tín dụng nhằm kích thích hoạt động cho vay của ngân hàng.

Chi nhánh thực hiện thưởng vật chất đối với cán bộ tín dụng có dư nợ cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, thu lãi đầy đủ. Có hình thức kỷ luật thích hợp với cán bộ tín dụng có tỷ lệ nợ quá hạn vượt mức cho phép và không thu đủ lãi. Thực hiện biện pháp này có lợi cả cho ngân hàng và khách hàng. Về phía ngân hàng có biện pháp thưởng phạt về tài chính, cán bộ tín dụng sẽ tập trung, đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu khách hàng đặc biệt là dự án sản xuất kinh doanh. Nhờ đó hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy ngân hàng sẽ mở rộng được doanh số cho vay, góp phần thúc đẩy phát triẻn kinh tế. Mặt khác do cơ chế khoán tài chính nên cán bộ tín dụng rất sợ tỷ lệ quá hạn lớn, không thu hồi được lãi đúng hạn. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng phải rất tích cực xem xét dự án trước khi cho vay, kiểm tra đôn đốc sau khi giải ngân nhằm giúp hộ sản xuất sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

Cơ chế khoán tài chính làm cho cán bộ tín dụng có trách nhiệm hơn đối với những khoản cho vay của mình. Bên cạnh đó, với tinh thần trách nhiệm cao và sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng những dự án không có hiệu quả kinh tế sẽ bị loại bỏ, giúp khách hàng tránh được rủi ro.

Phân định rõ ràng quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng và xác định trách nhiệm của mỗi nhân viên với khoản vay do mình quyết định.

3.2.3. Thực hiện đầy đủ quy trình đầu tư cho vay.

Quy trình , thủ tục đầu tư tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay, đặc biệt là trong việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có khách hàng chủ yếu là HSX nhỏ lẻ, món vay bình quân nhỏ, chi phí đi lại lớn. Do vậy trong quá trình vận hành chú ý vấn đề sau:

- Bám sát các quy chế tín dụng cho vay HSX, những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt dộng tín dụng như QĐ số 1627/2001/QĐ/NHNN, QĐ số

493/2005/QĐ/NHNN và QĐ số 72/QĐ/HĐQT/TD, QĐ số 300, 1300/QĐ/HĐQT/TD, QĐ số 165/QĐ/HĐQT của NHNo & PTNT Việt Nam.

- Quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Phải xử lý nghiêm túc các trường hợp sai phạm, làm sai quy trình, thủ tục đầu tư cho vay. Đặc biệt tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng để lôi kéo khách hàng dẫn tới không đảm bảo chất lượng đầu tư. Việc cho vay HSX cần tạo điều kiện thông thoáng cho khách hàng vay vốn, nhưng phải đảm bảo các quy định của nhà nước và của ngành, đảm bảo an toàn vốn.

3.2.4. Áp dụngchính sách linh hoạt về lãi suất cũng như yêu cầu thế chấp cho món vay. cho món vay.

Hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ba mặt lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng dưới hình thức thuận mua vừa bán thông qua giá cả cho vay hoặc lãi suất cho vay. Vậy để hấp dẫn khách hàng là các HSX mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tùy vào từng thời kỳ, từng đối tượng mà áp dụng mức lãi suất cũng có những ưu tiên khác nhau.

Đối với các HSX, lãi suất cũng được quan tâm hơn do vốn đầu tư của họ thường không lớn nếu chi phí đầu vào quá cao lợi nhuận họ thu được không bù đắp nổi chi phí sẽ dẫn tới tình trạng không trả được nợ, xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu làm cho chất lượng tín dụng giảm sút sẽ là nguyên nhân hạn chế mở rộng tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần theo kịp những thông tin thị trường về cung cầu vốn nhằm áp dụng mức lãi suất hợp lý bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng không loại trừ lợi ích của khác hàng và được thị trường chấp nhận.

Tùy vào từng tiêu chuẩn của các HSX mà ngân hàng đưa ra mức lãi suất khác nhau. Với những HSX có quan hệ lâu năm với ngân hàng, vay trả sòng phẳng có tín nhiệm thì ngân hàng có thể cho vay với mức lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ không hạn chế, có thể phụ thuộc vào thời gian thu hồi vốn…. Những ưu tiên này sẽ thúc đẩy các HSX sử dụng vốn vay có hiệu quả, bảo đảm chất lượng trong quan hệ tín dụng để mối quan hệ này tiếp tục được mở rộng. Với những HSX mới vay vốn lần

đầu nếu dự án khả thi thì ngân hàng có thể tạo điều kiện để việc giải ngân được nhanh chóng với những ưu đãi về lãi suất nhỏ hơn và vốn vay lớn hơn các món vay thông thường.

Bên cạnh sự linh hoạt về lãi suất đối với khách hàng, chi nhánh cần có sự linh hoạt trong việc yêu cầu khách hàng đưa ra các tài sản thế chấp cho món vay. Đối với tài sản thế chấp, để đảm bảo an toàn, chi nhánh cần tập trung làm rõ một số vấn đề sau đây :

Giấy tờ sở hữu tài sản : đặc biệt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp

Khả năng phát mại của tài sản ( tính thanh khoản của tài khoản ) : tài sản đó phải được bán trên thị trường và bán một cách hợp pháp thông qua các hình thức thanh lý theo quy định của pháp luật.

Giá trị tài sản thế chấp : Đây là vấn đề rất quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của món vay. Trước đây, việc định giá tài sản không phải do khách hàng hay ngân hàng đảm trách mà giá trị tài sản được tính theo giá cả chung của nhà nước, nhất là tài sản là quyền sử dụng đất. Khi nghị định 85 ra đời đã mở ra một hướng đi mới và giải quyết phần nào bất cập trong vấn đề định giá đó là cho phép ngân hàng và khách hàng cùng nhau thương lượng để tìm ra một giá trị thích hợp, hợp lý đối với cả 2 bên. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi các cán bộ tín dụng của chi nhánh phải am hiểu về nhiều lĩnh vực, nhiều tài sản để không bị rơi vào tình trạng thiếu thông tin và mắc lừa khách hàng.

Mặt khác dựa trên hiệu quả hoạt động, uy tín, quan hệ lâu năm của khách hàng đối với chi nhánh mà chi nhánh có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm khác nhau : có thể cho vay không cần thế chấp bằng tài sản, hoặc tài sản đảm bảo chỉ cần đủ thế chấp một phần món vay. Đối với từng loại tài sản đảm bảo, chi nhánh cũng cần có sự đối xử thích hợp : nếu tài sản có tính thanh khoản cao thì có thể cho vay với tỷ lệ lớn hơn trên giá trị tài sản đảm bảo.

Thẩm định là khâu quan trọng nhất giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w