Việt Nam : hướng dẫn viên, nguồn nhân lực trong các khách sạn…
Ở Việt Nam hiện nay thì nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Tính đến nay đã có hơn 1 triệu lao động đang làm việc trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch cả nước, nhưng chỉ có 30% nhân lực được đào tạo theo trường lớp, trong khi đó theo dự báo nhu cầu lao động cho ngành sẽ tăng lên khoảng 1,5 - 2 triệu lao động vào năm 2015.
Mặc dù nguồn nhân lực tham gia vào ngành du lịch nước ta ngày càng gia tăng, song ngành du lịch vẫn đang trong tình trạng "thừa mà thiếu"... Trong đó, lao động du lịch có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỉ lệ quá thấp so với nhu cầu thực tế cần với khoảng 3% trong tổng số nguồn nhân lực chung cho ngành du lịch.
Nguồn lao động trình độ trung cấp và sơ cấp vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, từ 72 - 85%, đặc biệt là trong các chuyên ngành như nhân viên phục vụ trực tiếp như: buồng, bar, bàn...trong khi đó, lao động gián tiếp t hì lao động có trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,2%, trình độ đại học và cao đẳng là gần 13%, còn trình độ dưới sơ cấp chiếm đến hơn 53%. Trong các doanh nghiệp kinh daonh khách sạn thì tỉ lệ lao sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên chỉ có 28%, đa phần chỉ sử dụng được một ngoại ngữ. Trong khi đó, tổng số cơ sở đào tạo du lịch hiện nay có 70 cơ sở với số học sinh, sinh viên ra trường khoảng 13 nghìn người mỗi năm ịch. Theo dự báo, đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa do vậy, ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động.Trong đó lao động trực tiếp khoảng 350 nghìn người; tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%, con số tương ứng vào năm 2015 sẽ là hơn 503 nghìn người.Trong đó lao động nghiệp vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn –bar- buồng…) chiếm số lượng lớn nhất, khoảng hơn 308 nghìn người vào năm 2010 và hơn 467 nghìn người vào năm 2015. Do vậy, số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19
nghìn người mỗi năm. Và để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực đó đòi hỏi phải mở thêm nhiều trường lớp đào tạo về du lịch để bổ sung nguồn nhân lực gián tiếp có trình độ cao. Ngoài ra, ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và kinh doanh khách sạn cần mở những lớp đào tạo và tạo điều kiện cho nhân viên đi học thêm các tiếng nước ngoài. Và những khó khăn trên cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển loại hình du lịch Caravan.
Khó khăn cần khắc phục ngay trước mắt để du lịch Caravan thu hút được khách du lịch trong khu vực Đông Nam Á thời gian gần đây là vấn để hướng dẫn viên tiếng Thái Lan, Lào và Campuchia. Mà hiện nay thì số lượng hướng dẫn viên của các nước này rất ít, và chưa có cơ sở đào tạo các tiếng này. Do đó giải pháp cho việc phát triển du lịch Caravan trong thời gian tới đó là mở các lớp đào tạo ngắn hạn các hướng dẫn viên biết tiếng Thái Lan, Lào hay Campuchia để phát triển du lịch Cacravan trong tương lai gần. Và để phát triển lâu dài thì cần có các trường lớp và các cở sở đào tạo các tiếng này một cách co bài bản