Hệ thống giao thông ở Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn tồn tại những khó khăn

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề về thiếu lượng phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn và gía phòng ở các cơ sở lưu trú tại Việt Nam (Trang 42 - 45)

những khó khăn

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch Caravan thì còn tồn tại những khó khăn gây cản trở việc phát triển loại hình này ở Việt Nam. Như đã nói ở trên thì hệ thống giao thông đã được cải thiện hơn trước, đã xây dựng thêm được một số tuyến đường thuận tiện cho việc đi lại và đi du lịch. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập trong hệ thông giao thông ở Việt Nam.

Khó khăn thứ nhất đó là hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam vẫn chưa nhiều, cơ sở hạ tầng đi kèm với nó còn nhiều yếu kém, nhiêù tuyến đường xuống cấp. Điều này thể hiện: Toàn quốc hiện có hơn 218.500 km đường, riêng quốc lộ là 17.290 km, trong đó có 35% đạt loại trung bình, 17% loại xấu, 16% loại rất xấu. Và trên toàn bộ hệ thống đường bộ Việt Nam thì có đến 2/3 số đường đang cần bảo dưỡng ngay cùng nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn, cầu và đường chưa đồng bộ. Chính việc xây dựng các tuyến đường không đạt tiêu chuẩn quy định là lý do chính dẫn đến tình trạng các tuyến đường ở Việt Nam nhanh bị xuống cấp và phải tu sửa. Thêm vào đó thì nguyên nữa cũng dẫn đến tình trang các tuyến đường bộ ở Việt Nam nhanh chóng xuống cấp đó là: nền kinh tế phát triển kéo theo lưu lượng xe cơ giới đường bộ tăng nhanh. Đặc biệt xe siêu trường siêu trọng, xe container phục vụ nhu cầu vận tải khiến đường xá hư hỏng nặng... Hiện nay, ở nhiều đoạn trên các quốc lộ 2, 3, 5, 6, 15, 70 và 279... đã hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt ở miền Trung, các cầu, cống, tuyến đường xây dựng từ lâu đến giờ không còn phù hợp với tình hình giao thông hiện nay nên nền đường dễ bị ngập lụt trong mùa mưa bão, gây sụt lở và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Còn theo thống kê của Cục Đường bộ Việt Nam, tính đến cuối năm 2009, mạng lưới giao thông

đường bộ nước ta đã tăng thêm 3.871 km so với năm 1999. Việc nhiều tuyến đường xuống cấp và không đạt tiêu chuẩn là một trong những lý do dẫn đến tình trạng gia tăng số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam. Thể hiện qua các con số sau: Theo báo cáo của Ủy ban An Toàn giao thông quốc gia, trong năm 2008 tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí: toàn quốc đã xảy ra 11.522 vụ tai nạn giao thông làm chết 10.397 người và bị thương 7.413 người, so với năm 2007, giảm 1.770 vụ (giảm 13,3%), giảm 1.512 người chết (giảm 12,7%) và giảm 2.446 người bị thương (giảm 24,8%). Tuy nhiên, số người chết vì tai nạn giao thông năm 2008 vẫn ở mức trên 10.000 người. Đến năm 2009 cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người. Những khó khăn trên cũng làm cho việc di chuyển của đoàn khách du lịch Caravan trở nên khó khăn hơn.Bởi vì, cho dù khách du lịch theo đoàn Caravan là những người tay lái cứng cỏi, dày kinh nghiệm nhưng những đoạn đường xuống cấp ở nước khác thì họ chưa đi bao giờ nên có những tình huống khó xử lý.

Thêm vào đó thì các tuyến đường xuống cấp làm mất thời gian của đoàn Caravan, làm giảm thời gian vui chơi, mua sắm của khách du lịch. Một điều nữa trong hệ thống giao thông Việt Nam là thiếu các biển báo trên các tuyến đường, đặc biệt là biển báo bằng Tiềng anh. Điều này gây khó khăn cho đoàn khách du lịch Caravan trong qua trình di chuyển của mình. Họ là những người từ quốc gia khác đến Việt Nam du lịch bằng phương tiện ô tô của mình. Do đó, rất cần đến những biển báo ven các tuyến đường: biển báo chỉ dẫn đường, biển báo nguy hiểm, biển báo quy định tốc độ di chuyển…bằng Tiếng Anh bên cạnh biển báo bằng tiếng Việt dành cho người dân Việt Nam. Bởi vì hầu hết khách du lịch quốc tế đêu không biết tiếng Việt mà hầu như ngôn ngữ họ biết là Tiếng Anh. Do đó, để tạo thuận lợi cho khách du lịch trong chuyến đi của mình du chuyển nhanh hơn, không tốn nhiều thời gian và không có hiện tượng lạc đường thì nhất thiết phải có những biển báo bằng Tiếng Anh

Một hạn chế nữa hạn chế lượng khách du lịch đến các khu du lịch Việt Nam đó là chưa có các tuyến đường nối đường chính vào các khu du lịch. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có những tuyến đường cao tốc nối các thành phố

lớn với nhau, có tuyến đường xuyên Việt. Vì thế, việc đi đến các điểm du lịch trở nên khó khăn hơn, tạo ra tâm lý ngại đi đến điểm du lịch hơn. Mặt khác, thì những người đi du lịch Caravan đến Việt Nam bằng chính phương tiện của mình, họ không là những người quen thuộc đường như người dân địa phương. Vì vậy, nếu không có đường cao tốc nối thẳng đường chính với các khu du lịch thì nó sẽ là trở ngại lớn đối với khách du lịch Caravan. Họ sẽ phải tự mình tìm đường vào các khu du lịch. Điều này làm mất thời gian của họ và tạo tâm lý không thoải mái cho du khách

Khi rời các con đường cao tốc để đi vào các khu du lịch, thì do chất lượng giao thông còn kém, chiều rộng các con đường còn bé và ý thức tham gia giao thông của ngưòi dân Việt Nam chưa cao nên thường xảy ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông. Những con đường dẫn vào khu du lịch thường không đảm bảo chất lượng, diện tích bé, phân chia làn đường không rõ rang. Mà những con đường đó rất nhanh xuống cấp, vì thế càng dễ xảy ra hiện tượng tắc đường. Việc ngưòi dân Việt Nam ý thức tham gia giao thông chưa cao được thể hiện: khi tham gia giao thông họ thường không nhường nhau, ai cũng muốn đi trước. Do đó, họ sẵn sang lấn chiếm làn đường của các phương tiện khác ngược chiều hay lấn chiếm vỉa hè. Với tâm lí đó khi tham gia giao thông làm cho các phương tiện tập trung tại một điểm một cách nhanh hơn gây ra hiện tượng tắc đường. Ngoài ra, trên các tuyến đường cao tốc thì hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng quy định, bị lấn chiếm… Các dịch vụ trên các tuyến đường như Trạm nghỉ, cung cấp xăng, bảo dưỡng, sửa chữa chưa đồng bộ. Nói đến việc xây dựng các trạm nghỉ thì hiện nay ở Việt Nam thiếu trầm trọng các trạm nghỉ trên các tuyến đường cao tốc, các dịch vụ phục tại các trạm nghỉ thì không đáp ứng nhu cầu của kháchdu lịch, không đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Hiện nay cả nước chỉ mới có 3 trạm dừng nghỉ đường bộ thí điểm tại Bắc Giang, Ninh Bình và Hòa Bình của dự án quy hoạch các trạm dừng nghỉ trên một số quốc lộ chính. Ngoài ra còn một số trạm nghỉ do các nhà hàng, trạm xăng xây dựng. Tuy nhiên các cơ sở này chủ yếu do tư nhân tự phát xây dựng , không có quy hoạch, chất lượng dịch vụ chưa cao.

Thêm vào đó thì các cơ quan nhà nước chưa có những văn bản quy định tốc độ của các phương tiện di chuyển trên các đường cao tốc từ biên giới vào trong các vùng, và các đường cao tốc trong các vùng du lịch và thành phố. Hiện nay, tốc độ di chuyển của đoàn Caravan mất rất nhiều thời gian di chuyển khi vào Việt Nam. Vì khi đi trên các con đường cao tốc thì mặc du có thể đi nhanh nhưng luật Việt Nam chỉ quy định giới hạn tốc độ là 80km/h, trong khi họ có thể đi với tốc độ 120km/h. Và khi cả đoàn Caravan di chuyển với tốc độ 120km/h thì tạo cho họ có cảm thật sảng khoái, bởi chỉ khi đi du lịch Caravan họ mới có thể chạy nhanh như vậy, đồng thời không phải chỉ có một người đi nhanh mà là một đoàn xe nối đuôi nhau chạy như vậy. Điều này làm cho họ có ít thời gian để đi đến các điểm du lịch hơn, giảm bớt thời gian mua sắm tại Việt Nam.

2.1.2.2. Hệ thống lưu trú tại Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề về thiếu lượng phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn và gía phòng ở các cơ sở lưu trú tại Việt Nam (Trang 42 - 45)