Hệ thống lưu trú tại Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề về thiếu lượng phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn và gía phòng ở các cơ sở lưu trú tại Việt Nam (Trang 45 - 47)

Đối với tất cả các quốc gia đã phát triển du lịch hay muốn phát triển du lịch thì đều phảI đảm bảo hệ thống cơ sở lưu trú phát triển tốt. Và để loại hình du lịch Caravan phát triển tốt đòi hỏi hệ thống cơ sở lưu trú ở Việt Nam phải đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hệ thống cơ sở lưu trú còn nhiều điểu bất cập cần phải nói đến. Thể hiện tính đến hết năm 2007 thì ở Việt Nam có khoảng 9.343 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 184.831 buồng. Trong đó cả nước đã có 45 tỉnh, thành phố có 270 khách sạn được xếp hạng 3-5 sao, gồm 29.098 buồng trong đó 25 khách sạn 5 sao với 7.167 buồng; 82 khách sạn 4 sao với 10.104 buồng, 163 khách sạn 3 sao với 11.817 buồng, 645 khách sạn 2 sao với 25.610 buồng, 745 khách sạn 1 sao với 16.973 buồng và 3.042 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 45.942 buồng. Tuy nhiên, theo thống kê của Vụ Khách sạn của Tổng cục Du lịch chỉ ra hiện nay số lượng khách sạn 4 - 5 sao chỉ chiếm tỷ lệ 1% trong tổng số cơ sở lưu trú tại Việt Nam. Năm 2007 có 25 khách sạn 4-5 sao, con số này còn chưa bằng số khách sạn sang trọng tại những thành phố lớn trong khu vực như

Bangkok của Thái Lan (29 khách sạn) hay Kuala Lumpur của Malaysia (28 khách sạn).

Ngoài ra, còn điều bất cập nữa trong kinh doanh dịch vụ lưu trú ở Việt Nam đó là tình trạng gía phòng tại các khách sạn. Từ tháng 4 năm 2008 trở lại đây, do tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái dẫn đến việc công suất buồng phòng của các khách sạn có thứ hạng cao tại Hà Nội và thành phố Hồ chí minh giảm mạnh, nhiều khách sạn giảm 10-20% so với cùng kỳ năm 2007. Do lượng khách trong nước và quốc tế giảm, nên làm cho công suất bình quân các cơ sở lưu trú trong cả nước năm 2008 chỉ đạt 49% (giảm so với từ năm 2004 trở lại đây), đặc biệt, công suất buồng khách sạn 5 sao năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007. Mặt khác, các cơ sở lưu trú trong du lịch có thứ hạng cao còn ít và hầu hết tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, dẫn đến tình trạng thiếu buồng, phòng có chất lượng cao ở các tỉnh, thành phố trung tâm du lịch lớn vào mùa du lịch cao điểm. Thống kê cho thấy, năm 2007, công suất bình quân cơ sở lưu trú của toàn ngành đạt 51%, trong đó công suất sử dụng các khách sạn 4-5 sao tại thành phố Hồ chi minh và Hà Nội có lúc cao điểm lên tới 90-95%, trong đó có những khách sạn đạt tới 99%. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2008, qua khảo sát tại các khách sạn vào tháng 1/2008 cho thấy giá phòng khách sạn cao cấp ở nhiều tỉnh thành, tăng từ 30-50% (cụ thể giá phòng trung bình tại SOFITEL PLAZA Hà Nội tăng 90 lên 160 USD, tại thành phố Hồ chí minh, khách sạn Rex tăng từ 70 lên 100 USD, tại Lâm Đồng, khách sạn SOFITEL Đà Lạt tăng từ 120 lên 210 USD). Nguyên nhân của việc tăng gía phòng được các khách sạn lý giải với các cơ quan chức năng là giá là do chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, nhân công tăng. Dẫn đến chi phí cho kinh doanh lưu trú tăng theo. Trong khi đó, đầu năm 2008, giá phòng khách sạn cao cấp tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia... thấp hơn giá phòng khách sạn cùng thứ hạng tại Việt Nam khoảng 20-30%. Do giá phòng tăng, giá tour tăng đã ảnh hưởng đến việc thu hút khách đến Việt Nam, dẫn đến tinh trạng đầu năm 2008 lượng khách du lịch vào Việt Nam giảm. Thậm chí không chỉ khách nước ngoài giảm sút, nhiều đoàn khách Việt Nam cũng đến các nước lân cận

để tổ chức hội thảo thay vì tổ chức hội thảo trong nước vì chi phí rẻ hơn Việt Nam. Không chỉ là thiếu các cơ sở lưu trú có thứ hạng cao,quy mô lớn và đảm bảo chất lượng,mà dịch vụ trong các khách sạn, nhà hàng trên các tuyến đường du lịch đường bộ cũng như khi vào trong các khu du lịch , các thành phố Việt Nam còn đơn điệu, chất lượng nguồn nhân lực trong các khách sạn, nhà hang chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề về thiếu lượng phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn và gía phòng ở các cơ sở lưu trú tại Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w