Cơ cấu đội ngũ lao động của khách sạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Thiên Minh – T20 (Trang 32 - 33)

Giám đốc BP

3.4.2 Cơ cấu đội ngũ lao động của khách sạn

Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn tại khách sạn Thiên Minh – T20 năm 2009 thể hiện như sau:

Bảng 3.6 Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn

STT Tên bộ phận Số lao động Giới tính Trình độ học vấn Độ tuổi trung Nam Nữ ĐH và trên ĐH CĐ, TC, SC 1 Ban giám đốc 2 1 1 2 0 37 2 P. Nhân sự 2 1 1 2 0 31 3 P. KTTC 4 0 4 4 0 30 4 BP. Lễ tân 3 1 2 1 2 25 5 BP. Buồng 4 0 4 0 4 27 6 BP. Bàn 12 6 6 0 12 24 7 BP.Bar 4 2 2 0 4 26 8 BP. Bếp 7 5 2 1 6 30 9 BP. Bảo vệ 2 2 0 0 2 28 Tổng số 40 18 22 10 30 28,67

( Nguồn: khách sạn Thiên Minh – T20)

Độ tuổi trung bình của người lao động trong khách sạn Thiên Minh là 28,67 tuổi. Có thể thấy rằng đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho những nhà quản trị công tác nhân sự của khách sạn. Cơ hội cũng như là điểm mạnh của doanh nghiệp khách sạn đó là một đội ngũ lao động trẻ với sự năng động, nhiệt huyết, nguyện cống hiến sức trẻ cho doanh nghiệp. Những đức tính này rất phù hợp với yêu cầu của công việc là sự

nặng nhọc khi phục vụ, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đòi hỏi người lao động phải thực sự nhanh nhạy, đủ tỉnh táo để phát hiện, giải quyết các tình huống xảy ra với khách hàng. Tuy nhiên cũng là khó khăn thách thức cho khách sạn, vì ở độ tuổi này đồng nghĩa với việc lao động chưa đúc rút được nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự thuần thục với các thao tác chuyên môn, nghiệp vụ. Từ cơ cấu lao động theo độ tuổi tại khách sạn có thể thấy rằng, khách sạn cũng có sự bố trí nhân viên một cách phù hợp. Thể hiện: với những bộ phân yêu cầu người lao động nhanh nhẹn, hoạt bát cũng như có khả năng giao tiếp tốt như bộ phận lễ tân, bộ phận bàn, bar thì khách sạn sử dụng đội ngũ lao động trẻ. Còn tại bộ phận bếp, yêu cầu những người có tay nghề, thần thục quy trình nghiệp vụ thì khách sạn sử dụng những lao động đã có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc của người lao động.

Về giới tính: Tổng số lao động nam trong khách sạn là 18 người (tương đương 45%), tổng số lao động nữ là 22 người (tương đương 55%). Như vậy có thể thấy là sự chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ trong khách sạn là không đáng kể, do công việc trong khách sạn yêu cầu cần cả hai đối tượng lao động này. Đi sâu vào từng công việc, bộ phận cụ thể thì đã có sự mất cân đối giữa lao động nam và lao động nữ, nhưng điều này là phù hợp với yêu cầu công việc tại từng bộ phận. Ví dụ: nhân viên tại phòng kế toán tài chính và bộ phận buồng thì 100% là lao động nữ do yêu cầu công việc tại các bộ phận này đòi hỏi nhân viên phải cần sự tỉ mỉ, khéo léo, cẩn thận và kiên nhẫn… và như vậy lao động nữ là rất thích hợp. Những bộ phận chủ yếu sử dụng lao động nam, để đáp ứng yêu cầu của công việc là phải có sức khỏe, khả năng chịu đựng được trong môi trường khắc nghiệt, chịu sức nóng…đó là bộ phận bảo vệ (100%), bộ phận bếp (71,43%).

Về trình độ của người lao động: có thể dễ dàng nhận thấy rằng trình độ của người lao động trong khách sạn Thiên Minh –T20 là chưa cao với 25% người lao động có trình độ ĐH và trên ĐH, trong đó tập trung chủ yếu vào các bộ phận hành chính quản lý như: Ban giám đốc, phòng nhân sự, phòng kế toán tài chính. Ở các bộ phận tác nghiệp người lao động có trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng. Đây chính là vấn đề đáng quan tâm gây nhiều khó khăn cho nhà quản trị trong việc bố trí và sử dụng lao động sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Thiên Minh – T20 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w