Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho biết khái quát về tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như tác
động của đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của công ty.
BẢNG 2.6: CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
Đơn vị: VNĐ Năm 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Lượng Tỷ lệ % Lượng Tỷ lệ % -TSCĐ hữu hình 6.764.752.280 8.347.984.924 35.151.089.318 1.583.232.64 4 123 26.803.104.39 4 421 + Nguyên giá 6.935.630.630 8.612.258.347 38.623.222.827 1.676.627.71 7 124 30.010.964.48 0 448 +Giá trị hao mòn luỹ kế 170.878.350 264.273.423 3.472.133.509 93.395.073 155 3.207.860.086 1314
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Nhìn chung, lượng vốn cố định trong năm 2008 tăng so với năm 2007, tốc độ tăng là 123% tương đương với số tuyệt đối là 1.583.232.644 đồng; năm 2009 tăng so với năm 2008, tốc độ tăng là 421% tương đương với số tuyệt đối là 26.803.104.394 đồng. Sự thay đổi này thể hiện cụ thể như sau:
Trong ba năm 2007, 2008, 2009 cơ cấu tài sản cố định của công ty không có tài sản cố định vô hình, cũng không có TSCĐ thuê tài chính do đó tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng 100% trong tổng số TSCĐ của công ty bao gồm các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị quản lý và nhà cửa, vật kiến trúc, tài sản cố định hữu hình khác. Đầu năm 2007 giá trị tài sản cố định của công ty là 6.935.630.630 đồng, trong một kỳ sử dụng tài sản cố định bị khấu hao và thanh lý tài sản cũ hết 170.878.350 đồng do đó giá trị còn lại của tài sản cố định vào cuối năm 2007 chỉ còn 6.764.752.280 đồng. Sang năm 2008 và năm 2009 do nhu cầu sử dụng tài
sản cố định nhiều hơn nên công ty đầu tư mới, điều động nội bộ thêm một số máy móc thiết bị kết hợp với thanh lý tài sản cũ bổ sung nguồn vốn cho công ty. Do đó, giá trị tài sản cố định tính theo nguyên giá đầu năm 2009 là 38.623.222.827 đồng sau khi trừ đi tổng giá trị hao mòn trong kỳ hoạt động là 3.472.133.509 đồng, giá trị còn lại tài sản cố định của công ty là 35.151.089.318 đồng. Như vậy, xét một cách tổng thể giá trị tài sản cố định của công ty từ năm 2008 đến năm 2009 tăng lên 26.803.104.394 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 421% thấp hơn so với tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định đạt được 448%. Để có thể cạnh tranh với những đối thủ lớn trên thị trường, thực hiện được những dự án kinh doanh lớn mang lại nhiều lợi nhuận đòi hỏi công ty phải luôn đổi mới các trang thiết bị, sử dụng các loại máy móc hiện đại. Chính vì vậy, năm 2008 và năm 2009 xí nghiệp đã đầu tư mua mới thêm một số máy móc thiết bị, thanh lý những thiết bị cũ, lạc hậu làm tăng năng suất hoạt động của máy đồng thời giảm giá trị hao mòn thiết bị nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty VIT trong ba năm 2007, 2008, 2009 được đánh giá thông qua các chỉ tiêu trong bảng số liệu dưới đây:
Đơn vị: VNĐ Năm Chỉ tiêu % tăng giảm 2008/ 2007 % tăng giảm 2009/2 008 2007 2008 2009
Doanh thu thuần 1.300.412.144 7.847.338.200 66.947.600.816 503,5 753,1
Lợi nhuận trước thuế 46.630.950 335.722.571 1.247.366.733 619,9 271,55
Nguyên giá bình quân TSCĐ 6.935.630.630 7.773.944.488 23.617.740.587 12,09 203,8 Vốn cố định bquân 6.772.215.962 7.556.368.602 26.749.537.121 11,58 253,9 Hiệu suất sử dụng TSCĐ(1/3) 0,187 1,01 2,8 440,1 177,2
Sức sinh lợi của TSCĐ (2/3) 0,007 0,043 0,053 514,3 23,26 Suất hao phí TSCĐ (3/1) 5,333 0,991 0,353 -81,42 -64,38 Hiệu suất sd vốn CĐ (1/4) 0,192 1,038 2,503 440,6 141,1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ(2/4) 0,007 0,044 0,005 528,6 -88,64
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy xét một cách tổng thể thì hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty VIT là có dấu hiệu tốt thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Năm 2008 chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là tăng so với năm 2007, nếu năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 0,187% thì năm 2008 tăng lên là 1,01%, sang năm 2009 thì hệ số này càng tăng cao là 2,8% tức là tăng hơn so với năm 2008 là 1,79%. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự chuyển biến rất tốt trong vấn đề sử dụng tài sản cố định. Nếu chỉ số này tăng cao thì chứng tỏ nguồn vốn của Công ty không bị ứ đọng. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty có thực hiệu quả hay không ta có thể phân tích thêm chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản cố định.
Năm 2007, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ trong công ty là 0,007 đồng để có một đồng doanh thu thuần, nhưng đế năm 2008 công ty đã phải bỏ
0,043 đồng để có một đồng doanh thu thuần. Trong năm 2008 nguồn vốn cố định bình quân của công ty đã tăng lên cao là 7.556.368.602 đồng so với năm 2007 chỉ là 6.772.215.962 đồng, năm 2009 tăng lên đến 26.749.537.121 đồng, điều này đồng nghĩa với công ty đang có sự đầu tư mạnh về tài sản cố định, chứng tỏ rằng khả năng hoạt động kinh doanh của công ty đang có sự chuyển biến. Cũng chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty đã tăng lên 440,6% so với năm 2007 tức là cứ một đồng vốn mang đi đầu tư vào tài sản cố định sẽ tạo ra 1,038 đồng doanh thu.
Năm 2009 hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty đã giảm 88,64%, tuy nhiên sức sinh lợi của tài sản cố định lại tăng 23,26% so với năm 2008, có nghĩa là một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì mang lại 0,053 đồng. Bên cạnh đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong các năm qua hầu như không có sự khả quan nào. Năm 2007 thì con số này là 0,007 nhưng năm 2008 lại tăng lên là 0,044 và năm 2009 lại giảm xuống còn 0,005 chứng tỏ rằng khả năng lợi nhuận của Công ty đã bị giảm đi. Chính vì vậy đòi hỏi công ty phải có các biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn. Nhưng ta có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn của công ty lại rất cao năm 2007 đạt 0,192 nhưng năm 2008 là 1,038 và năm 2009 là 2,503 một chỉ số rất khả quan trong việc luân chuyển vốn và cũng là một tín hiệu đáng mừng cho công ty trong thời kỳ khó khăn như hiện nay.