Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó 7 lĩnh vực chính của Công ty là Tài chính – Ngân hàng, Bất động sản, Thương mại và chuyển giao công nghệ, Công nghệ thông tin và truyền thông, Sản xuất kinh doanh, Du lịch và Giáo dục. Chính vì vậy mà thị trường của Công ty là rất rộng lớn và nhiều tiềm năng. Để đạt hiệu quả cũng như khai thác có hiệu quả các tiềm năng này đòi hỏi Công ty phải đưa ra được các biện pháp cũng như phương pháp kinh doanh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Kể từ khi thành lập và phát triển đến nay thì mục tiêu của Công ty là luôn phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng xác lập vai trò vị trí của mình trên thường trường.
Tập đoàn đã xây dựng chiến lược, chính sách trong kinh doanh, đồng thời củng cố và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh để cho quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi
giữa hai bên (doanh nghiệp và khách hàng) nâng cao uy tín, cho Công ty chiếm lĩnh thị trường.
2.2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại Công ty VIT
Để có thể hiểu rõ hơn về Công ty thì có thể nhìn nhận một cách tổng quát về Công ty qua một số chỉ tiêu thông báo về tình hình tài chính của Công ty trong vài năm gần đây:
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY: 2007-2009 Đơn vị: VNĐ S Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ 2007 2008 2009 2008 2007 2009 2008 1 Doanh Thu 1.300.412.144 7.847.493.950 66.948.484.289 603,5 853,1
2 Doanh thu thuần 1.300.412.144 7.847.338.200 66.947.600.816 603,5 853,1 3 Lợi nhuận trước
thuế 46.630.950 335.722.571 1.247.366.733 719,9 371,5 4 (TSLN/DTT)* 100 3,585 4,278 1,863 119,3 43,55 5 Nộp NSNN 80.639.304 25.773.175 1.583.086.925 31,96 6142,4
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty là tốt. Bởi doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 603,5%, năm 2009 tăng 853,1% so với năm 2008. Tổng lợi nhuận trước thuế năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ tăng của năm 2008 so với năm 2007 là 719,9%, năm 2009 so với năm 2008 là 371,5%. Có lợi nhuận, doanh thu tăng, Công ty sẽ thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình đối với Nhà nước và hơn thế đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt với tỷ lệ thu nhập bình quân 1người/1tháng tăng 116% của năm 2007 so với năm 2008, tăng 110,3% của năm 2009 so với năm 2008.
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VIT
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008
2007 2008 2009 Tuyệt dối % Tuyệt đối %
Tổng tài sản 112.093.318.857 193.485.717.592 609.605.593.355 81.392.398.735 42,1 416.119.875.763 68,3 Tài sản lưu động 30.895.800.368 68.278.954.427 310.510.983.883 37.373.154.059 54,7 242.232.029.456 78,01 Vốn bằng tiền 3.349.069.160 2.849.061.516 2.576.256.918 - 500.007.644 -17,5 - 272.804.598 -10,6 Tài sản cố định 81.393.046.802 126.023.217.028 289.094.609.472 44.630.170.226 35,4 163.071.392.444 56,4 Tổng nguồn vốn 112.093.318.857 193.485.717.592 609.605.593.355 81.392.398.735 42,1 416.119.875.763 68,3 Nợ phải trả 92.013.409.004 158.841.770.957 412.781.155.224 66.828.361.953 42,1 254.939.384.267 61,8 Nợ ngắn hạn 25.593.814.455 58.533.482.072 214.457.664.195 32.939.667.617 56,3 155.924.182.123 72,7 Vốn chủ sở hữu 20.079.909.853 34.643.946.635 196.824.438.131 14.564.036.782 42 162.180.491.496 82,4 Tỷ suất TTr(8)/(5)*% 17,91% 17,91% 32,28% Tỷ suất ĐT(4)/(1)*% 72,61% 65,13% 47,42% Tỷ lệ (6)/(1) 82,08% 82,09% 67,71% Tỷ suất TTNH(2)/(7) 119,9% 115,2% 144,8% Tỷ suất TTTT(3)/(7) 0,131% 0,048%
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy tình hình tài chính của Công ty có sự khả quan, nó thể hiện bởi sự gia tăng của tổng tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty. Nó không chỉ liên tục tăng trưởng mà còn duy trì được các thành quả đã đạt được. Theo số liệu tổng quát thì tổng tài sản năm 2008 tăng 81.392.398.735 đồng về số tuyệt đối và tăng 72,6% về số tương đối so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009 thì con số này đã vượt lên khá cao so với năm 2008 là 416.119.875.763 đồng về số tuyệt đối và 245,06% về số tương đối. Điều này đã phần nào nói lên được sự cố gắng của ban lãnh đạo Công ty cũng như cán bộ công nhân viên trong Công ty trong việc huy động vốn, tài sản của Công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc mở rộng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
Năm 2008 tỷ suất tài trợ vẫn bằng năm 2007 nhưng sang năm 2009 tỷ suất tài trợ tăng lên cao. Điều này thể hiện việc Công ty đang chủ động trong việc điều tiết tài chính. Bên cạnh số liệu vừa qua thì tỷ suất đầu tư qua các năm như 2008 và 2009 đều giảm so với năm 2007, tuy nhiên thì điều này cũng thể hiện khả năng đầu tư của Công ty ngày càng kém chưa được phát triển tốt lắm. Có nghĩa là các trang thiết bị, máy móc của Công ty chưa được thay thế và đổi mới nhiều. Tức là quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa được mở rộng và phát triển nhiều.
Với nhiều ngành nghề kinh doanh đi theo với một nguồn vốn rất lớn do có những dự án kéo dài, quá trình giải ngân của các dự án, các công trình rất chậm nên việc thanh toán ngắn hạn của Công ty gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Năm 2007 tỷ suất này đạt 119,9% nhưng năm 2008 thì chỉ số này là 115,2% tức giảm 4,7% so với năm 2008 sang năm 2009 chỉ số này cũng bị giảm đi tuy nhiên đây là sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm thực hiện được các kế hoạch đã đề ra.
Tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty là rất thấp năm 2008 chỉ đạt 0,048%, giảm so với năm 2007 và năm 2009 thì tỷ suất này lại càng giảm đi chỉ còn 0,012%, điều này cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việc chủ động nguồn vốn trong kinh doanh chưa được tốt lắm. Tuy nhiên điều này cho thấy lượng tiền mặt của Công ty luôn luân chuyển và hoạt động cao nên việc tồn quỹ tiền mặt là rất thấp. Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty tăng khá nhanh năm 2008 chỉ đạt 42.1% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 thì con số này đã tăng lên 61,8%.
Có nhiều yếu tố để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nhìn vào quy mô hoạt động hay tài sản khác thì điều đó chưa thể là yếu tố quyết định giúp cho các nhà quản lý làm căn cứ để đưa ra các quyết định nhằm mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua các số liệu mà ta đã phân tích thì thấy rằng đây cũng có thể là một tín hiệu đáng khả quan đối với Công ty VIT, nó thể hiện rằng Công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Khi xét đến hiệu quả kinh tế đạt được từ việc sử dụng vốn kinh doanh của Công ty tức là chỉ nghiên cứu về mặt lượng của kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận… và các hệ số đánh giá hiệu quả như Bảng 03 dưới đây:
BẢNG 2.3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VIT Đơn vị: VNĐ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Doanh thu thuần Đồng 1.300.412.144 7.847.338.200 66.947.600.816
2 LN trước thuế Đồng 46.630.950 335.722.571 1.247.366.733 3 LN sau thuế Đồng 33.574.284 241.720.251 1.021.256.904 4 Tổng tài sản Đồng 112.093.318.857 193.485.717.592 609.605.593.355 5 Vốn chủ sở hữu Đồng 20.079.909.853 34.643.946.635 196.824.438.131 6 Hiệu suất sd tổng TS 0,01 0,04 0,11 7 Doanh lợi vốn 0,03 0,12 0,17 8 Doanh lợi vốn CSH 0,17 0,69 0,52
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Qua bảng này ta thấy năm 2008 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty đạt 0,04 có nghĩa là cứ một đồng vốn của công ty mang đi đầu tư hay tham gia một chu kỳ kinh doanh thì sẽ mang lại 0,04 đồng lợi nhuận. Điều này càng được phát huy và thể hiện qua năm 2009 chỉ số này đã đạt được 0,11 tức là cao hơn năm 2008 là 0,07. Một doanh nghiệp không thể không thành công nếu không biết mình sẽ có được bao nhiêu lợi nhuận khi mang một đồng đi đầu tư.
2.2.1. Tình hình huy động vốn.
Trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp bao giờ cũng phải có kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề đảm bảo đủ nguồn vốn cho công tác này là một số nguồn vốn như: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn v.v… trong đó tài sản nào mà doanh nghiệp cần thiết để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Vì vậy, để hình thành hai loại tài sản này thì ta phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng như: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Khi đầu tư cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý và hiệu quả. Bởi vì các
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường không thể đảm bảo hết cho tài sản cố định.
BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Đơn vị: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn dài hạn - Vốn CSH - Nợ dài hạn 86.499.504.402 20.079.909.853 66.419.594.549 134.952.235.520 34.643.946.635 100.308.288.885 395.147.929.160 196.824.438.131 198.323.491.029 TSCĐ và ĐT dài hạn - TSCĐ - XDCB Ddang 153.599.981.610 80.182.366.945 73.417.614.665 210.669.490.332 109.508.737.628 101.160.752.704 35.151.089.318 35.151.089.318 Vốn LĐ Txuyên -67.100.477.208 -75.717.254.812 359.996.839.842
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Qua bảng thống kê nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy vốn lưu động của doanh nghiệp liên tục tăng trong ba năm gần đây. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, nếu nhìn nhận trên phương diện trực diện tức là nếu thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp chưa thể đảm bảo được vấn đề vốn cho vấn đề đảm bảo nguồn vốn lưu động cũng như khả năng thanh toán của công ty.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động là một điều kiện khá quan
trọng đối với các doanh nghiệp vì đây là số phản ánh sự phát triển cũng như khả năng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng cao.
Theo các số liệu phân tích về công ty ở các chỉ tiêu khác thì đây là thời điểm mà công ty đang trong thời kỳ mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng như các hợp đồng được ký kết liên tục nên việc công ty không chủ động trong việc đủ nguồn vốn cũng là điều không thể tránh khỏi. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có các biện pháp thích hợp nhằm có được một nguồn vốn nhất định cho công ty.
BẢNG 2.5: ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Nợ ngắn hạn 25.593.814.455 58.533.482.072 214.457.664.195
2 Các khoản phải thu 26.792.546.165 63.863.094.088 85.813.555.321
3 Hàng tồn kho 558.656.730 750.344.960 1.223.050.644
4 Nhu câù vốn lưu động 1.757.388.440 6.079.956.970 -127.421.058.130
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Qua bảng thống kê trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty liên tục được phát triển và đảm bảo. Mặc dù năm 2009 vốn lưu động tăng nhưng đó chỉ là tiền đề để công ty có phương pháp cũng như các biện pháp hiệu quả nhằm cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho tài sản của công ty tránh tình trạng thiếu vốn lưu động.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty VIT.
Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho biết khái quát về tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như tác
động của đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của công ty.
BẢNG 2.6: CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
Đơn vị: VNĐ Năm 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Lượng Tỷ lệ % Lượng Tỷ lệ % -TSCĐ hữu hình 6.764.752.280 8.347.984.924 35.151.089.318 1.583.232.64 4 123 26.803.104.39 4 421 + Nguyên giá 6.935.630.630 8.612.258.347 38.623.222.827 1.676.627.71 7 124 30.010.964.48 0 448 +Giá trị hao mòn luỹ kế 170.878.350 264.273.423 3.472.133.509 93.395.073 155 3.207.860.086 1314
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Nhìn chung, lượng vốn cố định trong năm 2008 tăng so với năm 2007, tốc độ tăng là 123% tương đương với số tuyệt đối là 1.583.232.644 đồng; năm 2009 tăng so với năm 2008, tốc độ tăng là 421% tương đương với số tuyệt đối là 26.803.104.394 đồng. Sự thay đổi này thể hiện cụ thể như sau:
Trong ba năm 2007, 2008, 2009 cơ cấu tài sản cố định của công ty không có tài sản cố định vô hình, cũng không có TSCĐ thuê tài chính do đó tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng 100% trong tổng số TSCĐ của công ty bao gồm các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị quản lý và nhà cửa, vật kiến trúc, tài sản cố định hữu hình khác. Đầu năm 2007 giá trị tài sản cố định của công ty là 6.935.630.630 đồng, trong một kỳ sử dụng tài sản cố định bị khấu hao và thanh lý tài sản cũ hết 170.878.350 đồng do đó giá trị còn lại của tài sản cố định vào cuối năm 2007 chỉ còn 6.764.752.280 đồng. Sang năm 2008 và năm 2009 do nhu cầu sử dụng tài
sản cố định nhiều hơn nên công ty đầu tư mới, điều động nội bộ thêm một số máy móc thiết bị kết hợp với thanh lý tài sản cũ bổ sung nguồn vốn cho công ty. Do đó, giá trị tài sản cố định tính theo nguyên giá đầu năm 2009 là 38.623.222.827 đồng sau khi trừ đi tổng giá trị hao mòn trong kỳ hoạt động là 3.472.133.509 đồng, giá trị còn lại tài sản cố định của công ty là 35.151.089.318 đồng. Như vậy, xét một cách tổng thể giá trị tài sản cố định của công ty từ năm 2008 đến năm 2009 tăng lên 26.803.104.394 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 421% thấp hơn so với tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định đạt được 448%. Để có thể cạnh tranh với những đối thủ lớn trên thị trường, thực hiện được những dự án kinh doanh lớn mang lại nhiều lợi nhuận đòi hỏi công ty phải luôn đổi mới các trang thiết bị, sử dụng các loại máy móc hiện đại. Chính vì vậy, năm 2008 và năm 2009 xí nghiệp đã đầu tư mua mới thêm một số máy móc thiết bị, thanh lý những thiết bị cũ, lạc hậu làm tăng năng suất hoạt động của máy đồng thời giảm giá trị hao mòn thiết bị nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty VIT trong ba năm 2007, 2008, 2009 được đánh giá thông qua các chỉ tiêu trong bảng số liệu dưới đây:
Đơn vị: VNĐ Năm Chỉ tiêu % tăng giảm 2008/ 2007 % tăng giảm 2009/2 008 2007 2008 2009
Doanh thu thuần 1.300.412.144 7.847.338.200 66.947.600.816 503,5 753,1
Lợi nhuận trước thuế 46.630.950 335.722.571 1.247.366.733 619,9 271,55
Nguyên giá bình quân TSCĐ 6.935.630.630 7.773.944.488 23.617.740.587 12,09 203,8 Vốn cố định bquân 6.772.215.962 7.556.368.602 26.749.537.121 11,58 253,9 Hiệu suất sử dụng TSCĐ(1/3) 0,187 1,01 2,8 440,1 177,2
Sức sinh lợi của TSCĐ (2/3) 0,007 0,043 0,053 514,3 23,26 Suất hao phí TSCĐ (3/1) 5,333 0,991 0,353 -81,42 -64,38 Hiệu suất sd vốn CĐ (1/4) 0,192 1,038 2,503 440,6 141,1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ(2/4) 0,007 0,044 0,005 528,6 -88,64
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn VIT )
Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy xét một cách tổng thể thì hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty VIT là có dấu hiệu tốt thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Năm 2008 chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là tăng so với năm 2007, nếu năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 0,187% thì năm 2008 tăng lên là 1,01%, sang năm 2009 thì hệ số