Một số kiến nghị đối với Nhà nước:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long (Trang 63 - 68)

I. Chiến lược và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tớ

2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước:

2.1. Cải cách hành chính tạo điều kiện cho xuất khẩu:

Hiện nay hệ thống thủ tục xuất khẩu của nước ta còn rất rườm rà, khi xuất hàng cần rất nhiều loại giấy tờ liên quan. Để tăng lượng hàng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước đối với thị trường nước ngoài, Chính phủ cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hơn nữa trong chiến lược xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Về các thủ tục hành chính và hải quan, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cần xem xét áp dụng các quy định sau:14

+ Bỏ việc buộc phải kiểm dịch, xuất xứ hàng hoá nếu Việt Nam không có nghĩa vụ thực hiện theo các thoả thuận song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết.

+ Bỏ yêu cầu chứng minh nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu hoặc nguồn nguyên liệu sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu nếu không liên quan đến việc hoàn thuế.

+ Cho phép xuất khẩu hàng hoá qua những nơi không phải là cửa khẩu quốc tế, quốc gia.

+ Không thu thuế, kể cả tạm tính đối với hàng hoá xuất khẩu bị trả lại để tái chế rồi lại xuất khẩu.

+ Tiếp tục áp dụng các biện pháp mới mà ngành hải quan đã thực hiện như: phân luồng hàng hoá, quy định xác nhận thực xuất; quy chế khai báo một lần; đăng ký tờ khai trên máy vi tính; phân cấp rộng hơn quyền ký tờ khai hải quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; doanh nghiệp khai báo, Nhà nước hậu kiểm.

2.2. Hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp, công ty xuất khẩu:

Trong những năm qua mặc dù chất lượng hàng hoá không ngừng được cải thiện, song sức cạnh tranh trên thị trường vẫn còn yếu kém. Hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là dạng thô và sơ chế, chất lượng chưa cao. Trong thời gian tới, để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần tập trung vào đổi mới công nghệ. Điều này đòi hỏi một nguồn vốn lớn nên cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Hiện nay công ty vẫn đang hoạt động sản xuất dựa trên một phần nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh. Để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần nguồn vốn cao hơn nữa. Nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn nhiều hơn nữa và nếu có khả năng thì có thể liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để cải thiện chất lượng công nghệ và nguồn vốn.

2.3. Hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực:

Hiện nay số lượng lao động có tay nghề cao của công ty không nhiều. Chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo là chính. Số công nhân của công ty chủ yếu là trình độ cấp II, một số mới hết cấp III, chưa qua một trường lớp đào tạo tay nghề nào. Bên cạnh đó, số công nhân này thuộc dân tộc miền núi là nhiều vì phân xưởng sản xuất của công ty đặt tại huyện miền núi.

Do đó, Nhà nước cần có chính sách cụ thể hỗ trợ cho việc đào tạo tay nghề cho đồng bào dân tộc miền núi. Giúp họ bước đầu làm quen với dây chuyền sản xuất hàng loạt phổ biến hiện nay.

Công ty đang có kế hoạch thuê thêm nhân công để mở rộng dây chuyền sản xuất và đang hướng vào số lao động ở trại cai nghiện Vạn Cảnh. Đây là một khu cai nghiện chung của toàn tỉnh và cả nước, cai nghiện và giáo dưỡng rất nhiều thành phần phức tạp trong xã hội. Công ty cũng muốn góp phần vào tạo công ăn việc làm cho những người đã được cai nghiện và đang trong thời gian cai nghiện nên đã có kế hoạch hợp đồng thuê thêm lao

động ở đây. Do đó, chính quyền địa phương, thành phố cũng như tỉnh cần hết sức quan tâm và giúp đỡ, tạo điều kiện cho công ty trong việc hợp tác thuê nhân công với trại cai nghiện này.

2.4. Tăng cường phát triển mối quan hệ đa phương:

Quan hệ thương mại giữa các nước chính là quan hệ ngoại giao giữa các nước ây. Hiện nay, các nước có quan hệ thương mại với nhau luôn khẳng định bằng các hiệp định, thoả hiệp, các điều ước ký kết song phương hay đa phương. Mối quan hệ này càng rộng thì càng có điều kiện để mở rộng thị trường buôn bán sản phẩm sản xuất của đất nước.

Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước trên thế giới, đây là một điều kiện rất tốt thúc đẩy mối quan hệ thương mại phát triển. Các công ty, doanh nghiệp sản xuất càng có thêm điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường xúât khẩu hàng hoá mà mình sản xuất. Để không ngừng phát triển bền vững và ổn định nền kinh tế, nước ta phải không ngừng giữ vững và tăng thêm mối quan hệ với các nước bạn, tạo một môi trường hoà bình ổn định cả về kinh tế và chính trị.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mà còn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước. Mở rộng được thêm thị trường xuất khẩu không những đem lại nhiều lợi nhuận làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển mà còn giúp cho đất nước mở rộng mối quan hệ với thế giới. Trước lợi ích to lớn đó Đảng và Nhà nước không ngừng đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho hàng hoá của mình. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải có chiến lược phát triển đúng đắn trong sự nghiệp mở rộng thị trường của mình.

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long cũng là một doanh nghiệp tham gia xuất khẩu những mặt hàng được khai thác trong nước và những mặt hàng do công ty sản xuất. Thời gian qua công ty cũng luôn cố gắng nỗ lực xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn để mở rộng thêm thị trường xuất khẩu phù hợp với điều kiện của công ty. Tuy nhiên hoạt động này cũng chỉ mới dừng lại ở một số thị trường tiềm năng có sẵn của công ty mà chưa vươn rộng ra thị trường thế giới. Trên cơ sở đó trong chuyên đề này em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty và từ đó có thể giúp ích phần nào trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của công ty.

Qua thời gian thực tập tại công ty, cùng với những kiến thức được trang bị trong nhà trường đặc biệt dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng và các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Song do thời gian và trình độ có hạn nên vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu cũng

như yêu cầu quản lý thực tiễn của công ty. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban giám đốc và các cô chú, anh chị trong công ty.

Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, ban Giám đốc, các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long đã hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.

Quảng Ninh, tháng 4 năm 2006

Sinh viên thực hiện

Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Võ Thanh Thu – Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ – NXB Thống Kê 1999.

2. GS.TS Võ Thanh Thu – Quan hệ kinh tế quốc tế – NXB Thống kê 2003. 3. Khoa Marketing – Giáo trình Marketing quốc tế - PGS.TS Trần Minh

Đạo, TS Vũ Trí Dũng – NXB Thống kê 2002.

4. Khoa Marketing – Giáo trình Marketing căn bản – PGS. TS Trần Minh Đạo – NXB Giáo dục 2002.

5. Khoa Kinh tế quốc tế – Giáo trình Kinh tế quốc tế – PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng – NXB Lao động xã hội 2004.

6. Giáo trình Kinh tế chính trị Mac- Lênin. NXB Chính trị quốc gia-2000. 7. Điều lệ tổ chức và lao động Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ

Long.

8. Báo cáo kết quả tài chính của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long năm 2003, 2004, 2005.

9. Tạp chí thị trường giá cả - số 6/2000 – Bài “Thanh toán xuất nhập khẩu biên giới Việt- Trung” – Lê Hà.

10. Tạp chí Kinh tế và phát triển – số 24/2000 – Bài “ Một số vấn đề phát triển thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam” – PGS.TS Trần Chí Thành. 11.Tạp chí Kinh tế và phát triển – số 31/1999 – Bài “ Một số giải pháp đẩy

mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” – Thạc sĩ Lê Quốc Hội.

12.Tạp chí Thương mại – số 10/1999 – Bài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay”– Lê Minh Bảo.

13.Tạp chí phát triển kinh tế – số 112/2000- Bài “ Giải pháp dài hạn để thúc đẩy xuất khẩu”- Nguyễn Anh Minh.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w