Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới 2006-2010

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long (Trang 52 - 54)

I. Chiến lược và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tớ

2. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới 2006-2010

Trong một số năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, doanh thu tiêu thụ giảm mạnh. Chi phí còn rất cao, chưa giải quyết dứt điểm các khoản nợ đọng, khả năng huy động thêm vốn còn hạn chế. Nhận định được những khó khăn và thuận chung của nền kinh tế đất nước, kết hợp với tình hình của công ty. Công ty đã đề ra định hướng phát triển cho những năm tới như sau:

Trong thời gian tới công ty vẫn duy trì và phát triển mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh thương mại trong đó lấy sản xuất làm trọng tâm, đồng thời chọn lựa các ngành nghề kinh doanh thương mại phù hợp, đầu tư thêm cơ sở vật chất để phát triển kinh doanh thương mại- dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thương mại- dịch vụ tại TP Hạ Long, cụ thể:

* Khâu sản xuất công nghiệp:

Duy trì và ổn định 2 phân xưởng sản xuất giấy đế tại Tiên Yên, Ba Chẽ đạt sản lượng 5.000 tấn giấy/năm. ổn định việc làm, thu nhập cho 120 lao động tại xưởng và hàng trăm lao động thời vụ khai thác tre, nứa cung cấp đủ giấy cho khâu gia công tại Quảng Yên và TP Hạ Long. Bên cạnh sản xuất giấy, tiếp tục mở rộng thêm sản xuất đũa tre xuất khẩu là 1.000 tấn/năm. Cùng huyện Ba Chẽ, Tiên Yên nghiên cứu dự án sản xuất- chế biến măng và quế vỏ để xuất khẩu.

Tiếp tục mở rộng xưởng gia công giấy tại phưởng Yết Kiêu TP Hạ Long, đảm bảo gia công hết 5.000 tấn giấy đế do công ty sản xuất. Liên kết với 2 cơ sở sản xuất giấy đế Hoành Bồ và Hồng Ngọc- Cẩm Phả để gia công toàn bộ giấy đế sản xuất tại Quảng Ninh. Đưa sản lượng giấy lên 10.000 tấn/năm vào năm 2006, đạt kim ngạch xuất khẩu 2 triệu USD/năm, giải quyết thêm việc làm cho 100 lao động tại xưởng và 50 lao động nhận gia công tại gia đình.

Sản xuất công nghiệp là khâu đảm bảo cho công ty ổn định, giải quyết nhiều lao động cho các huyện miền núi và TP Hạ Long, góp phần tiêu thụ

sản phẩm và xoá đói giảm nghèo tại khu vực miền núi, đồng thời có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Tuy vậy sản xuất công nghiệp vẫn là khâu có nhiều khó khăn cần phải có kinh nghiệm kinh doanh thương mại hỗ trợ. Công ty cần tìm kiếm thêm bạn hàng tiêu thụ sản phẩm cho công ty, tránh tình trạng “ cho trứng vào một rổ” như hiện nay. Đó là điều tất yếu trong kinh doanh mà công ty phải nghĩ đến, nó sẽ giúp công ty tránh được rủi ro trong kinh doanh, tránh bị ép giá, tăng sản lượng tiêu thụ từ đó tăng được doanh thu và như vậy mặc nhiên các chi phí cố định như lãi vay, khấu hao trên đơn vị sản phẩm sản xuất sẽ giảm xuống, và do đó tăng lợi nhuận của công ty.

* Khâu kinh doanh thương mại:

- Đối với các mặt hàng đang kinh doanh hiện nay:

Hiện nay công ty đang kinh doanh mặt hàng chính là than, giấy vàng mã xuất khẩu và buôn bán vật liệu xây dựng trong nước. Trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục duy trì hai mặt hàng này, cụ thể: than đạt 150.000 tấn/năm,giấy vàng mã đạt 5.000 tấn/năm, vật liệu xây dựng đạt 25.000 m3/năm.

- Trong thời gian tới công ty lên kế hoạch xây dựng lại khu văn phòng tại trụ sở 162-Lê Thánh Tông-Tp Hạ Long rộng 800m2 với mức đầu tư là 70 tỉ đồng. Dự án này theo kế hoạch được thực hiện trong vòng từ quý III năm 2006 đến hết năm 2008 thì hoàn thành. Khi Trung tâm thương mại- Dịch vụ Hạ Long này hoàn thành thì được đưa vào sử dụng với mục đích: khối giao dịch, thương mại, siêu thị, dịch vụ; trưng bày giới thiệu, quảng cáo sản phẩm; xúc tiến thương mại; văn phòng cho thuê, phòng họp, hội nghị và hành chính quản lý trung tâm; khách sạn cao cấp; vui chơi giải trí, thư giãn; căn hộ cao cấp cho thuê và bán; khu vực sân vườn và hoạt động ngoài trời; gara xe, kho tàng; và một số chức năng phụ khác.

-Trong năm 2006 này công ty kinh doanh thêm mặt hàng mới là bất động sản và nhập khẩu trực tiếp ô tô cũ đã qua sử dụng từ Cộng hòa liên

bang Đức về bán trong thị trường nội địa theo chính sách mới về hàng hoá nhập khẩu của Nhà nước hiện nay.

- Một số khâu kinh doanh khác: căn cứ vào ngành nghề đã có bổ sung trong giấy phép kinh doanh , công ty sẽ triển khai thêm hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ để tạo thêm lợi nhuận hỗ trợ sản xuất và tăng trưởng trong thời gian tới.

II. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất

khẩu của công ty trong giai đoạn tới:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w