doanh
Như chúng ta đã biết giá thành sản phẩm phản ánh kết quả Công ty đạt được sau quá trình sản xuất. Nó phản ánh lượng hao phí kết tinh trong sản phẩm. Vì vậy, giá thành cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lợi nhuận của Công ty. Do vậy, các nhà quản trị Công ty luôn tìm cho mình những biện pháp tối ưu để hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Dựa vào những kiến thức đã được trang bị em xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CPMTC, CPSXC. Để hạ thấp giá thành phải tiêt kiệm được các loại chi phí này và sử dụng chúng có hiệu quả.
Công ty cần tăng cường những biện pháp quản lý nhằm tránh sự thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu. Phòng kế hoạch vật tư nên lập kế hoạch thu mua và sử dụng vật tư hợp lý đáp ứng yêu cầu sản xuất, giảm những thiệt hại không đáng có. Nếu vật tư quá nhiều trong kho sẽ làm chi phí bảo quản kho bãi tăng lên, thêm vào đó là tình trạng đọng vốn, điều này làm cho hiệu quả kinh doanh giảm đi đáng kể. Ngược lại, Nếu vật tư dùng cho sản xuất quá ít, không đáp ứng yêu cầu sản xuất sẽ làm gián đoạn thi công ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
Công ty cần ngoại giao nhằm thiết lập một mạng lưới nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng, thường xuyên nhằm cung cấp vật tư đầy đủ, kịp thời.
Hiện nay, cạnh tranh gay gắt đang thôi thúc các nhà quản lý, đòi hỏi họ phải tạo ra những công trình có chất lượng tốt nhất. Do đó, việc tạo dựng lòng tin với các nhà đầu tư cũng là phương pháp được chú ý.
Nhằm tránh hiện tượng tiêu cực khi các đơn vị thu mua vật tư khai tăng hoặc không đúng chủng loại gây thiệt hại cho Công ty thì Công ty phải có sự giám sát tại công trường.
Hiện nay, công tác xây lắp thường rơi vào tình trạng chậm tiến độ, do những chế độ đãi ngộ nhân viên chưa kịp thời và hợp lý. Công ty nên có chế độ khen, thưởng thích hợp. Ngoài lương khoán cho các tổ đội thi công, Công ty nên có chế độ thưởng cho các tổ làm xong sớm, đảm bảo chất lượng, phạt những tổ chậm tiến độ nếu không phải do các nguyên nhân khách quan. Luôn chú ý, chăm lo sức khoẻ tinh thần cho người lao động. Việc làm này của Công ty sẽ làm công nhân có động lực để phấn đấu, giúp họ hăng say lao động và có trách nhiệm với công việc hơn.
Ngoài ra, Công ty cần phải ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, tuyển dụng đào tạo kỹ sư lành nghề, nghiên cứu tổ chức quá trình thi công một cách khoa học và hợp lý.
cao nhất, tận dụng tối đa hoạt động của máy, giảm lao động thủ công nâng cao năng suất lao động. Đồng thời cần có kế hoạch sửa chữa nâng cấp, đánh giá lại TSCĐ nhất là máy thi công để biết được tình trạng của máy móc. Nếu máy đã quá cũ, lạc hậu cần phải đổi mới công nghệ nhăm đáp ứng nhu cầu sản xuất và chất lượng công trình.
Về phần chi phí sản xuất chung cần giảm các chi phí tiếp khách, điện thoại cá nhân… Công ty nên quy định một ngưỡng phù hợp tránh tình trạng lợi dụng công quỹ vì lợi ích riêng.
Ngoài ra, cần kiểm tra tính hợp lý của chi phí để tách ra khỏi giá thành những khoản chi bất hợp lý.
Thêm vào đó Công ty cần xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị về chi phí và giá thành sản phẩm cho từng đối tượng.
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững được khi biết kết hợp và sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và sự cân đối hạch toán kinh tế. Để làm được điều này thông tin kinh tế giữ vai trò quan trọng trong việc chi phối các quyết định của nhà quản trị. Nó gắn với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả kinh doanh của mình. Vì thế sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất chung cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề thực sự cần thiết và là một nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra là hoàn thiện, đổi mới không ngừng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng và trong doanh nghiệp sản xuất nói chung để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới đồng thời đây cũng là một trong những phương pháp mới kêu gọi đầu tư và ký kết các hợp đồng mới.
Do thời gian thực tập có hạn và còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm nên những nhận xét hay đề xuất mà em đưa ra chỉ mang tính cá nhân và theo đánh giá chủ quan của bản thân. Vì thế khó tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán và các anh chị tại Công ty CP Hồng Hà Dầu Khí để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Văn Bảo: “Hướng dãn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam”, NXBTC, HN- 2004.
2. Hà Thị Ngọc Hà- 261: “Sơ đồ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ”, NXB Lao Động Xã Hội, 2007.
3. PGS.TS Nguyễn Thị Đông: “Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán”, NXBTC, HN, 2003.
4. PGS. TS Nguyễn Minh Phương: “Giáo trình kế toán quản trị”, NXBTC, HN, 2004.
5. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006- NXB Tài chính.
6. Các chứng từ, sổ sách, tài liệu tại Công ty. 7. Luận văn khoá trên.