Những tồn tại

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Hồng Hà Dầu Khí (Trang 77 - 80)

Về đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng và sử dụng kéo dài, sản phẩm mang

công trình, hạng mục công trình là chính xác và phù hợp với đặc điểm sản phẩm của hoạt động xây lắp.

Ngoài ra, phương pháp tính giá thành được Công ty lựa chọn là phương pháp giản đơn rất phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản xuất và phương thức bàn giao thanh toán mà Công ty đã áp dụng. Những ưu điểm trong công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nêu trên có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên công tác hạch toán chi phí và tính giá thành trong XDCB là một công việc rất phức tạp vì vậy trong việc thực hiện công tác này ở Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định.

Về công tác tập hợp và luân chuyển chứng từ: Do các địa điểm ở cách xa nhau nên việc tập hợp và luân chuyển chứng từ chậm chạp gây khó khăn cho việc tính giá thành công trình.

Công tác hạch toán các khoản mục chi phí * Về kế toán tập hợp CPNVLTT

Về việc hạch toán CPNVLTT, Công ty thực hiện khá đầy đủ các thủ tục về tập hợp CPNVLTT theo quy định của Bộ Tài Chính. Các chứng từ phát sinh ở các đội đều được kế toán Công trình tập hợp đầy đủ, cuối tháng gửi về phòng Tài chính- kế toán Công ty. Sau đó kế toán Công ty kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ rồi mới tiến hành nhập vào máy tính và lên các sổ.

Đối với NVL xuất kho hoặc mua về chuyển thẳng đến chân công trình cuối kỳ các kế toán công trình mới gửi hoá đơn chứng từ thanh toán về phòng kế toán. Kế toán căn cứ vào hoá đơn chứng từ để tiến hành định khoản và ghi nhận CPNVLTT phát sinh trong kỳ. Mặc dù khi tiến hành sử dụng vật tư có biên bản sử dụng vật tư do cán bộ kỹ thuật và phòng vật tư ký nhận nhưng số vật liệu còn lại chưa sử dụng hết cũng chiếm một lượng không nhỏ lại không làm đủ các thủ tục nhập kho, không được phản ánh đầy đủ trên giấy tờ sổ sách. Việc không hạch toán phế liệu thu hồi sẽ làm CPNVLTT tăng lên so với thực tế, do vậy việc tính giá thành không chính xác.

nhiều trong kho, lúc thì thiếu làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

* Về chi phí nhân công

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại các đội, các công trình còn thiếu chặt chẽ. Vì đội trưởng công trình là người theo dõi quá trình chấm công và chia lương cho công nhân, là người được Công ty uỷ quyền ký các Hợp đồng thuê lao động nên có thể xảy ra tình trạng thiếu trung thực trong công tác hạch toán và chi trả tiền thuê nhân công.

Mặt khác, Công ty chưa tiến hành trích lương phép cho công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty. Việc này sẽ làm cho giá thành công trình tăng trong trường hợp công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép nhiều, do đó giá thành công trình mất phần nào đi tính chính xác của nó.

* Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Nói chung các chứng từ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đều được theo mẫu của BTC và được kế toán công trinh tập hợp đầy đủ, phục vụ tốt cho yêu cầu tính giá thành.

Tuy nhiên, đây là khoản mục chi phí đặc thù của các doanh nghiệp xây lắp theo hình thức hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy nên kế toán rất hay nhầm lẫn. Đôi khi kế toán hạch toán nhầm lẫn chi phí sữa chữa xe, máy phục vụ cho quản lý sang tài khoản này và ngược lại.

Công ty hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy vào TK 622, điều này là không hợp lý và sai so với chế độ quy định.

Công ty tiến hành tính khấu hao máy thi công theo phương pháp khấu hao đều và được tính trực tiếp cho từng công trình sử dụng máy thi công. Cách tính này tương đối chính xác, tuy nhiên cách phân bổ này phức tạp vì Máy thi công được điều động linh hoạt giữa các công trình.

Công ty tiến hành phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ máy thi công theo phương pháp trên thực chất chưa được chính xác vì nó phụ thuộc vào việc xác định tuổi thọ của công cụ, dụng cụ.

Công ty chưa trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ của các máy thi công cũng như các TSCĐ dùng cho quản lý.

Do việc phát sinh các chi phí NVL sử dụng cho hoạt động quản lý chung toàn công trường và các tổ, đội ít nên Công ty hạch toán vào TK 6278- Chi phí bằng tiền khác. Điều này tuy tạo sự thuận lợi cho công tác kế toán do không phải mở thêm TK 6272- “Chi phí vật liệu” để theo dõi nhưng không đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành và cũng không cho người cần thông tin biết cơ cấu chính xác của các loại chi phí trong chi phí sản xuất chung.

Mặt khác, Công ty tính khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý như tính khấu hao đối với các dịch vụ hàng hoá cùng với việc không mở TK 627202: Chi phí vật liệụ phục vụ cho hoạt động quản lý đã gây không ít khó khăn cho các nhà quản trị trong việc quản lý chi tiết từng loại chi phí và cơ cấu của từng loại trong chi phí sản xuất chung.

Các chi phí sản xuất chung phát sinh như chi phí điện, nước, điện thoại… do giữa tháng sau mới nhận được giất báo thanh toán của nhà cung cấp và cuối tháng đó chứng từ mới về đến phòng kế toán nên thường được đồn và tính cho chi phí tháng sau. Điều này không đảm bảo nguyên tắc cơ sở dồn tích của kế toán: ghi nhận chi phí vào thời điểm phát sinh chi phí.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Hồng Hà Dầu Khí (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w