* Về tổ chức quản lý và công tác kế toán
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty có thể nhận thấy bộ máy quản lý của Công ty được bố trí gọn nhẹ với 4 phòng ban chức năng độc lập, mỗi phòng ban chịu một trách nhiệm về những lĩnh vực khác nhau nhưng thường xuyên hỗ trợ nhau về mặt nghiệp vụ và tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý chung. Việc tổ chức các phòng ban độc lập cũng làm cho hiệu lực quản lý của Công ty được nâng cao, việc quyết định trách nhiệm cho từng bộ phận trở nên dễ dàng thuận lợi hơn. Mặt khác việc tổ chức cơ cấu gọn nhẹ giúp Công ty tiết kiệm được các khoản chi phí, tránh lãng phí trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho bộ máy quản lý của Công ty hoạt động linh hoạt hiệu quả và thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Công ty đã áp dụng Quyết định 15/2006/QĐ/BTC vào trong công tác kế toán. Hệ thống chứng từ ban đầu, hệ thống sổ sách, báo cáo được tổ chức hợp pháp, hiệu quả kinh tế cao cung cấp thông tin kịp thời hữu ích cho các nhà quản lý và những người cần thông tin. Việc tập hợp luân chuyển chứng từ tương đối chặt chẽ, tránh đến mức tối đa sự thất thoát về tài sản, tiền vốn của Công ty cũng như của xã hội.
Tổ chức kế toán của Công ty phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường. Bộ máy kế toán gọn nhẹ cùng đội ngũ nhân
luôn hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ kế toán của Công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý để nắm bắt kịp thời với sự thay đổi của chế độ kế toán nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của Công ty.
Ngoài ra, công tác kế toán của Công ty được sự giúp đỡ của phần mềm Fast Accouting. Nhờ có phần mềm kế toán này khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, cuối tháng giảm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của số liệu kế toán.
Tuy nhiên, phòng kế toán không chỉ phụ trách công tác kế toán tài chính mà còn kiêm cả kế toán quản trị. Chứng tỏ sự không chyên nghiệp trong việc tổ chức kế toán tại công ty. Đây cũng là tình trạng chung của hệ thống kế toán tại các công ty ở nước ta. Điều này làm cho công tác kế toán quản trị thiếu tính chính xác, linh hoạt, không thể đưa ra các phương án kinh doanh đúng đắn.
Do Công ty là doanh nghiệp xây lắp nên địa điểm thi công thường ở các địa điểm khác nhau và cách xa nhau do đó việc đi lại gặp nhiều khó khăn, tốn kém tiền của, việc cập nhật chứng từ kế toán chậm. Thông thường, cuối tháng kế toán công trình mới tập hợp chứng từ gửi về phòng Tài chính- kế toán của Công ty làm cho công tác kế toán gặp nhiều khó khăn, gây sức ép kế toán vì công việc cuối tháng thường nhiều.
Chứng từ kế toán là cơ sở để ghi sổ kế toán, các chứng từ kế toán cần phải lập ngay khi nghiệp kinh tế phát sinh. Nhưng trong công ty có rất nhiều nghiệp vụ không được lập chứng từ ngay mà sau khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã xảy ra rồi, căn cứ vào một số giấy tờ có liên quan rồi mới lập hoá đơn đỏ, chứng từ. Việc này có thể làm mất tính chính xác của các nghiệp vụ kinh tế và độ tin cậy của các số liệu, tính kịp thời của thông tin.
Chứng từ tại Công ty được lưu trữ theo tài khoản, ví dụ: chứng từ về công nợ được lưu trữ theo TK 331, chứng từ về vật tư được lưu trữ theo TK 152, chứng từ thanh toán tạm ứng được lưu trữ theo TK 141, ... Hình thức lưu trữ này giúp công ty dễ kiểm tra chứng từ bởi chúng có liên quan đến nhau. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng mất hoặc bỏ xót chứng từ sẽ rất khó phát hiện.
khi phát sinh mới được khấu trừ VAT còn trường hợp quá sẽ phải ghi vào chi phí hoặc quy trách nhiệm bồi thường. Và thực tế công ty vẫn thường xảy ra tình trạng này do việc luân chuyển chứng từ chậm chạp từ các kế toán Công trình của các công trình ở xa. Điều này làm tăng chi phí của Công ty và mất thời gian xử lý.
* Về việc sử dụng hệ thống TK
Hệ thống TK sử dụng trong quá trình hạch toán tại công ty rất đầy đủ và áp dụng theo đúng nội dung phản ánh của từng tài khoản theo quy định chính của Bộ Tài Chính. Điều này giúp việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại công ty được chính xác, giúp xác định đúng chi phí và kết quả kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, các TK khoản sử dụng trong quá trình hạch toán cũng được chi tiết theo yêu cầu quản lý, hạch toán cụ thể tới từng đối tượng, giúp việc theo dõi chi phí, kết quả của công ty được cụ thể. Từ đó xác định được những khoản mục đầu tư nào mang lại lợi nhuận cao cho công ty để có phương án kinh doanh hiệu quả cho các kỳ tiếp theo.
Tuy vậy, trong thời gian qua mặc dù công ty đã thực hiện theo chế độ kế toán mới ban hành của Bộ Tài Chính nhưng do các công trình thi công trong thời gian dài nhiều số liệu kinh tế liên quan đến nhau. Nên việc sử dụng TK và hạch toán trong công ty vẫn chưa hoàn toàn theo chế độ mới.
Ví dụ: Công ty vẫn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên TK 3334 mà chưa sử dụng và hạch toán trên các TK 821: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, doanh nghiệp vẫn giữ, hạch toán vào TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn. Như vậy doanh nghiệp chưa thực hiện việc hạch toán theo hế thống TK mới theo QĐ số 15 của Bộ Tài Chính.
* Về hệ thống sổ sách kế toán
Công ty đã áp dụng Quyết định 15/2006/QĐ/BTC vào trong công tác kế toán. Hệ thống chứng từ ban đầu, hệ thống sổ sách, báo cáo được tổ chức hợp pháp, hiệu quả kinh tế cao cung cấp thông tin kịp thời hữu ích cho các
từ tương đối chặt chẽ, tránh đến mức tối đa sự thất thoát về tài sản, tiền vốn của Công ty cũng như của xã hội.
Công ty đã mở được hệ thống sổ kế toán phù hợp và chi tiết tới từng công trình, hạng mục công trình, dễ dàng cho việc quản lý và tính giá thành.
Tuy vậy, Do quá trình luân chuyển chứng quá chậm và kế toán ghi sổ ghi sổ chậm nên các nghiệp vụ kinh tế, tài chính không được cập nhật thường xuyên vào hệ thống kế toán.
* Về hệ thống báo cáo kế toán của Công ty
Việc kiểm toán báo cáo tài chính giúp khẳng định tính chính xác của các thông tin tài chính. Tuy nhiên việc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty từ trước đến nay vẫn do một công ty kiểm toán đảm nhận. Vì thế chất lượng cuộc kiểm toán không cao.
Mặt khác, kỳ kế toán thực hiện lập các báo cáo của Công ty là năm (trừ trường hợp bắt buộc) nên việc cung cấp thông tin cho quản trị không kịp thời.
Hạn chế chủ yếu trong hệ thống báo cáo quản trị của Công ty. Các báo cáo này do Phòng kế toán lập, các số liệu chủ yếu lấy từ hệ thống sổ sách của báo cáo tài chính. Do vậy các số liệu lấy để phân tích không thực phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh doanh trong Công ty. Các báo cáo quản trị vì thế mà chất lượng của nó không cao, không thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, khó có thể tìm ra được các phương án kinh doanh có hiệu quả mang tính chất đột phá cho công ty. Như vậy mặc dù có báo cáo quản tri nhưng lại không thể dựa vào đó để đưa ra quyết định kinh doanh. Việc này gây lãng phí cả về tiền bạc và thời gian của doanh nghiệp