Kết quả xuất khẩu và chất lượng cà phê xuất khẩu trong những năm qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu ở Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa (Trang 27 - 43)

qua

.1.1. Kết quả xuất khẩu cà phê

1.1.1. Sản lượng cà phê xuất khẩu

Thái Hòa là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín trên thị trường quốc tế, cũng là DN duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê. Tổng sản lượng xuất khẩu của Thái Hoà có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây và góp phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân.

Bảng 4: Biến động sản lượng xuất khẩu

Năm Sản Lượng (tấn) Chênh lệch Tốc độ tăng(%) Kim ngạch ( Tr.USD) Chênh lệch Tốc độ tăng(%) 2005 29.675,26 - - 42,03 - - 2006 38.009,33 8.334,07 28,18 53,2 11,17 26,58 2007 53.003,07 14.993,74 28,29 79,98 26,78 50,34 2008 54.000 996,93 1,88 81,4 1,42 11,78

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhận xét:

Ta thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty đều tăng trong vòng 4 năm trở lại đây. Tăng mạnh nhất là năm 2007 lên tới 28,29% tương ứng với 14.993,74 tấn, tiếp đến là năm 2006 tăng 28,18% tương ứng tăng 8.334,07 tấn do cà phê năm này doanh nghiệp bội thu và nhu cầu về cà phê trên thị trường tăng, tuy nhiên ngay sau đó năm 2008 sản lượng có tăng nhưng không đáng kể tăng 1,88% tương ứng tăng 996 tấn do nền kinh tế khủng hoảng kéo theo sự

suy giảm trong tiêu thụ cà phê và trong năm qua hạn hán, mưa kéo dài…kéo theo diện tích trồng có tăng nhưng sản lượng lại tăng không đáng kể.

Biểu đồ 2: Biến động tổng sản lượng xuất khẩu

Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp

Năm có sản lượng xuất khẩu lớn nhất trong vòng 4 năm trở lại đây là năm 2008 với 54000 tấn kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng là lớn nhất với 81,4 triệu USD song tốc độ tăng của năm nay chỉ hơn năm trước 1,88% về sản lượng và 11,78% về kim ngạch. Năm 2006 do thời tiết thuận lợi nên sản lượng tăng kéo theo việc tăng 11,17 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng 26,58 %. Nhưng năm 2007 mới là năm có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch lớn nhất tăng 26,78 triệu USD với tốc độ tăng 50,34 %. Do năm này giá cà phê tăng đột biến khiến cho các nhà kinh doanh cà phê đều có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao.

Bảng 5: Thị trường xuất khẩu cà phê của tổng công ty CPTD Thái Hoà

STT Nước Năm 2005 Năm 2006 Năn 2007 Năm 2008

Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % 1 Ai Cập 38,4 0,13 164,81 0,43 217,8 0,41 264,34 0,48 2 Bỉ 1.354,82 4,57 1.078,7 2,84 2.312,81 4,36 1.937,23 3,52 3 Australia 86,17 0,29 107,93 0,28 538,71 1,02 401,92 0,73 4 Algieria 517,07 1,74 695,13 1,83 719,67 1,36 819,45 1,49 5 Belgium 3.954,46 13,33 4.017,19 10,57 4.167,19 7,86 4.204,89 7,65 6 Đan Mạch 21,6 0,07 0 0 556,9 1,05 132,14 0,24 7 Geogria 19,2 0,06 93,51 0,25 153,9 0,29 93,23 0,17 8 Đức 1.306,02 4,40 1.506,43 3,96 2.799,8 5,28 1.163,64 2,12 9 Ai cập 279,9 0,94 569,32 1,50 678,25 1,28 1.037,75 1,89 10 Hà Lan 854,54 2,88 1.213,78 3,19 1.507,59 2,84 729,43 1,33 11 HồngKông 63 0,21 103,65 0,27 78,23 0,15 37,81 0,07 12 Hàn Quốc 755,05 2,54 899,19 2,37 1.221,34 2,30 775,34 1,41 13 Israel 36 0,12 0 0.00 45,7 0,09 25 0,05 14 Italy 5.316,06 17,91 6.345,24 16,69 6.415,5 12,10 7.014,4 8 12,75 15 Nhật 172,8 0,58 563,79 1,48 671,3 1,27 1.023,93 1,86 16 Rumani 322,1 1,09 531,25 1,40 631,45 1,19 473,75 0,86 17 Canada 1.037,12 3,49 1.542,73 4,06 1.549,8 2,92 1.059,35 1,93 18 Malays 196,77 0,66 361,99 0,95 472,5 0,89 527,53 0,96 19 Maroc 900 3,03 1.454,87 3,83 1.578,67 2,98 1.958,34 3,56 20 Mexico 344,54 1,16 569,15 1,50 702,3 1,33 684,25 1,24 21 Morocco 72 0,24 112,7 0,30 135,67 0,26 592,15 1,08 22 Mỹ 3.729,23 12,57 3.945,23 10,38 6.681,85 12,61 6.723,23 12,22 23 Hungary 1.192,41 4,02 979,15 2,58 1.341,53 2,53 1.096,47 1,99 24 Đan Mạch 43,2 0,15 99,5 0,26 528,72 1,00 738,69 1,34 25 Hy Lạp 819,12 2,76 1.096,15 2,88 1.287,34 2,43 1.019,74 1,85 26 Nga 2.004,1 6,75 2.211,5 5,82 2.015,8 3,80 2.954,44 5,37 27 Nhật 353,22 1,19 563,12 1,48 699,87 1,32 591,36 1,08 28 Úc 640,8 2,16 756,7 1,99 867,81 1,64 1.052,74 1,91 29 Pháp 87,56 0,30 215,46 0,57 1.515,9 2,86 1.019,34 1,85 30 Slovenia 36 0,12 86,35 0,23 256,7 0,48 767,84 1,40 31 TB.Nha 1.385,6 4,67 2167,7 5,70 2.569,56 4,85 1.936,27 3,52 32 Thụy Điến 38,4 0,13 78,9 0,21 215,78 0,41 763,67 1,39 33 Đài Loan 37,2 0,13 78,92 0,21 67,34 0,13 267,41 0,49

34 Thái Lan 855,3 2,88 967,35 2,55 1.018,78 1,92 1.573,63 2,86 35 TQ 474,9 1,60 594,67 1,56 776,59 1,47 974,33 1,77 36 Unicontrol 114,9 0,39 215,34 0,57 143,87 0,27 104,62 0,19 37 Vinacof 215,7 0,73 383,42 1,01 563,66 1,06 745,95 1,36 38 Nam Phi - - 342,54 0,90 1.652,98 3,12 1.073,79 1,95 39 Mehico - - 719,15 1,89 1.922,36 3,6 2.863,62 5,21 40 Serbia - - 56,94 0,15 517,83 0,98 1.037,45 1,89 41 Bungari - - 115,83 0,30 1.326,59 0,6 125,59 0,23 42 Tunisia - - 35,65 0,09 389,79 0,74 278,45 0,51 43 Setonia - - 368,4 0,97 487,34 0,92 582,57 1,06 TỔNG 29675,26 38009,33 53003,07 55000

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Ta thấy tốc độ tăng về sản lượng năm 2007 (28,29%) lớn hơn tốc độ tăng về sản lượng năm 2006 (28.18%) là 0.11% trong khi tốc độ tăng về kim ngạch năm 2007 (50.34%) lớn hơn tốc độ tăng năm 2006 (26,58%) là 23,76% Điều này chứng tỏ giá bán sản phẩm cà phê năm 2007 đã tăng vượt bậc so với năm 2006 có thể khẳng định năm 2007 là năm bội thu của cà phê Thái Hoà.

Nhận xét:

Ta thấy thị trường xuất khẩu cà phê của Thái Hoà đã được mở rõ rệt, năm 2005 xuất khẩu cà phê sang 38 nước tới năm 2008 đã xuất khẩu sang 43 nước. Rất phù hợp với mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

Năm 2005 các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Thái Hoà là Italy, Belgium, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha trong đó Italy, Belgium, Mỹ là thị trường chính chiếm 17,91%; 13,33%; 12,57% riêng 3 thị trường này đã chiếm 43,81% sản lượng xuất khẩu của công ty. Do công ty tập trung vào thị trường Châu Âu và Châu Mĩ. Trong năm này công ty đã mở rộng sang châu Á điển hình là đã chinh phục thành công thì trường Nhật Bản với lượng hàng xuất khẩu năm đầu tiên là 172,8 tấn chiếm 0,58%. Năm 2006, 2007, 2008 các nước này vẫn chiếm vị trí tỷ lệ lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Thái Hoà.

Nước nhập khẩu lớn nhất là Italy với khối lượng tăng dần qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 lần lượt là 5.316,06; 6.345,24; 6.415,5; 7.014,5 tương ứng chiếm 17,91%; 16,69%; 12,1%; 12,75%. Ta thấy khối lượng xuất khẩu tăng nhưng cơ cấu lại giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ cấu chung của thị trường xuất khẩu có sự thay đổi. Năm 2006 đã mở rộng thị trường sang các nước Nam Phi, Mehico, Bungary,…và do tốc độ tăng của sản lượng xuất khẩu giữa các năm thay đổi năm 2006 tốc độ tăng 16,22% so với 2005 trong khi năm 2007 tăng 1,12% so với năm 2006, tốc độ tăng đã giảm 15,1%.

Năm 2008 thị trường Đức giảm mạnh xuất khẩu từ 2.799,8 xuống còn 1.163,6 làm cơ cấu xuất khẩu sang nước này từ 5,3% xuống còn 2,12% nguyên nhân do thị trường Đức năm nay xuất khẩu nhiều của Braxin hơn. Và thị trường Tây Ban Nha cũng giảm từ 2.569,56 xuống còn 1.936,3 tấn nguyên nhân của việc giảm này là do phía Tây Ban Nha nghi ngờ về chất lượng cà phê của Việt Nam.

Các nước mới nhập khẩu cà phê của công ty đều có xu hướng nhập khẩu tăng. Tiêu biểu như Mehico, Serbia, Setonia…đáng chú ý là Mehico sản lượng nhập khẩu tăng nhanh chóng mặt đã chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu thị trường của Thái Hoà cụ thể là chiếm 5,21% trong cơ cấu xuất khẩu. Và dần thị trường này càng chiếm vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Hoà.

Trong những năm qua, thị trường kinh doanh cà phê của Thái Hoà đã phát triển và đạt kết quả tốt nhưng việc phát triển chưa thực sự vững chắc. Do vẫn có một số thị trường giảm xuất khẩu thậm chí còn không nhập khẩu. Thể hiện rõ nhất là hai thị trường Isarel và Đan Mạch, vào năm 2006 hai thị trường này đã không nhập cà phê của Công ty trong khi theo thống kê thì hai nước này cũng là một trong những thị trường lớn và nhập khẩu tương đối cà phê của

Việt Nam. Đến năm 2007, 2008 có nhập lại nhưng khối lượng nhập không lớn riêng Isarel năm 2008 khối lượng nhập lại giảm so với năm 2007 là 20,7 tấn. Không chỉ thế một thị trường lớn như Tây Ban Nha năm 2008 cũng giảm nhập khẩu với khối lượng lớn lên tới 633,29 tấn chiếm 24,39%, một con số tương đối.

Tuy vậy có thể thấy công tác phát triển thị trường xuất khẩu cà phê của Thái Hoà đã có những hiệu quả nhất định, thị trường xuất khẩu ngày càng tăng lên. Công ty đã duy trì được thị trường đã có và mở rộng các thị trường mới. Mặc dù năm 2005 do hạn hán lũ lụt và những khó khăn khách quan sản lượng cà phê của cả nước đều giảm song sản lượng xuất khẩu của Thái Hoà vẫn có xu hướng tăng. Năm 2008 cũng thế vấn đề chất lượng cà phê của Việt Nam bị thải loại nhiều đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng xuất khẩu của Thái Hoà song với lợi thế của mình Thái Hoà vẫn giữ nguyên được thị trường và tăng lượng xuất khẩu. Trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục tiến hành các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu.

1.1.2. Kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà trong thời gian qua chủ yếu gồm hai loại bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Trong đó cà phê nhân là cà phê xuất khẩu chủ yếu. Kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân thường chiếm 98%.

Sau đây là tình hình xuất khẩu cụ thể của từng mặt hàng:

Bảng 6: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hai loại sản phẩm cà phê nhân và cà phê thành phẩm

Năm Cà phê nhân (TrUSD) % so với năm trước Cà phê thành phẩm (TrUSD) % so với năm trước 2005 41,26 - 0,77 - 2006 52,16 126,4 1,04 135,1 2007 78,37 150,3 1,61 154,8 2008 79,39 101,3 2,01 124,8

Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Thái Hoà

Ta thấy cà phê nhân là sản phẩm chính xuất khẩu của Công ty. Kim ngạch xuât khẩu cà phê nhân luôn chiếm một tỷ lệ lớn song tỷ lệ này ngày càng giảm đi do sự tăng lên kim ngạch của cà phê thành phẩm thể hiện ở chỗ năm 2005 kim ngạch thành phẩm chiếm 1,83%, năm 2006 chiếm 1,96%, năm 2007 là 2,01% năm 2008 là 2,47%. Do công ty ngày càng chú trọng tập trung xuất khẩu thành phẩm sang thị trường quốc tế.

Cà phê nhân và thành phẩm đều xuất khẩu tăng đều qua các năm. Nhưng tốc độ tăng kim ngạch của cà phê nhân không nhanh bằng tốc độ tăng của cà phê thành phẩm cụ thể như: năm 2006 tốc độ tăng cà phê nhân là 26,4% trong khi tốc độ tăng của cà phê thành phẩm là 35,1% tương ứng các năm 2007- 2006 là 50,3% và 54,8%, năm 2008-2009 là 1,3% và 24,8%. Nguyên nhân do cà phê thành phẩm có giá trị kim ngạch luôn cao hơn cà phê nhân, thông thường thì cao hơn khoảng 4 lần.

Biểu đồ 3: Cơ cấu hai loại sản phẩm cà phê xuất khẩu của Tổng công ty

Nguồn: Phòng KD xuất nhập khẩu

Đây là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp bởi lẽ cà phê Việt Nam đang chủ yếu là xuất khẩu cà phê thô có giá trị thấp. Việc ta xuất khẩu được nhiều cà phê thành phẩm đã chứng tỏ công nghệ và chất lượng cà phê của Công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Công ty cần phải phát huy và nỗ lực hơn nữa để đưa cà phê thành phẩm với khối lượng lớn vào thị trường quốc tế.

.1.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu

1.2.1. Chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam

Chất lượng cà phê nhân xuất khẩu hiện đáng báo động. Cà phê xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn đang trở thành nguy cơ đối với sự phát triển bền vững.

Trong 3 năm gần đây, những phản hồi không tốt về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam diễn ra liên tiếp từ các cảng đến, các nhà rang xay và trung tâm giao dịch hàng hóa quốc tế.

Cụ thể, tỷ lệ cà phê Việt Nam tham gia đấu thầu ở LIFEE đạt tiêu chuẩn dưới 50%. Tổng kết ở 10 cảng châu Âu cho thấy, lượng cà phê không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam chiếm tới 88% tổng số cà phê không đạt tiêu chuẩn của cả thế giới. Cà phê Việt Nam xuất khẩu cho Tập đoàn Nestlé chỉ có 53% đạt tiêu chuẩn

Gần đây, Kraft Foods – nhà nhập khẩu số lượng lớn cà phê Việt Nam cũng phản hồi về cà phê Việt Nam với tỷ lệ không tiêu chuẩn rất cao. Kraft Foods đã có khuyến cáo và điều chỉnh chiến lược mua cà phê Việt Nam.

Trước thực tế này, ngày 15/10/2007, Bộ NN & PTNT đã ban hành quyết định số 86/2007/QĐ - BNN về việc tạm thời sử dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193 - 2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu. Đây là quyết định có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Qua rất nhiều cuộc hội thảo, các nhà xuất khẩu và cơ quan chức năng đều nhận thức được vấn đề quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu. Trên thực tế, tập quán thu mua là một nguyên nhân khiến chất lượng cà phê xuất khẩu giảm.Với nguồn hàng mua trực tiếp của nông dân, lỗi cà phê chỉ khoảng 70 – 90 lỗi/300 gr, hoàn toàn đạt TCVN 4193 – 2005. Nhưng với nguồn hàng mua lại của các nhà cung ứng khác thì số lỗi lên tới 170 – 220/3000 gr. Nguyên nhân là do các nhà cung ứng thu mua cà phê xấu, tốt rồi trộn lẫn, bán ra thị trường mà không đưa qua chế biến nâng cao. Ngoài ra, lượng cà phê xấu bị loại ra trong chế biến không được xuất theo lô hàng riêng mà lại được trộn lẫn để xuất khẩu.

Do đó có thể khẳng định rằng nếu áp dụng TCVN 4193 – 2005 tại thời điểm này cũng không gây tác động tiêu cực lớn đến thu nhập của nông dân trồng cà phê. Theo thực tế chế biến tại nhiều nhà máy, với chất lượng như hiện tại của cà phê Việt Nam, nếu áp dụng TCVN 4193 – 2005 thì số cà phê đạt tiêu chuẩn sẽ trên 60%. Vấn đề là xử lý thế nào đối với số cà phê gần 40% không đạt chuẩn! Năng lực chế biến của ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể giải quyết rất tốt vấn đề này, tái chế biến nâng cao để đạt TCVN 4193 - 2005.

1.2.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Công ty

Tăng trưởng của Thái Hoà được dựa trên nền tảng chất lượng cao trong chế biến nhờ vậy mà Thái Hoà luôn đảm bảo được tốc độ cao và ổn định trong xuất khẩu. Thống kê cho thấy giá xuất khẩu trung bình của Thái Hoà cao hơn giá xuất khẩu bình quân của cả nước là 3% đối với cà phê nhân Robusta và 10% đối với cà phê nhân Arabica. Ngay cả khi thị trường thị trường thế giới xuống thấp, cà phê của Thái Hoà vẫn được khách hàng chấp nhận ở mức giá cao với mặt bằng chung.

Với công nghệ hiện đại chất lượng cà phê của Thái Hoà ngày càng được nâng cao đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra của bạn hàng quốc tế và của thế giới. Ví dụ như: Công nghệ đánh bóng ướt mà Thái Hoà đang sử dụng cho phép làm sạch 99,9% vỏ lụa của cà phê nhân từ đó nâng cao rõ rệt chất lượng của cà phê rang xay do không còn mùi khét. Cà phê nhân xuất khẩu nếu qua chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu ở Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa (Trang 27 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w