Kiến nghị với thành phố

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 52 - 59)

III. Một số kiến nghị

2. Kiến nghị với thành phố

 Thành phố cần nghiên cứu, xây dựng lại định mức chi NSNN cho GD tính trên số dân, số học sinh hay số giáo viên. Bởi trên thực tế , dân số hay số học sinh không phản ánh hết thực trạng, nhu cầu về NSNN ở khu vực đó. Mặt khác, Hà Nội đang tồn tại một khoảng cách khá lớn về trình độ giáo dục và đào tạo giữa nội thành và ngoại thành đặc biệt với vùng sâu vùng xa ( huyện Sóc Sơn) vì vậy mà khi dự toán được hoàn thành thì NS địa phương ở vùng có đông học sinh nhưng kinh tế phát triển kém sẽ không thể

đảm đương nổi số chi NS đó. Điều đó sẽ tạo ra gánh nặng NS cho địa phương các quận huyện.

 Thành phố cần đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo quyền quyết định ngân sách của địa phương trong đó chi cho GD của Hội đồng nhân dân cấp Quận, huyện, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương, các phòng tài chính cấp quận, huyện, xã có quyền quyết định về phân bổ ngân sách cho đơn vị trực thuộc của mình; quyền chủ động của các đơn vị GD-ĐT sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được phê duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.

 Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính sự nghiệp là Sở tài chính, phòng tài chính cấp quận, huyện với các tổ chức sự nghiệp là các đơn vị giáo dục và đào tạo trong phạm vi Thành phố, Thành phố cần thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu.

KẾT LUẬN

Trên đây là những nhận thức cơ bản về quản lý và phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với đề án này, em mong muốn góp một phần công sức của mình để làm cho việc sử dụng đồng vốn ngân sách chi cho lĩnh vực GD-ĐT nói chung thêm hiệu quả mà quan trọng hơn là thông qua các đơn vị GD-ĐT, quá trình phân cấp quản lý ở các cơ quan công quyền và các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn Hà NộI sẽ diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn- một nội dung rất quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính rất phức tạp và nhiều thách thức của nước ta. Do thời gian và năng lực có hạn vì vậy bài viết này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót, kính mong thầy giúp đỡ cũng như góp ý cho em để cho bài viết này hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chú trong Sở tài chính nói chung và của phòng Hành chính sự nghiệp nói riêng. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phan Kim Chiến đã giúp em hoàn thành đề án này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật NSNN – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – năm 2005. 2. Luật Giáo dục – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – năm 2005.

3. Bộ tài chính – các văn bản hướng dẫn thực hiện luật NSNN năm 2002 ( có hiệu lực từ 01/01/2004)- Nhà xuất bản tài chính Hà NộI 7/2003.

4. Trường Đại học KTQD , Khoa Khoa học quản lý - Quản lý học kinh tế quốc dân , tập II – GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – TS. Mai Văn Bưu - Nhà Xuất bản KH-KT – 2002.

5. Trường Đại học KTQD , Khoa Khoa học quản lý - Quản lý nhà nước về kinh tế – GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – TS. Mai Văn Bưu - Nhà Xuất bản KH-KT – 2002.

6. Niên giám thống kê, Cục thống kê Hà Nội 2002

7. Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của Sở GD-ĐT. 8. Chiến lược phát triển GD-ĐT 2001-2010

9. Báo Đầu Tư - số 42 , 7-4-2006 , Cải cách chi tiêu ngân sách. 10.Tạp chí Cải cách hành chính Nhà nước – 29/9/2004.

11. Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.edu.net.vn) – 14/7/2004

12. Trang web của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (www.hanoi.edu.vn) – Số liệu thống kê giáo dục Hà Nội năm 2005 – 26/12/2005.

13. Trang web của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (www.hanoi.edu.vn) – tăng cường đầu tư cho giáo dục thủ đô– 26/12/2005.

14. Báo điện tử Vietnamnet (www.vnn.vn) - Báo cáo GD năm 2004 của Bộ trưởng GD-ĐT.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

NỘI DUNG...4

CHƯƠNG I : PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NSNN CHO CÁC ĐƠN VỊ GD-ĐT...4

I . Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo ...4

1. Phân cấp quản lý...4

1.1.Khái niệm...4

1.2.Sự cần thiết phải phân cấp quản lý...4

1.3 Phân cấp quản lý kinh tế quốc dân ...4

1.4 Các nguyên tắc phân cấp quản lý...5

2.Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự quá trình phát triển kinh tế 7 2.1.Giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội...7

2.2 Thực trạng của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay...9

3. Chi ngân sách nhà nước ( NSNN) đối với các đơn vị giáo dục và đào tạo ...12

4.Vai trò của phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo ...14

II . Sự cần thiết phải hoàn thiện phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo...16

1 . Thực trạng phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn Hà Nội...16

Sở tài chính...18

2 . Những thay đổi về cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo hiện nay đến quá trình phân cấp quản lý...20

2.1 Về công tác lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT...20

2.2 Công tác chấp hành chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT...22

2.3 Công tác kiểm tra việc chấp hành chi NSNN ...22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NSNN CHO CÁC ĐƠN VỊ GD-ĐT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI...23

II . Tình hình hoạt động của các đơn vị GD-ĐT thành phố Hà Nội...24

III. Thực trạng và cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội...29

1. Quy trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành phố Hà Nội...29

1.1. Mô hình quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành phố Hà Nội ...30

1.2. Quy trình quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo ..30

2. Thực trạng chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT...34

2.1 Tình hình sử dụng kinh phí từ NSNN của các đơn vị GD-ĐT...34

2.2. Công tác ĐTXDCB của NSNN cho các đơn vị GD-ĐT...36

2.3.Cơ cấu chi thường xuyên trong GD-ĐT thành phố Hà Nội ...38

3. Ưu nhược điểm của quy trình phân cấp quản lý cấp phát kinh phí cho các đơn vị GD-ĐT...41

3.1. Ưu điểm :...41

3.2. Nhược điểm, tồn tại :...42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NSNN CHO CÁC ĐƠN VỊ ...43

GD-ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI...44

I. Mục tiêu, phương hướng ...44

II. Một số các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo...45

1. Thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc phân cấp quản lý ...45

2. Tăng cường công tác xã hội hoá, uỷ quyền cho các đơn vị GD-ĐT thực hiện chức năng tự quản lý trong lĩnh vực chi NSNN...46

3. Bố trí hợp lý cơ cấu chi tiêu của các nhóm chi, mục chi ...47

4. Đẩy mạnh công tác thực hiện các quy định của Trung Ương và địa phương trong lĩnh vực quản lý tài chính ở các đơn vị GD-ĐT...48

5. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán ở các đơn vị GD-ĐT...49

6. Các giải pháp khác...50

III. Một số kiến nghị ...51

1. Kiến nghị với nhà nước...51

2. Kiến nghị với thành phố...52

KẾT LUẬN...54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...55

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...59

Họ và tên người nhận xét: Vũ Thị Phương Hiên...59

Chức vụ : Phó trưởng phòng Hành chính Sự nghiệp - Sở tài chính Hà Nội ...59

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ...59

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên người nhận xét: Vũ Thị Phương Hiên

Chức vụ : Phó trưởng phòng Hành chính Sự nghiệp - Sở tài chính Hà Nội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên : Trần Huy Công Lớp : QLKT 44A

Tên đề tài: “ Phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và

đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực trạng và Giải pháp.”

Sau khi xem xét quá trình thực tập của sinh viên Trần Huy Công, phòng Hành chính Sự nghiệp - Sở Tài chính Hà Nội có ý kiến nhận xét như sau :

− Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ quan, đảm bảo đúng giờ giấc theo quy định, chịu khó học hỏi, nghiên cứu tài liệu chính sách chế độ.

− Chuyên đề đã tương đối hoàn thiện, kết hợp được giữa thực tế với lý luận học tại nhà trường, tuy nhiên trong chuyên đề còn một số lỗi chính tả do đánh máy.

Phó trưởng phòng HCSN

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w