III. Thực trạng và cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và
2. Thực trạng chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT
2.1 Tình hình sử dụng kinh phí từ NSNN của các đơn vị GD-ĐT
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương và chính sách lớn đầu tư cho GD-ĐT. Thành phố đã có quyết định phê duyệt 2 bản quy hoạch cho ngành là : Quy hoạch phát triển và Quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nhờ đó mà NSNN chi cho GD-ĐT đã được tăng lên đáng kể từ 1,5 đến 2 lần, nhờ đó đã thực hiện xong về cơ bản chương trình kiên cố hoá- hiện đại hoá trường lớp của Thủ đô. Nếu như năm 2000, chi thường xuyên chiếm 22% ngân sách thì đến năm 2005 chi thường xuyên đã tăng lên 28% ngân sách của thành phố. Bên cạnh đó , Sở GD-ĐT đã phối hợp với các Sở ngành đề xuất thành phố có quyết định phân bổ ngân sách theo định mức mới cho ngành GD-ĐT năm sau cao hơn năm trước. Ngoài ra, để thực hiện chủ trương xoá phòng học cấp 4, Thành phố đã cấp kinh phí cho các đơn vị giáo dục và đào tạo với 420 tỷ đồng năm 2005. Trong quá trình thực hiện chủ trương này, Thành phố và Ngành chú trọng đặc biệt đến các vùng khó khăn ở ngoại thành như Huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm… Về mua sắm trang thiết bị, trong 4 năm qua mặc dù không được Trung ương cấp kinh phí, nhưng vớI đề nghị của Sở và Bộ, năm nào thành phố cũng trang bị các thiết bị đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, qua đó 80 tỷ đã được đầu tư.
Tình hình sử dụng kinh phí NSNN của các đơn vị GD-ĐT trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
Tổng chi NSNN 5,020 100 5,822 100 6,624 100
Chi thường xuyên 2,729 54.34 3,771 64.8 4,813 72,66
Chi GD-ĐT 688 13.7 698 12.1 709 10,7
Phần trăm (%) so
vớI tổng chi 13,7% 12,1% 10,7%
(nguồn số liệu: Phòng hành chính sự nghiệp- Sở Tài chính Hà NộI)
Căn cứ vào bảng trên, nhìn tổng quát về tình hình chi NSTP trong những năm qua hầu như tăng lên qua các năm trong đó chi sự nghiệp GD-ĐT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số NS, đến năm 2005 số chi đó là 709 tỷ đồng, về tỷ trọng giảm 10,70% so với năm 2003, đó là do căn cứ vào quyết định của UBTP Hà Nội về việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu( giao quyền tự chủ theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ và Thông tư 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của BTC) thuộc Sở GD-ĐT ( trong đó có đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, một đơn vị là trường Ngoại ngữ Hà NộI và đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên 51 đơn vị như các trường khuyết tật : PTCS Nguyễn Đình Chiểu, PTCS Xã Đàn, trường tiểu học Bình Minh; các trường PTTH: PTTH Amsterdam, Chu Văn An, Đống Đa, Hai Bà Trưng…) nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng vớI tốc độ thấp, năm 2004 là 698 tỷ đồng đến năm 2005 số chi là 709 tỷ đồng như vậy năm 2005 chỉ tăng 11 tỷ đồng so với năm 2004 và tăng 21 tỷ so với năm 2003. Mặc dù có tăng qua các năm , tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ chi cho GD- ĐT trên tổng chi NSNN lại giảm mạnh qua các năm. Nếu như năm 2003 tỷ lệ này là 13,7% thì năm 2004 lại giảm xuống còn 12,1% và năm 2005 giảm mạnh xuống 10,7%, Đây là một tỷ lệ rất thấp, chưa cho thấy sự đầu tư mạnh
mẽ của UBND thành phố cho các đơn vị GD-ĐT . Bởi lẽ, ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển thì mức chi cho GD-ĐT thường chiếm 20% tổng chi NSNN, vì vậy trong thời gian tới Thành phố cần nghiên cứu điều chỉnh để đưa tổng chi cho GD-ĐT cao hơn nữa nhằm phát triển GD thành phố cả về chiều sâu và chiều rộng.
Trong điều kiện NS có hạn thì chi không ngừng tăng lên, vấn đề đặt ra là phải thực hiện đầu tư theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý có trọng điểm và đạt hiệu quả, đảm bảo phải thực hiện tốt các mục tiêu mà Đảng và NN đề ra, cân nhắc nhu cầu chi để đảm bảo chi tiêu một cách hợp lý. Vấn đề đặt ra hiện nay là hiệu quả đầu tư vốn nói chung không chỉ phụ thuộc vào vốn đầu tư nhiều hay ít mà còn phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư có thích hợp hay không. Nếu xét theo tính chất phát sinh về mặt thời gian thì NSNN cho GD-ĐT được chia thành chi ĐTXDCB và chi thường xuyên. Tỷ trọng của từng loại chi này so với tổng chi NSNN cho GD-ĐT thành phố trong những năm qua được thể hiện trong bảng sau. Tuy nhiên theo số liệu nguồn vốn NSNN trong chi thường xuyên cho GD-ĐT là rất lớn vì vậy, để phát huy hiệu quả của GD-ĐT thì phải chú trọng quan tâm đến công tác quản lý chi thường xuyên của GD thủ đô.