Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 51 - 52)

III. Một số kiến nghị

1. Kiến nghị với nhà nước

 Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, số lượng chi ngân sách sẽ không ngừng tăng lên đặc biệt là cho GD-ĐT. Để sử dụng hiệu quả vốn NS dành cho GD , Nhà nước với chức năng quản lý toàn diện của mình , nên nghiên cứu và xác định tổng mức chi và cơ cấu chi NS cho GD chính xác và khoa học hơn. Theo đó, Nhà nước nên tăng chi NS cho GD lên mức 23-24% tổng chi NSNN ngang bằng với những nước phát triển nhằm đảm bảo cho các địa phương trong đó có Hà Nội có thể đầu tư tốt hơn và toàn diện hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cần đảm bảo chi cho lương phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu của giáo viên, chi cho hành chính cần giảm bớt đồng thời tăng chi NS cho đầu tư nghiên cứu, trang thiết bị dạy học và đầu tư xây dựng cơ bản.

 Nhà nước nên xây dựng và bàn hành một cách đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phân cấp quản lý đặc biệt trong quản lý chi NSNN. Văn bản sau không được trái với Văn bản hiện hành , đồng thời ngay sau khi ra các văn bản luật, nghị định, nghị quyết cần ban hành ngay các văn bản hướng dẫn dưới luật để thực hiện các văn bản Luật trên. Năm 2004, Bộ tài chính đã thực hiện tốt theo chủ trương đó, theo đó, các đơn vị thụ hưởng ngân sách dành cho GD-ĐT sẽ có quyền ra lệnh chi tiền thông qua việc mang dự toán được duyệt ra KBNN để lĩnh tiền về chi tiêu, thay vì như trước đây phải qua tới 5-6 cửa kiểm soát của ngành tài chính mới lấy được tiền ra. Đây là được xem là hình thức đổi mới cấp phát chi tiêu NSNN cho GD theo đúng tinh thần, chủ trương của Luật NSNN sửa đổI bổ sung. Trong khi đó, trước đây do NSNN có hạn nên tuy đã có dự toán được duyệt, nhưng việc rút tiền ra để chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng NS cho GD vẫn phải hãm lại từ từ thông qua việc đề ra hạn mức từ phái các cơ quan thuộc ngành tài chính. Hậu quả là các đơn vị GD-ĐT không được quyền chủ động trong chi tiêu, cho dù

nhiệm vụ được giao đã rõ ràng, việc phân bố ngân sách cũng đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch.

 Trong dài hạn, Nhà nước nên tiến hành nghiên cứu, xác định cụ thể nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung và trong quản lý tài chính nói riêng mà cụ thể là cơ chế phân cấp quản lý tài chính cho địa phương để có cơ sở sửa đổI một số quy định không phù hợp trong Hiến pháp và các Luật liên quan; nghiên cứu xác định những nhiệm vụ phân cấp cho cấp dưới. Hiện nay, vai trò của Nhà nước phải tạo ra môi trường để các hoạt động diễn ra một cách thuận lợi trong đó có giáo dục, tức là nhà nước không nên can thiệp vào những công việc mà địa phương ,các ban ngành làm được.Nhà nước cần phảI thể chế hoá thành các văn bản để phân cấp quản lý cho các địa phương quản lý hiệu quả hơn .

 Thực hiện phân cấp quản lý trong lĩnh vực tài chính cũng là một nội dung quan trọng của chương trình cải cách hành chính quốc gia. Vì vậy, Nhà nước bên cạnh việc tạo ra môi trường phân cấp thuận lợi cũng cần thực hiện các phương pháp tuyên truyền, xã hội hoá ,giáo dục nâng cao tầm quan trọng của phân cấp quản lý đến từng ban ngành trong hệ thống hành chính. Ngoài ra, Nhà nước nên lấy đóng góp ý kiến của người dân trong quá trình phân cấp , tiếp thu những hạn chế và khuyết điểm đồng thời phát huy những điểm mạnh của quá trình thực hiện phân cấp.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w