Quy trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 29 - 34)

III. Thực trạng và cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và

1.Quy trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành

đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Quy trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành phố Hà Nội Hà Nội

Để thực hiện chức năng quản lý tài chính của Nhà nước đối với các đơn vị giáo dục và đào tạo, các cơ quan quản lý tài chính, trong đó đóng vai trò quan trọng là Sở tài chính, Kho bạc nhà nước cùng với các phòng tài chính Quận , huyện, các đơn vị GD-ĐT sử dụng NSNN cần quán triệt các nguyên tắc sau:

− Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi NS cho giáo dục hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi NSNN.

− Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn.

− Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy có thể thấy, các nguyên tắc trên đều nhấn mạnh đến việc cấp phát , quản lý vốn , đến tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách của các đơn vị giáo dục và đào tạo. Mô hình quản lý chi NSNN sẽ cho thấy việc cấp phát, phân bổ và sử dụng đồng vốn của nhà nước trong chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT.

1.1. Mô hình quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành phố Hà Nội

Mô hình quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành phố Hà Nội

Theo mô hình trên , có thể thấy Sở tài chính đóng vai trò chủ đạo ,tập trung thống nhất trong việc cấp phát ngân sách cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thủ đô . Theo đó, ở Quận, huyện các khối mầm non, tiểu học, THCS và các phòng giáo dục sẽ được cấp phát kinh phí trực tiếp từ các phòng tài chính. Trong khi đó, các trường THPT, trọng điểm, đặc thù thuộc sự quản lý của Sở GD-ĐT thành phố, việc cấp phát kinh phí phải căn cứ vào dự toán hàng năm đã được thẩm định, xét duyệt trong đó có chia ra theo quý, tháng. Theo nguyên tắc thì tất cả các đơn vị dự toán bắt buộc phải mở tài khoản tại KBNN. Việc cấp phát này giúp các đơn vị dự toán chủ động hơn trong việc quyết định và thực hiện các dự án nhằm phát huy tốt hiệu quả vốn đầu tư.

1.2. Quy trình quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo

NSNN là toàn bộ các khoản thu,chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy , quy trình phân cấp quản lý chi NSNN cần phải thực hiện liên tục từ năm này qua năm khác. Trong quá

Sở Tài chính Sở GD-ĐT Phòng tài chính Quận,Huyện Khối THPT Trường trọng điểm Trường đặc thù Khối mầm non Khối tiểu học Khối THCS Phòng giáo dục

trình quản lý, do việc phân chia ra nhiều cấp, ban, ngành khác nhau nên quy trình sẽ phải trải qua nhiều khâu nhiều giai đoạn. Bao gồm 4 giai đoạn sau :

1) Lập, xét duyệt, phê duyệt dự toán 2) Tổ chức thực hiện NS

3) Quyết toán NS

4) Kiểm tra, thanh tra NS

Lập, xét duyệt, phê duyệt dự toán ngân sách

Lập dự toán chi NSNN hàng năm cho các đơn vị GD-ĐT phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển giáo dục hàng năm. Việc lập dự toán chính xác phù hợp với quá trình chấp hành dự toán sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN. Hàng năm, căn cứ vào phương hướng nghiệp vụ phát triển GD-ĐT, số học sinh bình quân, tình hình thực hiện dự toán chi kỳ trước; các chỉ tiêu phát triển KT-XH; các chính sách chế độ quy định. Sau đó, Sở GD-ĐT lập dự toán gửi cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch đầu tư.Từ các căn cứ trên, Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch- đầu tư xem xét dự toán ngân sách và báo cáo UBND thành phố xem xét, để trình HĐND Thành phố. Sau khi có ý kiến của HĐND Thành phố ,sẽ gửi báo cáo tới Bộ Tài chính , Bộ Kế hoạch và đầu tư . Khi được HĐND thông qua, UBND Thành phố sẽ giao dự toán cho Sở GD-ĐT.

Trong quá trình lập dự toán, Sở tài chính có trách nhiệm làm việc với Sở GD-ĐT để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách. Việc điều chỉnh này có thể diễn ra trong toàn bộ quá trình lập dự toán nếu xét thấy có những sai sót, chưa phù hợp. Bên cạnh đó, Sở tài chính còn phảI làm việc với các phòng tài chính Quận, huyện khi có sự đề nghị từ các phòng.

Nội dung dự toán chi NSNN bao gồm như sau :

− Xem xét, đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm trước

− Nêu lên các căn cứ xây dựng dự toán NSNN

Quy trình trên đã được các các đơn vị GD-ĐT trên địa bàn thành phố nắm vững trong việc xây dựng dự toán của mình . Tuy nhiên quy trình trên có nhiều hạn chế khi đi vào thực hiện trong thực tế :

Quá trình tổ chức thực hiện, chấp hành dự toán NSNN

− Căn cứ vào dự toán chi NS cho giáo dục năm được giao và dự toán chi NS hàng quý, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Sở tài chính sẽ thẩm tra phương án phân bổ cho Sở GD-ĐT theo những khoản mục chi tương ứng nhiệm vụ chi của từng ngành theo mục lục NSNN. Sở GD-ĐT kết hợp với phòng tài chính Quận, huyện có trách nhiệm thông báo dự toán kinh phí cho từng đơn vị dự toán NSNN (các đơn vị GD-ĐT). Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định giao dự toán và theo dự toán rút kinh phí tại KBNN, khi đó KBNN căn cứ vào dự toán dựa trên công văn thẩm tra của Sở Tài chính về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện quy định và lệnh chuẩn chi của các thủ trưởng đơn vị sử dụng thực hiện thanh toán chi trả.

− Trong trường hợp chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán kinh phí trực tiếp qua KBNN cho đơn vị sủ dụng NS ở tất cả các khoản chi sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thanh toán.

Trong giai đoạn chấp hành dự toán NSNN này, có một số hạn chế trong việc phân cấp quản lý như sau :

− Vai trò của UBND thành phố và các quận, huyện chưa được phát huy, thiếu chủ động trong việc điều hành chấp hành NSNN cho các đơn vị GD-ĐT. Trên thực tế, các đơn vị GD-ĐT cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn từ UBND các cấp trong quá trình sử dụng NSNN.

− Mối quan hệ giữa các cơ quan Tài chính trong đó có Sở tài chính, các phòng tài chính của Thành phố vẫn còn trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình chấp hành NSNN và giám sát kiểm tra lẫn nhau.

Quá trình quyết toán chi sẽ được thực hiện sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ cuối ngày 31/12 tháng năm. Căn cứ vào những số liệu trên sổ kế toán của các đơn vị GD-ĐT đã được đảm bảo cân đối và khớp với đúng với số liệu của phòng Tài chính, Sở Tài chính và KBNN cả về tổng số và chi tiết. các đơn vị tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, Sở tài chính có thể yêu cầu đơn vị duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết toán chi NSNN là giai đoạn quan trọng của quy trình phân cấp quản lý chi NSNN, bên cạnh những ưu điểm của quá trình này thì vẫn còn những tồn tại sau:

− Trong quá trình duyệt quyết toán NSNN, thực tế chưa có đơn vị GD-ĐT cũng như các các cơ quan quản lý tài chính của thành phố, trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn bị phản bác hay buộc phải điều chỉnh lại mặc dù có nhiều khoản chi không đúng với dự toán.

− Quá trình quyết toán khá phức tạp nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể ràng buộc về trách nhiệm khi việc chấp hành NS không đúng như dự toán được giao.

Công tác kiểm tra, thanh tra NS

Các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra trong đó có cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp cuả báo cáo quyết toán NSNN. Tuy nhiên công tác thanh,kiểm tra chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT vẫn còn nhiều tồn tại :

− Hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về tài chính của VN còn chưa đồng bộ vì vậy việc thanh tra chi NSNN chưa có cơ sở pháp lý vững chắc.

− Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cấp phát cho các đơn vị GD-ĐT chưa hình thành đầy đủ, và chưa phù hợp với thực tế. Khi kiểm tra, đánh giá thì không có được thước đo khoa học chính xác.

Nhìn chung với cơ chế quản lý NSNN trong đó có quy trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT trong những năm qua đã phần nào tạo điều kiện cho các trường kịp thời thực hiện các khoản chi của mình một cách hợp lý, linh hoạt góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Tuy nhiên để có một cái nhìn toàn diện hơn khi đánh giá hiệu quả chi NSNN giáo dục cho các đơn vị GD-ĐT không thể bỏ qua việc xem xét và đánh giá thực trạng chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT của thành phố trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 29 - 34)