Công tác ĐTXDCB của NSNN cho các đơn vị GD-ĐT

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36 - 41)

III. Thực trạng và cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và

2. Thực trạng chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT

2.2. Công tác ĐTXDCB của NSNN cho các đơn vị GD-ĐT

ĐTXDCB là lĩnh vực rất quan trọng tạo nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập. Tuy nhiên nó thường đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao đồng thời việc quản lý nguồn vốn buộc phải nâng cao để đáp ứng nhu cầu thực tế. Phân tích bảng sau ta thấy : chi XDCB cho GD-ĐT xét về số lượng tương đối tuy không tăng lên nhiều nhưng xét về số liệu tuyệt đốI có tăng lên đáng kể ; năm 2004 chi là 142 tỷ đồng, năm 2005 là 149 tỷ đồng tăng hơn năm 2004 là 7 tỷ đồng.

Tuy nhiên kết quả chi ĐTXDCB trong các năm qua cũng đã góp phần cải thiện đáng kể về bộ mặt trường lớp, hàng loạt trường lớp mới được xây

Nhờ có sự đầu tư đúng hướng ,trong hai năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt về cơ sở hạ tầng của ngành GD-ĐT. Tăng diện tích đất cho các trường học, giải toả hộ dân trong trường học để đảm bảo môi trường sư phạm, đảm bảo đủ diện tích cho trường học theo chuẩn quốc gia là vấn đề được thành phố và Ngành quan tâm khi quyết định chi ĐTXDCB. Ngành GD-ĐT còn để ra chủ trương “đổi đất lấy đất để ưu tiên dành đất cho trường học”. Có thể nói kinh phí thực hiện khá lớn, nhưng thành phố đã thu xếp được ngân sách để thực hiện chủ trương trên. Dự án trường THPT trọng điểm chất lượng cao đã được Bộ GD-ĐT đầu tư phê duyệt vớI kinh phí lên tớI 90 tỷ đồng. Được sự chỉ đạo của thành phố, Ngành đã quyết tâm thực hiện với kinh phí bổ sung tương đương với số kinh phí để giải toả 100 hộ dân, trả lại cảnh quan môi trường sư phạm cho nhà trường. Ngoài ra, ngành GD-ĐT đã trình Thành phố kế hoạch thực hiện quyết định 32 của Bộ GD-ĐT về việc xây dựng phòng học bộ môn. Phấn đấu trong thời gian tới tất cả các trường THPT và THCS Hà Nội đều có phòng học bộ môn và tập trung đầu tư một số công trình trọng điểm chất lượng cao như trường Trung học Thương Mại- Du Lịch. Thành phố đã phê duyệt dự án nâng cấp, cũng như việc cấp đất tại huyện Sóc Sơn để xây dựng trường THCN đạt chuẩn chất lượng cao theo nghị quyết của Thành Uỷ. Thành phố đã quy hoạch 80ha đất ở khu Tây Mỗ ( Từ Liêm) để xây dựng một khu đào tạo dạy nghề chất lượng cao với kinh phí lên tới vài trăm tỷ đồng. Dự kiến Trung tâm này sẽ tập trung khoảng 10 trường dạy nghề chất lượng cao với mức đầu tư 40-50 tỷ/ trường.

Tỷ trọng giữa chi ĐTXDCB và chi thường xuyên so với tổng chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2004 Năm 2005

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Tổng chi GD-ĐT 698 100% 709 100%

Chi ĐTXDCB 143 20,4% 149 21,08%

Chi thường xuyên 556 79,6% 560 78,92%

(nguồn số liệu: Phòng hành chính sự nghiệp- Sở Tài chính Hà Nội)

2.3.Cơ cấu chi thường xuyên trong GD-ĐT thành phố Hà Nội

Chi thường xuyên là khoản chi nhằm duy trì hoạt động và phát triển của ngành. Khoản chi này tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi NS GD-ĐT. Nội dung chi thường xuyên trong GD-ĐT nói chung và chi cho GD-ĐT thành phố Hà Nội nói riêng được chia thành 4 nhóm mục chi đó là:

Nhóm I: Chi thanh toán cá nhân Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa . Nhóm IV: Chi khác

Cơ cấu chi và sử dụng khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp GD-ĐT được thể hiện ở bảng sau :

Năm 2005 đầu tư 559 tỷ đồng, năm 2004 đầu tư 556 tỷ đồng. Như vậy về tuyệt đối thì đã đầu tư được hơn 3 tỷ đồng so với năm trước nhưng nhìn chung số chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT được phân bố theo nhóm chi tương đối hợp lý , phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng đầu tư của NN cho phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Đi vào từng nhóm chi cụ thể , sẽ thấy được tình hình chi NSNN của các đơn vị GD-ĐT ra sao.

Nhóm I : nhóm thanh toán cá nhân

Là nhóm chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho GD-ĐT, nhóm chi này nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà trường mà cụ thể là

đáp ứng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đó là lương , thưởng và phụ cấp, BHXH, BHYT,phúc lợi tập thể, y tế vệ sinh. Hàng năm trong kế hoạch chi của NSNN cho các đơn vị GD-ĐT khoản chi này thường dao động từ 60%-65% nhưng trên thực tế thì khoản chi này thường chiếm từ 65%-70% trong tổng chi thường xuyên cho GD-ĐT. Qua bảng số liệu, cho ta thây nhóm mục chi này tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NS GD của thành phố , năm 2004 là 67,3% trên tổng số chi NS GD, đến năm 2005 là 72,93% tổng số chi. Số chi tăng lên qua các năm thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố đốI vớI sự nghiệp giáo dục theo hướng nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng giảng dạy , quản lý và học tập. Sự biến động của từng mục chi trong nhóm chi này sẽ làm ảnh hưởng đến tổng số chi, các mục chi phụ thuộc vào hai yếu tố định mức và đốI tượng chi. Đối tượng chi là giáo viên, cán bộ nhà trường; định mức chi là số tiền mà từng người được hưởng và được tính theo bậc lương từng người nhân với hệ số lương do nhà nước quy định.

Cơ cấu chi thường xuyên cho các đơn vị GD-ĐT trong 2 năm 2004 , 2005

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Tổng chi thường xuyên 556 100% 559 100%

Nhóm chi cho con người 374 67,3% 408 72,93%

Nhóm chi cho chuyên môn 57 10,3% 64 11,44%

Nhóm chi cho QLHC 48 8,7% 57 10,31%

Nhóm chi mua sắm sửa chữa 77 13,7% 30 5,32%

( nguồn số liệu: Phòng hành chính sự nghiệp- Sở tài chính Hà Nội )  Nhóm II: Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn

Nhóm chi này nhằm đáp ứng kinh phí cho việc mua sắm sách giáo khoa, phấn viết, đồ dùng thiết bị … Nhằm đáp ứng phương tiện cho việc

giảng dạy giúp thầy cô truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả nhất, học sinh dễ tiếp thu kiến thức nhất. Cho nên có thể nói khoản chi này nhất thiết không thể thiếu được và đóng vai trò rất lớn trong kết quả giảng dạy, học tập. So với tổng chi cho giảng dạy, học tập và tổng chi thường xuyên thì cùng với sự phát triển của sự nghiệp GD-ĐT cũng như việc nâng cao chất lượng giáo dục thì nhóm này chi ngày càng có xu hướng gia tăng từ 9,5% năm 2004 và đến năm 2005 là 10,3% tăng lên 0,8%. Sự tăng dần của nhóm chi này sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho ngành GD-ĐT để phấn đấu đạt được chất lượng GD-ĐT cao hơn trong tương lai.

Nhóm III : Chi NSNN cho mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng

nhỏ

Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tạo , sửa chữa, nâng cấp các cơ sở trường lớp tại các cơ sở GD- ĐT trên địa bàn Thủ đô. Cơ sở vạt chất ngày càng có nhu cầu đầu tư lớn hơn cùng với nhu cầu phát triển của ngành GD-ĐT cũng như quá trình hiện đạI hoá ngành GD-ĐT vì thế khoản chi này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Năm 2003 tổng chi thực tế mua sắm , sửa chữa là 18,8%, sang năm 2004 giảm xuống còn 14,5% giảm 0,3% và đến năm 2005 là 39% giảm 4,8% so với năm 2003. Tình trạng giảm sút trên có nguyên nhân là do khâu lập dự toán chi cho nhóm này có sự cắt giảm qua các năm. Nhìn chung việc đầu tư cho nhóm mục chi này vẫn chưa mang tính đồng bộ , chưa có tính trọng điểm , dẫn đến các trường ngoại thành có cơ sở vật chất kém xa các trường trong nội thành. Vấn đề này cần sớm được quan tâm thay đổi , quản lý và sử dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trưởng nội và ngoại thành.

Nhóm IV: Nhóm chi cho các khoản chi khác

Nhóm chi này bao gồm các khoản chi về công tác phí, hội nghị phí, thanh toán dịch vụ công cộng như tiền sách báo tạp chí, tiền điện thoại , tiền

đến công tác GD-ĐT vì vậy nhóm chi này cần được duy trì để đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, việc đánh giá tính đúng đắn , hợp lệ , chính xác của các con số thực tế chi cho công tác quản lý hành chính là hết sức khó khăn và phức tạp.Trong những năm qua , nhóm các khoản chi về quản lý hành chính càng có xu hướng giảm mạnh, tỷ trọng giữa tổng chi quản lý hành chinh trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT giảm từ 9,6% năm 2004 xuống 8,7% năm 2005. Việc giảm tỷ trọng khoản chi này, đã góp phần tiết kiệm một số vốn và đây sẽ là nguồn vốn không nhỏ dành để tập trung cho các khoản chi khác trong tổng chi thường xuyên.

Ngoài 4 nhóm chi chính nêu trên do đặc điểm của một số khoản chi cho

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w