Ưu nhược điểm của quy trình phân cấp quản lý cấp phát kinh phí cho

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 41 - 44)

III. Thực trạng và cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và

3.Ưu nhược điểm của quy trình phân cấp quản lý cấp phát kinh phí cho

đều giữa các ngành, các cấp , các khối lớp nên trong thời gian trước mắt các cơ sở GD-ĐT và các cơ quan tài chính chưa có khả năng phân phối hạn mức đầy đủ cho các khoản chi đó. Trong thời gian tới cần phải khắc phục tình trạng đó.

3. Ưu nhược điểm của quy trình phân cấp quản lý cấp phát kinh phí cho các đơn vị GD-ĐT. đơn vị GD-ĐT.

3.1. Ưu điểm :

− Trong những năm qua với những thay đổi về cơ chế quản lý , đã góp phần vào việc từng bước ổn định tình hình tài chính của các đơn vị GD- ĐT, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NS đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu chi tiêu thiết yếu của ngành GD-ĐT của Hà Nội

− Cơ chế mới với quy trình phân cấp quản lý trên đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các đơn vị GD-ĐT có thể tự chủ tài chính, lao động và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của đơn vị mình mà đứng đầu là thủ trưởng của đơn vị đó.

− Các cơ sở, đơn vị GD-ĐT hàng năm có thể chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu nội bộ , để đảm bảo hoạt động thường

xuyên phù hợp với các hoạt động giáo dục của đơn vị, tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.

3.2. Nhược điểm, tồn tại :

− Với cơ chế phân cấp quản lý tài chính từ TW đến địa phương hiện nay, việc quản lý ngân sách cho GD-ĐT của các thành phố mà cụ thể là Hà NộI đã đồng nhất với việc quản lý ngân sách cho GD-ĐT cấp tỉnh. Trên thực tế thì đây là một bất cập lớn trong công tác phân cấp quản lý tài chính hiện nay bởi Hà Nội và các thành phố khác có những đặc thù riêng về kinh tế,xã hội so với các tỉnh khác do vậy không thể áp dụng một cách cứng nhắc như vậy được.

− Các phòng tài chính cấp Quận, huyện có vai trò rất mờ nhạt và hạn chế trong việc chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT. Hiện nay, trong các văn bản phảp luật về quản lý thu chi tài chính thì cấp Quận, huyện là một cấp quản lý hành chính trung gian trong phạm vi hạn chế.

+ Việc lập và phê duyệt dự toán NS cấp Quận, huyện của các phòng tài chính hàng năm chỉ là hình thức và thường rất chậm chạp so vớI yêu cầu của các đơn vị GD-ĐT.

+ Phân định nhiệm vụ chi giữa Thành phố và Quận, Huyện chưa thực sự rõ ràng, chồng chéo.

+ Chi NSNN cho GD-ĐT thường có nhiều khoản phát sinh bất thường vì vậy mà chi ngoài dự toán, vượt đinh mức hay xảy ra.

− Mặc dù cơ chế tự chủ tài chính đã được thực hiện ở các đơn vị nhưng trên thực tế các đơn vị GD-ĐT vẫn chưa phát huy được quyền chủ động của mình.

+ Hàng năm HĐND cấp Quận, huyện thường có chức năng phê duyệt dự toán chi NSNN nói chung và chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT nói riêng nhưng thực tế chỉ mang tính hình thức bởi thường có tâm lý trông chờ vào sự phê duyệt của cấp trên.

+ Chưa có những quy định về việc khai thác tiềm năng về tài chính từ các đơn vị GD-ĐT của thành phố. Tâm lý trông chờ vào ngân sách thành phố là rất nặng nề . Các tiềm năng như : đất đai, phòng học chưa được khai thác hết để phục vụ công tác giảng dạy và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật.

− Kiểm soát chi qua KBNN là chồng chéo, kém hiệu quả, biểu hiện qua việc kiểm soát trước , trong và sau khi chi là tình trạng thừa, thiếu nguồn vốn đầu tư ở một số đơn vị GD-ĐT của thành phố.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NSNN CHO CÁC ĐƠN VỊ

GD-ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Các đơn vị GD-ĐT được coi là nơi giáo dục và đào tạo những mầm non của đất nước, những chủ nhân của đất nước trong tương lai nhưng đồng thời cũng là một đơn vị của nhà nước, hoạt động trong hệ thống các cơ quan nhà nước và chịu sự quản lý về chuyên môn của ngành giáo dục và đào tạo và quản lý về tài chính của ngành tài chính. Do vậy, việc cải cách hành chính trong đó có cải cách tài chính công với việc hoàn thiện quá trình phân cấp quản lý chi NSNN sẽ giúp các đơn vị GD-ĐT hoạt đông hiệu quả hơn trong lĩnh vực chuyên môn của mình .

Mặc dù những năm qua đã có sự nỗ lực rất lớn từ các ban, ngành và chính phủ trong việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị GD- ĐT nhưng thực tế cho thấy hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn NSNN là vẫn còn thấp và chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Qua thời gian tìm hiểu những vấn đề thực tế về tình hình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy có những bất cập, hạn chế trong công tác phân cấp quản lý do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, một mặt góp phần cải cách hành chính nhà nước trong công tác quản lý tài chính công , mặt khác góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội , tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đóng góp sức mình hoàn thiện hơn quá trình phân cấp quản lý chi NSNN cho GD-ĐT trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 41 - 44)