- Xây dựng chính sách giá hợp lý
4.4 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
- Kiến nghị, đề xuất với đơn vị thực tập
Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng, lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp và có các nhà cung cấp phụ trợ trong trường hợp có biến cố thay đổi về giá hay số lượng. Chú trọng phát triển và giữ vững thị trường hiện có, tích cực tiết kiệm giảm các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, quản lý và rút ngắn thời gian “chết” trong khâu xuất nhập hàng hóa. Thay đổi áp dụng thêm các phương thức thanh toán khác như L/C, nhờ thu hay ghi sổ để có thể thích nghi với các khách hàng mới. Thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi… Tích cực hơn trong việc chăm lo tới đời sống cán bộ nhân viên trong công ty, tạo mối quan hệ mật thiết giữa giám đốc và nhân viên, tăng cường tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết trong mọi công việc.
- Với nhà nước và các cơ quan quản lý:
Kiến nghị ban hành các chính sách cụ thể, rõ ràng và ổn định hơn về các vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp, công ty như vấn đề về thủ tục xuất nhập khẩu, thuế và lệ phí xuất cảng, các vấn đề về lãi suất của các ngân hàng,
hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn sản xuất kinh doanh. Khi đề xuất các quy định, luật liên quan tới doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến, đề xuất của chính các doanh nghiệp đó để tránh đề ra các đạo luật thiếu tính thực tiễn gây khó khăn hạn chế cho nền công nghiệp, dịch vụ nước nhà. Ổn định giá cả thị trường, đặc biệt là giá xăng.
- Với các hiệp hội ngành nghề:
Hãy đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ các thông tin về các nhà cung cấp, các khách hàng để có thể tránh các trường hợp lừa đảo trong kinh doanh. Đứng lên giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau trước các vụ kiện quốc gia và quốc tế. Hợp tác vì một ngành nghề phát triển mạnh mẽ và ổn định.
4.5 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam nhuận của Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam
Qua việc phân tích nghiên cứu lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thiết bị KH&CN Việt Nam, có rất nhiều điều khác biệt so với lý thuyết em đã được học trên giảng đường. Trên thực tế, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, những yếu tố có thể tuy bên ngoài nhìn vào là vô cùng nhỏ nhặt, nhưng đặt trong hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam thì sẽ có tác động khá lớn đến việc sản xuất kinh doanh của công ty hay doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho ta một cái nhìn tổng quát về công ty, về những mặt mạnh yếu cúa nó nhưng muốn nắm rõ thì cần đi sâu vào tìm hiểu thực tế.
Và không phải tất cả mọi vấn đề về vốn lưu động, vốn chủ sở hữu hay các chi phí kinh doanh ở công ty, mọi doanh nghiệp đều giống nhau. Đặc điểm riêng về ngành nghề, sản phẩm và thị trường sẽ làm biến đổi cung cách kinh doanh và các số liệu thống kê cho phù hợp. Khi kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm rõ và nhạy bén với các thông tin, chỉ số hay các thay đổi dù lớn hay nhỏ trên thị trường, trong khu vực có thị trường hay cả trên thế giới. Một cách thức kinh doanh nào đó có hiệu quả trong quá khứ chưa chắc sẽ thích hợp cho tương lai, mỗi công ty mỗi
doanh nghiệp phải tự thay đổi và hoàn thiện mình, hòa nhập mình với môi trường chứ không phải là chống lại mọi thứ. Nhưng, dám mạnh dạn đi theo lối đi riêng, đi ngược lại số đông lại là cách kiếm lợi nhuận nhanh nhất.
Doanh thu, lợi nhuận lúc nào cũng là cái đích nhắm đến của mọi cá nhân, doanh nghiệp hay công ty lớn. Nhưng để đạt được nó không phải là đánh đổi tất cả, lúc nào cũng phải nhớ con người là nguồn lực quan trọng nhất, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải chú ý tới vấn đề nhân sự và môi trường làm việc. Như người ta nói “ Thiên thời địa lợi nhân hòa” thì Nhân hòa chính là yếu tố cốt lõi nhất. Trong mọi điều kiện phải đặt lợi ích của cán bộ công nhân viên lên hàng đầu, phải có khen thưởng rõ ràng, phải có quy chế luật lệ nghiêm ngặt nhưng hợp lý.
Lợi ích luôn đi kèm với rủi ro, dự phòng rủi ro, hạn chế và né tránh nó từ thất bại của những người đi trước, luôn dự kiến các trường hợp xấu có thể xảy ra, lựa chọn phương án tốt nhất và khi xảy ra sự cố thì thiệt hại ít cũng đã là một thành công lớn rồi.
- Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ - NXB Tài Chính – Hà Nội 2006 - 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001 – 2006) - Bộ tài chính – NXB Tài Chính - Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại – PGS.TS Đinh Văn Sơn- NXB
Giáo dục – 2005
- Giáo trình “ Các phương pháp và công cụ phân tích tài chính doanh nghiệp” - Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Trường học viện Tài Chính
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- Luật Doanh Nghiệp – những quy định mới nhất về cổ phần hóa, quản lý tài chính, doanh thu, chi phí hợp lý hợp lệ, trích quỹ khấu hao, phân phối lợi nhuận, phương tiện đi lại, lao động dôi dư. – NXB Lao động Xã hội – Bộ tài Chính - 2007
- Bẳng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam năm 2008, 2009, 2010
- Các bài luận văn tốt nghiệp cùng đề tài của các công trình nghiên cứu những năm gần đây.