b, Nội dung phân phối lợi nhuận
3.4.2 Thực trạng chi phí
Dựa theo bảng 3.3- Phần Phụ lục ta thấy:
Hiện nay, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty khá cao, tăng dần qua các năm, chiếm khoảng 5% doanh thu các năm. Điều này phù hợp với sự phát triển của công ty và mức tăng trưởng về doanh thu, nhưng với tốc độ tăng 7% từ năm 2008 đến 2009 và 22% từ 2009 đến 2010 thì đây là một điều đáng quan tâm. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí tài sản cố định, chi phí tiếp khách, giao dịch, các khoản chi phụ cấp, trợ cấp và đào tạo. Giờ thì chúng ta có thể hiểu rằng để đánh đổi lại chi phí bán hàng là 0 thì công ty phải bỏ ra một lượng chi phí phụ trợ tương ứng mới có thể đem lại doanh thu tăng trưởng như vậy cho công ty trong 3 năm qua. Tuy nhiên sự tăng cao về chi phí doanh nghiệp là một điều không tốt, nó cho thấy sự lãng phí cũng như quản lý nhân sự cũng như khấu hao trong hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 là 289 triệu, so với 2008 tăng 73% , và tăng lên gần 90%, đạt con số 548,8 triệu trong năm 2010, đó là một dấu hiệu vô cùng tốt cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có sự thay đổi vượt bậc. Lợi nhuận tăng cao và ổn định là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp
đều điêu đứng trong thời kỳ khủng hoảng năm 2008, phần lớn đều thua lỗ và hòa vốn thì Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, một phần là do thị trường và các sản phẩm, hàng hóa của công ty là các thiết bị nghiên cứu khóa học, không chịu nhiều biến động bởi tình hình suy thoái kinh tế, đây cũng là một điểm khác biệt mang lại lợi thế kinh doanh, sự ổn định lâu dài của công ty. Nhưng muốn tăng lợi nhuận, ngoài việc tăng doanh thu thì còn phải đi đôi với tiết kiệm các khoản chi phí trong công ty, giờ hãy xem bảng phân tích chi phí trong 3 năm gần đây của công ty:
Ta có thể thấy giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng rất cao trong doanh thu, vì đây là một công ty kinh doanh mua bán các mặt hàng thông qua việc xuất nhập khẩu. Nguồn vốn chính của công ty hiện nay là từ việc vay vốn các ngân hàng như Techcombank và SeABank, do trị giá các mặt hàng là vô cùng lớn. Chi phí tài chính của công ty phần lớn là chi phí trả lãi vay, chi phí tăng qua các năm từ 950,8 triệu (2008) đã lên tới hơn 1 tỷ đồng năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng 22% và 32%. Doanh thu lớn, chi phí lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận/ chi phí của công ty năm 2008 là 24,38%, sang năm 2009 tăng lên 39,38 % và năm 2010 đã là 60,89 %, một tỷ lệ khá “đẹp”. Đối với các công ty kinh doanh mua bán thì hoạt động tài chính chỉ là phụ, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty trong điều kiện kinh tế hiện nay. Nhưng ở góc độ chung, Công ty cần xem xét để tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính để góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty trong những năm tới, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Hiện nay công ty đang sử dụng 100% phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện T/T ( Người mua trả tiền sau khi người bán cung cấp, lắp đặt, vận hành thử sản phẩm)
Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền:
(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) - ngân hàng trả tiền.
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
Quy trình này phù hợp với các doanh nghiệp làm ăn với các đối tác quen thuộc và có uy tín, hai bên tin tưởng lẫn nhau, như vậy mới nhanh gọn và tiết kiệm thời gian cũng như phí giao dịch.
3.4.3 Mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận và chi phí của Công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010 năm 2008, 2009, 2010
Dựa theo bảng 3.4 - Phần Phụ lục ta thấy:
Bảng báo cáo cho ta thấy, tỷ suất doanh lợi doanh thu rất thấp, chỉ đạt 1,26% (năm 2008) đến 1,72% (năm 2009) và tăng lên 2,71% (năm 2010) , tăng trưởng trung bình <1% năm nhưng lại tăng theo các năm từ 36,25% đến 57,99% sau mỗi năm. Do đặc điểm mặt hàng kinh doanh mà tỉ lệ này có sự chênh lệch nhiều đến như vậy, nhưng sự tăng trưởng từ 36,25% đến 57,99 % cho ta thấy lợi nhuận sau thuế tăng một cách đáng kể so với tổng doanh thu thuần.
Chỉ số doanh lợi tổng tài sản (ROA) qua từng năm là 1,34% - 2,3% -4,22%. Với một đồng tài sản sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận, tuy nhiên do tổng tài sản của công ty khá lớn nên chỉ số này không có ý nghĩa tích cực cho lắm, tuy nhiên tỉ lệ tăng qua các năm lại cao ( 2009/2008= 71,55% ; 2010/2009= 83,62% )
Chỉ số quan trọng nhất, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm là 8,63% - 16,18% - 26,79% . Một con số hoàn toàn ấn tượng đối với bất kỳ công ty nào. Với một đồng vốn bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó thể hiện sự tin cậy về khả năng sinh lời của công ty và điều này tác động rất tích cực tới tâm lý các cổ đông trong ban quản trị.
Chỉ số EPS của công ty ở mức trung bình, năm 2008 là 1113vnđ/cổ phần, sang tới năm 2009 là 1930vnđ/cổ phần (chỉ tăng 73,41%), tới năm 2010 chỉ số này đã là 3659 (so với năm 2009 tăng 89,59%). Điều này có được là do lợi nhuận trong năm 2010 tăng lên nhiều, con số này cũng thỏa mãn được phần nào lợi ích của các cổ đông mặc dù so với các công ty trong ngành thì không quá vượt trội.
3.4.4 Thực trạng phân phối lợi nhuận tại Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam
Về phân phối lợi nhuận, tất cả các khoản phân phối trong công ty đều được tính bằng tiền . Các khoản lợi nhuận sau khi thu sẽ được chi trả theo thứ tự, từ việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó là các khoản bù lỗ chưa được khấu trừ, rồi cuối cùng mới là thực lãi (hay còn gọi là lãi ròng) của công ty. Số tiền lãi này sau đó được đem ra xem xét tại hội đồng cổ đông, và được hội đồng quyết định sử dụng vào mục đích gì, ví dụ như dùng để trả cổ tức cho các thành viên, trích lập các loại quỹ trong công ty như quỹ đầu tư phát triển, hoặc đem giữ lại làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty trong năm tài chính tiếp sau đó.
Sơ đồ 3.2 Trình tự phân phối lợi nhuận
Qua bảng 3.5 - Phần Phụ lục, ta có thể nhận thấy tình hình lợi nhuận của công ty sau 3 năm rất tốt, thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp theo đó tăng theo từng năm, năm 2008 là 64,9 triệu nhưng sang năm 2009 tăng lên 73,4% thành 112,6 triệu, sang tới năm 2010 đã là 213,45 triệu. Theo đó mà lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng tương ứng. Nhưng mặt khác, công ty cũng phải bù các khoản lỗ chưa khấu trừ với số tiền khá lớn. Năm 2008 chỉ là 15,6 triệu, sang năm 2009 là 46,25 triệu (tăng gần 200%) , sang năm 2010 con số đã vượt trên 112 triệu, so với năm 2009 tăng 143,62%. Con số này cho thấy công ty đã phải chi phí bù lỗ khá nhiều khoản phụ phí, chi phí khác bất thường mà chưa được khấu trừ trước thuế. Số tiền bù lỗ này tăng dần tương ứng với sự tăng trưởng của khoản lợi nhuận sau thuế của công ty, chứng tỏ nó góp một phần không nhỏ vào quá trình tăng trưởng, đem lại lợi nhuận.
Tuy thực lãi của công ty không thể gọi là cao so với các công ty cùng ngành nghề, nhưng tốc độ tăng của giá trị lãi ròng này là khá tốt, trong 3 năm gần đây tốc độ tăng mỗi năm là hơn 60% và 80%. Con số này có thể làm thõa mãn đại đa số các cổ đông trong công ty. Tuy nhiên so với cơ cấu và xu hướng phát triển của công ty, số thực lãi này cũng chưa thể hiện rõ đúng khả năng và tiềm lực phát triển, cũng như so sánh với doanh thu thì khá chênh lệch.
Hiện nay các khoản lợi nhuận sau khi trả lương cho nhân viên và thanh toán các khoản phí, bù lỗ thì sau khi họp đại hội cổ đông đều được công ty quyết định giữ lại làm tăng vốn kinh doanh cho năm kế tiếp. Việc này tạo điều kiện cho công ty ngày càng mở rộng quy mô và có điều kiện phát triển, cũng như chủ động hơn trong việc huy động vốn và ký kết các hợp đồng lớn. Tuy nhiên nó cũng kéo theo ảnh hưởng là thiếu các khoản dự phòng rủi ro, khen thưởng phúc lợi cho nhân viên. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc kinh doanh kèm theo nó vô vàn rủi ro không thể dự đoán trước, việc phân bổ các khoản dự phòng và hạn chế rủi ro là không thể xem nhẹ nếu công ty muốn có một sự phát triển lâu dài và bền vững.
Để chuẩn bị cho sự phát triển mở rộng về quy mô và cơ cấu tổ chức, công ty nên bắt đầu trích lập các quỹ chuyên dùng như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi… Việc làm này tuy có thể làm giảm sút lượng vốn giữ lại làm gia tăng vốn chủ sở hữu của công ty trong những năm sau, nhưng lại tăng cường hiệu quả cũng như sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty tại mọi thời điểm, nâng cao sự an toàn về vốn cũng như về các hoạt động tài chính trên thị trường.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP THIẾT BỊ KH&CN VIỆT NAM PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP THIẾT BỊ KH&CN VIỆT NAM 4.1 Đánh giá tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam
4.1.1 Những kết quả đạt được
Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam mới thành lập từ năm 2004, đến nay đã được 7 năm. Với tuổi đời còn khá trẻ nhưng công ty đã khẳng định được tên tuổi và uy tín của mình trên thị trường Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị KH&CN. Công ty là đơn vị cung cấp quen thuộc và uy tín cho các bệnh viên, trung tâm khoa học lớn của Việt Nam như Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng TW, Viện Kiểm nghiệm, Viện Pasteur Nha Trang, Bệnh viện Đa khoa Hải Dương… và có nhiều bạn hàng lớn của nước ngoài như công ty OPTIMA, HIRAYAMA của Nhật, SONICS của Mỹ, CENTURION của Anh…
Bằng những nỗ lực của mình, từ một công ty cổ phần nhỏ trên thị trường, công ty đã vươn lên thành một đơn vị có tên tuổi, uy tín với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Doanh thu qua các năm của công ty luôn tăng mạnh, công ty chưa bao giờ rơi vào tình trạng nợ quá hạn mặc dù tỷ trọng vốn vay của công ty là khá cao. Các chính sách, hoạt động nghiên cứu kinh doanh được đẩy mạnh và phát triển, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện theo xu hướng tốt, hệ số nợ giảm và hệ số vốn chủ sở hữu tăng, khả năng thanh toán cũng như tính chủ động trong sử dụng vốn ngày càng càng được cải thiện.
Công ty làm ăn có lãi là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ về thuế với nhà nước, tạo việc làm ổn định và điều kiện làm việc tốt cho nhân viên, cùng với các chính sách đãi ngộ hợp lý đã tạo được sự đoàn kết hợp tác trong toàn công ty, giúp công ty luôn giữ được định hướng kinh doanh và sự phát triển ổn định hợp lý trong thời gian dài.