b, Nội dung phân phối lợi nhuận
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tạ
Mặc dù theo báo cáo tài chính, Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam làm ăn có lãi, nhưng trên thực tế về tình trạng lợi nhuận vẫn còn nhiều yếu tố còn chưa tốt:
- Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường trong nước, mà trọng điểm là khu vực Hà Nội. Tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung vào một thị trường này của công ty sẽ có những hạn chế nhất định về lâu dài, ví dụ như sự tăng lên của các đối thủ cạnh tranh, gặp rủi ro trong sự biến động chung của thị trường, lệ thuộc vào khách hàng và khi có biến cố như thay đổi về chính sách pháp luật hiện hành công ty sẽ khó có khả năng xoay xở kịp thời. Công ty đang bỏ qua một khu vực tiềm năng hơn đó là thị trường Miền Bắc, đây là một thị trường lớn với đông đảo khách hàng và đòi hỏi về chất lượng cũng như giá cả không quá khắt khe. Điều này xảy ra do hiện tại công ty chưa có được một đội ngũ nghiên cứu thị trường và marketing có trình độ. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là do khách hàng dựa trên uy tín và sự giới thiệu mà tự tìm đến công ty để đặt hàng, cũng như một phần công ty tìm hiểu và trực tiếp tạo mối quan hệ với khách hàng, nhưng những hợp đồng như vậy còn chưa nhiều. Khắc phục được hạn chế này, công ty sẽ có cơ hội mở rộng được thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ cũng như vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận kinh doanh. Nền kinh tế thị trường hiện nay bắt buộc mọi doanh nghiệp, công ty phải chủ động tìm kiếm khách hàng và lôi kéo họ về với mình.
- Công ty chưa có chiến lược quảng cáo nâng cao tên tuổi cho công ty trên thị trường cung cấp các thiết bị KH&CN, chưa thực sự đầu tư xây dựng hình ảnh và thương hiệu, xây dựng trang web riêng của Công ty. Việc làm ăn theo phương thức cũ đã không còn hợp lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh trong mọi ngành nghề và lĩnh vực là vô cùng gay gắt, giữ vững và phát triển tập khách hàng của mình là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi công ty trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Trang web của công ty không cập nhật thường xuyên các sản phẩm, cũng
như tình hình hoạt động của công ty. Công ty cũng chưa có nhiều chương trình tài trợ cho các quỹ chữa bệnh, các bệnh viện hay viện khoa học, các trường học để đánh bóng tên tuổi và quảng bá thương hiệu hình ảnh của công ty trong lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Đây là vấn đề thay đổi quan điểm kinh doanh cũng như phương thức kinh doanh, đòi hỏi cần có một sự đầu tư về đội ngũ cán bộ cũng như đầu tư về nguồn vốn.
- Chất lượng sản phẩm của công ty chưa được cao, hay nói chính xác hơn là tỷ lệ hỏng hóc của máy móc thiết bị sau khi lắp đặt và vận hành còn lớn, chiếm khoảng 7% - 8%. Nguyên nhân chính là do một số thiết bị máy móc nhập ngoại gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển mà khi kiểm tra sơ bộ chưa phát hiện ra, chỉ khi đi vào hoạt động một thời gian mới phát sinh lỗi. Một phần nữa là do sự thiếu trách nhiệm của người lao động, không làm theo các hướng dẫn của công ty, khi gặp sự cố không chịu khó động não suy nghĩ tìm hiểu mà đòi hỏi bảo hành sửa chữa dù chỉ là những lỗi nhỏ. Điều này gây khó khăn và tốn kém cho công ty, và làm giảm uy tín của công ty đối với khách hàng.
- Công ty hiện vẫn đang lệ thuộc giá vào các nhà cung cấp, chưa có sự thay thế các mặt hàng cũng như chưa tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau cho cùng một chủng loại hàng. Điều này dẫn đến việc công ty không chủ động được về nguồn hàng và về giá cả, và nếu một nhóm các nhà cung cấp gặp vấn đề, điển hình gần đây là các nhà cung cấp tại Nhật Bản, công ty sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian cũng như thiệt hại chi phí khi tìm kiếm các nguồn hàng thay thế. Sự phong phú về chủng loại cũng như đa dạng về sản phẩm đã làm cho công ty lơi là cảnh giác và chủ quan không chú ý tới việc dự phòng rủi ro có quy mô lớn đối với các nhà cung cấp.
- Cùng tình trạng chung của nền kinh tế Việt Nam, và đối với riêng ngành kinh doanh với các mặt hàng thiết bị KH&CN tại Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn. Các vấn đề về thiếu hụt vốn sản xuất, các chính sách hỗ trợ
của nhà nước về vấn đề KH&CN còn ít, cũng như hạn chế trong xuất nhập khẩu hàng hóa, thời gian chờ để nhận và xuất hàng còn khá lớn.
- Công ty đã và đang cố kiểm soát tình hình chi phí trong kinh doanh và chi phí tài chính, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khoản chi phí không đem lại hiệu quả kinh tế, gây lãng phí cao, làm giảm lợi nhuận đạt được. Đây là một sự lãng phí nghiêm trọng trong hoạt động, thể hiện sự chưa chặt chẽ trong giám sát và quản lý chi phí ở công ty. Mặc dù chúng ta đều biết các khoản chi phí trong việc ký kết hợp đồng, chi phí quan hệ, môi giới và các chi phí dịch vụ là một phần không thể tránh khỏi trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở Việt Nam, nó đôi khi đóng góp một phần rất lớn vào thành công của một dự án hay hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên việc quản lý và phân bổ hợp lý chi phí kinh doanh, chi phí ký kết hợp đồng hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được một khoản vốn khá lớn để tập trung vào kinh doanh và phân phối.
- Công ty hiện nay đang trung thành với chính sách thanh toán hợp đồng theo phương thức chuyển tiền trực tiếp T/T dựa trên sự tin cậy của 2 bên và cũng bởi một phần do chi phí của phương thức này khá thấp. Tuy nhiên trong tương lai, việc chỉ sử dụng một phương thức thanh toán sẽ lấy đi của công ty rất nhiều cơ hội và lợi thế. Việc mở rộng tập khách hàng mới, việc các nhân tố ảnh hưởng khách quan tới việc thanh toán của khách hàng và công ty làm cho phương thức này trở nên rủi ro và mạo hiểm hơn rất nhiều, chi phí tiết kiệm được sẽ không thể bù đắp thiệt hại khi có biến cố xảy ra.
- Hiện nay toàn bộ lợi nhuận sau thuế của công ty được dùng vào việc tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh cho năm sau, điều này là chưa hợp lý và là một dấu hiệu nguy hiểm trong hoạt động kinh doanh. Không có các quỹ dự phòng tài chính, các quỹ phúc lợi cho cán bộ nhân viên làm cho công ty hoạt động trong tình trạng không có sự bảo vệ trước các rủi ro về tài chính. Một phần nào đó làm cho nhân viên khi làm việc không có sự an tâm, tin tưởng vào chiến lược mới, lo sợ những rủi ro với bản thân, làm giảm hiệu suất làm việc và lao động.
4.2 Định hướng phát triển của Công ty trong vài năm tới
Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam đang phát huy hiệu quả kinh doanh trên thị trường Việt Nam, một số khu vực quốc tế như Đông Á, Châu Âu và hiện tại công ty đang nhắm tới khu vực tiềm năng hơn là thị trường Đông Âu, Trung Á. Đây là một khu vực còn đang bỏ ngỏ với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh hàng công nghệ, với nhiều cơ hội và đi kèm theo nó cũng là nhiều thách thức mới, nhưng toàn công ty luôn tin tưởng vào các lựa chọn chiến lược của ban giám đốc.
Công ty đang có ý định đưa vào sử dụng phương pháp thanh toán L/C, với sự ổn định và an toàn, chắc chắn trong giao dịch, kết hợp với phương pháp thanh toán T/T truyền thống, sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, phù hợp với nhiều kiểu khách hàng khác nhau, phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau. Điều này sẽ đem lại sự ổn định và tránh được các rủi ro không mong muốn trong hoạt động thanh toán, và cũng giúp cho công ty không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.
Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam chưa kinh doanh hết các mặt hàng mà công ty đã đăng ký kinh doanh. Vì thế mà công ty hiện đang có chiến lược nghiên cứu phát triển các sản phẩm khác trong lĩnh vực KH&CN. Đây sẽ là một điểm nhấn tạo sự khác biệt lớn trong hoạt động, đem lại cơ hội và tiềm năng phát triển hơn trong tương lai.
Kế hoạch trong thời gian ngắn là tăng thu nhập bình quân đầu người của các cán bộ nhân viên trong công ty lên mức 5 triệu đ/tháng. Đồng thời thiết lập ngay các quỹ dự phòng rủi ro tài chính, lập quỹ phúc lợi cho cán bộ nhân viên trong công ty, sắp xếp lại bộ máy và cơ cấu lại bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kinh doanh và marketing để có thể chuẩn bị cho những hướng đi mới vừa nêu ở trên.
4.3 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công ty CP Thiết bị KH&CN Việt Nam CP Thiết bị KH&CN Việt Nam