III. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.
5. Thanh niên thamgia xây dựng kinh tế nông thôn.
+ Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đây là việc thanh niên tình nguyện đảm nhận các công trình thanh niên, phần việc thanh niên, trong thời gian qua, thanh niên tham gia nhiều vào các dự án như “Đường Hồ Chí Minh”, “Dự án kiên cố 2100 cầu khỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long”, làm đường trên tuyến đường đi qua địa phương mình.
Năm 1995, các cơ sở Đoàn nông thôn cả nước có 26.902 công trình thanh niên, đến năm 2001 lên tới 39.644 công trình (tăng 12.742 công trình).
Đặc biệt là phong trào xoá cầu khỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thực hiện từ năm 2000, với chỉ tiêu là 395 cầu nông thôn mới vào giai đoạn 1. Đến cuối năm 2002, đã xây dựng đưa vào sử dụng 502 cầu, vượt kế hoạch là 107 cầu. Dự án đã góp phần giải quyết việc làm cho 2.500 thanh niên. Mặt khác nó còn tác động đến phong trào chung của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, làm thêm 5.786 cây cầu, 1.225 km đường giao thông nông thôn trên các tuyến có cầu mới xây dựng. Hiện nay, đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2.
Những kết quả thực hiện này cho thấy việc thu hút thanh niên góp sức lao động vào xây dựng các cơ sở hạ tầng là không thực sự khó khăn, họ có nhiệt tình và sức khoẻ của tuổi trẻ nhưng trong các chiến lược phát triển kinh tế của địa phương chưa thực sự coi thanh niên là đối tượng lòng cốt; chủ yếu các phong trào này do Đoàn thanh niên tự phát động, lấy tinh thần tình nguyện là chính, nên chưa đặt nhiệm vụ học tập kinh nghiệm, rèn luyện khả năng thực hành và số sử dụng thanh niên sau khi hoàn thành các công trình.
+ Xây dựng kinh tế trang trại trẻ
Theo báo cáo mô hình trang trại trẻ và làng thanh niên tại Hội nghị Chuyên đề về mô hình trang trại trẻ và làng thanh niên được tổ chức vào 2 ngày 15 – 16/2000 tại Hoà Bình, cả nước có 15.000 trang trại trẻ trên 115.000 trang trại cả nước, thu hút 18.000 thanh niên đến việc làm; khai thác sử dụng đất trống đồi núi
trọc, đất hoang hoá, khai thác chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở Đoàn ở các địa phương đã tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ thông qua các câu lạc bộ chủ trang trại trẻ, tổ chức giao lưu giữa các vùng, miền để học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
Mô hình kinh tế này nằm trong định hướng phát triển kinh tế tạo mở việc làm ở nông thôn; qua thực tế đã chứng minh kinh tế trang trại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với tổng thu là 5.554.584 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân/trang trại là 32,27 triệu đồng/năm và thu hút nhiều lao động đến làm việc, bình quân là 6,04 lao động/trang trại và chủ yếu lao động không có CMKT (92,51%), sơ cấp chiếm 5,01%, THCN là 1,83%; CĐ, ĐH trở lên là 0,65% cho thấy mức độ thu hút lao động thanh niên nông thôn là không khó khăn.
Nhưng điều quan trọng là phải tạo điều kiện cho thanh niên có đất, vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... vì các trang trại thanh niên hoạt động còn kém hiệu quả so với các trạng trại khác. Theo điều tra, vốn đầu tư chủ yếu của trang trại là vốn tự có, chiếm 84,87% tổng số vốn, vay qua hình thức ngân hàng chỉ chiếm 15,75% tổng số vốn. Và theo phỏng vấn các chủ trang trại cho thấy 67,67% chủ trang trại nói cần được Nhà nước cho vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.17
+ Thanh niên tham gia phong trào “Thanh niên xung phong”
Năm 2000, cả nước có 51 đơn vị TNXP ở 22 tỉnh thành với 40.000 các bộ đội viên và lao động. Các đơn vị TNXP đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 100 tỷ đồng, tổng doanh thu hàng năm là 2000 tỷ đồng. Đây là lực lượng chính tham gia xây dựng khu kinh tế thanh niên, và xây dựng mô hình kinh tế trang trại.
* Tham gia phát triển kinh tế
Chỉ tính từ năm 1997 đến nay, lực lượng TNXP đã triển khai thực hiện 6 dự án thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Với tổng số vốn đầu tư 11.350 triệu đồng, TNXP đã trồng mới 2.300 ha, chăm sóc 4.900 ha, bảo vệ và khoanh nuôi 10.600 ha rừng; xây dựng 3 trạm xá, 3 trường học,..., giải quyết việc làm cho 10.000 lượt thanh niên vùng dự án.
Bắt đầu từ năm 2000 Đoàn Thanh niên tổ chức 2 dự án xây dựng đảo thanh niên thuộc chương trình Biển đông hải đảo, với tổng số vốn đã đầu tư là 33.030 triệu động. Tại Đảo thanh niên Bạch Long Vĩ đã đưa 60 hộ TNXP ra đao xây dựng cuộc sống mới. Tại đảo thanh niên Cồn Cỏ đã xây dựng 15 căn nhà cho TNXP, đã đưa 44 TNXP định cư ở đảo.
17
Kết quả tổng kiểm tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001 - Tổng cục Thống kê - NXB Thống kê - HN 2003
Đến năm 2000, cả nước đã xây dựng 20 khu kinh tế thanh niên, di dân được 1.670 hộ với 6.000 người đến lập nghiệp ở vùng kinh tế mới, tạo việc làm cho hơn 3.000 người.
Bắt đầu từ năm 1999 đến cuối năm 2001 đã có 400 làng thanh niên. Đây là làng thanh niên nhưng không có nghĩa là làng của riêng thanh niên mà thanh niên đóng vai trò lòng cốt trong vai trò phát triển kinh tế – xã hội. Từ năm 2000 triển khai dự án xây dựng “làng thanh niên lập nghiệp” ven đường Hồ Chí Minh với mục tiêu là xây dựng 15 – 25 làng thanh niên lập nghiệp. Mỗi làng xây dựng một cơ sở hạ tầng chủ yếu, đủ điều kiện để tiếp nhận 3.000 – 4.000 hộ đến sản xuất ổn định và lập nghiệp lâu dài; có diện tích khoảng 200 – 300 ha vườn và đất công cộng và 6.000 ha đất trồng và bảo vệ rừng. (Mỗi hộ có khoảng 40 ha). Thực hiện xây dựng thí điểm 4 dự án Làng thanh niên lập nghiệp ven đường Hồ Chí Minh ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam. Với số vốn đầu tư 10.790 triệu đồng, TNXP đã trồng mới 350 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 1.700 ha, bảo vệ 2.300 ha rừng, khai hoang 50 ha đất nông nghiệp; đưa 170 hộ thanh niên lên lập nghiệp, giải quyết việc làm cho 1.000 thanh niên vùng dự án; thu hút hàng ngàn lượt thanh niên, sinh vien tình nguyện lên làm việc cho dự án.
Các làng, khu và đảo kinh tế này thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong giải quyết việc làm cho thanh niên, ở đây họ thực sự thể hiện được vai trò xung kích và phát huy những tiềm năng kinh tế đang còn chưa khai thác.
Nói tóm lại, kết quả trên cho thấy phong trào TNXP đã thể hiện được tính hiệu quả, nó vừa góp phần phân bố lực lượng lao động thanh niên vừa góp phần phát triền kinh tế.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GIẢI