Xu hướng phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 25 - 26)

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾXÃ HỘI TRONG THỜI GIAN QUA 1 Đặc điểm kinh tế.

1.2. Xu hướng phát triển kinh tế.

a) Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.

Đây là xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế, nó sẽ đem lại những cơ hội và thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam. Mở cửa hội nhập sẽ có cơ hội thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả, giá nhân công rẻ và nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, cùng với môi trường đầu tư khá ổn định đã giúp chúng ta thu hút được lương vốn đầu tư lớn, năm 2005 tổng đầu tư phát triển 320 nghìn tỷ đồng (tổng đầu tư phát triển/GDP là 38,2%).

Mặt khác, toàn cầu hoá tạo cơ hội Việt Nam tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới, phát triển kinh tế, mở rộngthị trường xuất khẩu hàng hoá. Năm 1999, xuất khẩu được 11.539 triệu $; đến năm 2002 là 15.656 triệu $, tăng 8,92%/năm, cao hơn cả tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân. Nhưng đến năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu là 31.800 triệu $, chúng ta vẫn hướng tập trung xuất khẩu hàng hoá sử dụng lợi thế nhân công rẻ và nguồn tài nguyên dồi dào như sản phẩm ngành dệt may (chiếm 25% giá trị sản phẩm xuất khẩu), khoáng sản (chiếm 25% giá trị xuất khẩu), nông sản (chiếm 37% giá trị xuất khẩu),... Chính điều này đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên. Mặt khác Nhà nước ta cũng đang hướng tới việc xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng trí tuệ

cao như công nghệ thông tin, phần mềm tin học... để tăng giá trị xuất khẩu và cạnh tranh cao; những sản phẩm mang tính chất mới này phù hợp với lao động thanh niên.

Đồng thời, hội nhập giúp nâng cao chất lượng lao động, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý và thúc đẩy xuất khẩu lao động.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nước ta nhìn chung còn yếu kém. Trình độ công nghệ kỹ thuật lạc hậu không cho phép nâng cao năng suất lao động, sản phẩm làm ra giá thành cao, không cạnh tranh được với các mặt hàng của các nước. Mặt khác, sự cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp thu hẹp các chi phí đầu vào, thay cho việc thuê thêm nhân công là việc mua máy móc thiết bị tăng năng suất. Lao động xuất khẩu với khả năng cạnh tranh thấp làm cho nước ta chủ yếu mới xuất khẩu lao động giản đơn, lao động nặng nhọc, tiền lương thấp.

b) Xu hướng nền kinh tế mới.

Nền kinh tế mới hay còn gọi là nền kinh tế trí thức, nền kinh tế số hay xa lộ thông tin. Đây là nền kinh tế có “sản phẩm là thông tin hay hàm lượng trí tuệ cao”, tốc độ phát triển rất nhanh với cơ cấu những ngành nghề mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng và vi điện tử,... đòi hỏi đội ngũ nhân lực trong tương lai phải là những chuyên gia trong những lĩnh vực này. Điều này tỏ ra phù hợp với lớp trẻ, đối tượng nắm bắt nhanh với những thay đổi về công nghệ. Muốn vậy, họ phải luôn học hỏi và tiếp thu kiến thức mới; xã hội hoá giáo dục đào tạo, phổ cập tin học cho học sinh trong nhà trường là mục tiêu đề ra của Nhà nước ta hiện nay.

Mặt khác nền kinh tế số giúp thu nhập tin một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, điều này hỗ trợ đắc lực trong trao đổi thông tin thị trường lao động; nó giúp thanh niên có những thông tin đúng để định hướng trong việc học nghề, tìm và tự tạo việc làm cho mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w