III. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.
1. Thực hiện cho vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên.
* Tình hình thực hiện của Quỹ quốc gia về việc làm. - Tình hình chung trong cả nước:
Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm được thành lập và quy định ngay từ Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 và được hướng dẫn thực hiện trong Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT – ngày 8/5/1999 và số 06/2002/TTLT- ngày 10/4/2002 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện có hiệu quả các hoạt động trên. Quỹ được thành lập từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác. Để tăng hiệu quả sử dụng và ngân sách của quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm, Thông tư số 06/2002/TTLT ngày 10/4/2002 quy định các địa phương trích Ngân sách địa phương lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương sau đó tự quản lý và sử dụng.
Các dự án cho vay vốn thường được gắn với các chiến lược và các chương trình phát triến kinh tế của đất nước, địa phương, cụ thể là các chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm theo từng thời kỳ.
Bảng 13: Tình hình thực hiện Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Năm Vốn thực hiện (triệu
đồng) Lao động giải quyết (người) Số vốn/lao động (triệu/người) 2000 521332,0 253657 2,0553 2001 661485 296147 2,4577 2002 668179,4 255276 2,6175 2003 751436 270434 2,7786 Chênh lệch Số lượng 71285,52 12141 0,1790 % 18,05 5,79 9,51
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2001, 2002, 2003 – Tổng cục Thống kê - NXB Thống kê - Hà Nội 2001, 2002, 2003, 2004)
Từ năm 2000 – 2003, quỹ giải quyết việc làm tăng lên 71285,52 triệu đồng/năm với tốc độ 18,05%/ năm và cũng tăng cả số lao động giải quyết việc làm là 12.141 người/năm nhưng tốc độ tăng thấp hơn vốn làm cho số vốn bình quân tạo ra việc làm cho một người lao động tăng thêm bình quân là 0,17904 đồng/người. Điều này cho thấy chi phí tạo ra một chỗ việc làm tăng có thể do chất lượng việc làm đã tăng thêm hoặc mức độ khó khăn của tạo việc làm trên người tăng hơn trước. Với số vốn này, Quỹ đã tạo được số việc làm bằng 0,58% (1998) và 0,69% (2003) tổng số việc làm thường xuyên trong cả nước. Đối với cả nước mức đầu tư trung bình trên một người, năm 2000 là 2,525 triệu/người và tăng lên 3,479 triệu/người; tăng trung bình 0,1908 triệu/người, tốc độ tăng là 7,56% năm; so với mức đầu tư của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 9,51% năm cho thấy Quỹ đã có sự phát triển nhằm giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
Theo kết quả điều tra khảo sát thí điểm 60 dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm tại các Tỉnh Hà Tây, Tuyên Quang và Hà Nội tháng 5 – 2003 của Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội tiến hành, cho thấy hiệu quả sử dụng của các vốn vay là tương đối có hiệu quả trong giải quyếtư việc làm mới cho người lao động sau khi hoàn trả vay vốn; có 85,00% số dự án duy trì được số lao động hiện có; và số lao động thu hút mới và 86,67% số dự án trì được mức thu nhập hiện có.
Trong chương trình việc làm, mục tiêu đề ra trong 5 năm (2001-2005) là cho vay 6100 – 6200 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1,5 – 1,6 triệu lao động, nghĩa là mức bình quân một lao động là 3,88 – 4,07 triệu/chỗ việc làm. Trong 2 năm 2001 – 2002 mới chỉ thực hiện được 23,27% số vốn cho vay và 22,17% số lao động cần được giải quyết , thấp so với mục tiêu dự kiến; nếu vẫn giữ tốc độ tăng như 2 năm đầu thì trong 3 năm còn chỉ cho vay được trung bình 837.928 triệu đồng và giải quyết làm cho 308.513 lao động, với mức trung bình này không thể đạt mục tiêu đề ra. Mặt khác, số thực hiện về vốn nhanh hơn số thực hiện về lao động cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không như dự kiến. Không những thế, số vốn vay mới chỉ đáp ứng được 18,17% tổng số tạo ra một chỗ việc làm của các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, 13 cho thấy người lao động phải đầu tư 81,83% số vốn để giải quyết việc làm.
- Đối với thanh niên.
Thanh niên chính là đối tượng chủ yếu trong các chính sách này vì đây là đối tượng khó khăn trong tự tìm và tạo việc làm so với các nhóm khác nên Quỹ Quốc gia là nguồn vốn hỗ trợ cho thanh niên lập nghiệp. Để tạo thuận lợi cho thanh niên vay vốn, tổ chức Đoàn các cấp đã hướng dẫn thanh niên lập dự án vay vốn và dùng thức tín chấp để giúp thanh niên vay vốn.
13
Thông tin lao động Số 5/03 – Tr6
Thông qua tổ chức Đoàn, thanh niên được vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, trong năm 1993, có 606 dự án với số tiền 57.000 triệu giải quyết việc làm cho 40.000 Đoàn viên thanh niên, trong đó có 118 dự án về phát triển sản xuất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng khu kinh tế thanh niên và lực lượng thanh niên xung phong với số vốn 48.700 triệu đồng. Năm 2001 có 9.600 dự án (tăng 8.985 dự án) với số tiền 204.581 triệu đồng (tăng 204.512 triệu đồng) giải quyết việc làm cho 100.776 triệu người (tăng 60.776). Bình quân số vốn trên thanh niên cũng tăng lên từ 1,6 đến 2,03 triệu đồng/người, như vậy là thấp hơn so với số trung bình ở trên đối với lao động nói chung. Nhưng nếu so với tổng quỹ và số lao động được giải quyết việc làm năm 2001, số vốn mà thanh niên vay chiếm 30,62% tổng số vốn và chiếm 39,48% số lao động được giải quyết. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với thanh niên nhưng nó vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu về vốn thanh niên nhưng nó vốn chưa đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của thanh niên vì họ chiếm gần 50% số người cần giải quyết việc làm và có nhu cầu vay vốn.
Cùng với nguồn Quỹ này thanh niên còn có thêm các nguồn quỹ khác như: Quỹ hỗ trợ vốn sản xuất của Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam năm 1993 đã cho 750 thanh niên vay vốn là 400 triệu đồng. Năm 1994, phát động phong trào “Tự góp vốn để tổ chức sản xuất” ở 47 tỉnh thành đã xây dựng được 2.754 dự án giúp 65.258 lượt triệu người với số vốn 59.300 triệu đồng.
Quỹ do thanh niên tự giúp nhau về vốn, trong 9 năm (1993 – 2001) đã có 747.180 lượt triệu được vay với tổng số tiền là 343.367 triệu.
Năm 1996 các cơ sở Hội và Đoàn đã triển khai phong trào “tiết kiệm, tích luỹ” để phát triển phong trào thanh niên tự giúp nhau sản xuất. Các cơ sở đã cho 57.747 thanh niên có vốn để sản xuất với số vốn 31995,4 triệu đồng. Đến năm 1998 cho 81.433 thanh niên (tăng 23.686 thanh niên) được vay 53.245 triệu đồng (tăng 21249,6 triệu đồng).
Năm 1998, TƯ Đoàn phối hợp với Ngân hàng Nhà nước giúp gia đình trẻ lập dự án vay vốn “người nghèo” với số vốn 7.500 triệu đồng.
Ngoài ra Đoàn còn giúp thanh niên lập dự án vay các ngân hàng, năm 2000 là 9.256 dự án với 174.959 triệu đồng, cho 8,959 thanh niên; năm 2001 đã lập 4.110 dự án cho vay 207.136 triệu đồng cho 112.174 thanh niên. Hết tháng 6/2005 tổng nguồn vay 43 tỷ đồng giải quyết cho 2000 đến 3000 lao động trên 01 năm.
Những kết quả trên so với Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm không phải là con số nhỏ, cho thấy khả năng tự huy động vốn trong thanh niên là lớn; điều quan trọng là các tổ chức Đoàn là cầu nối giúp thanh niên đầu tư nguồn vốn có hiệu quả, giải quyết việc làm đúng hướng và lâu dài cho thanh niên.