III. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.
3. Tiến hành tổ chức Hội chợ việc làm
Đây là hình thức, đối tượng tham gia chủ yếu là thanh niên vì người đến hội chợ để tìm nơi học nghề và việc làm thuộc lứa tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. Nhiều địa phương còn đổi tên gọi: “Điểm hẹn việc làm thanh niên” cho thấy đối tượng tham gia phần nhiều là thanh niên.
14
Báo cáo kết quả điều tra quá trình chuyển tiếp từ học sang làm của nam nữ thanh niên Việt Nam.
Thông qua hội chợ việc làm, người lao động tiếp cận và tìm hiểu thông tin về nhu cầu ngành nghề, thu nhập, điều kiện lao động,...; các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người lao động; từ đó định hướng cho các cơ sở dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Điều này đã góp phần hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động.
Trong 3 năm 2001 – 2003 cả nước đã tổ chức được khoảng 50 lượt hột chợ việc làm ở 36 tỉnh và thành phổ. Trung bình mỗi hội chợ thu hút được từ 60 – 70 đơn vị tham gia với khoảng 28.500 người tham gia, trong đó có khoảng 12.000 – 14.000 người đăng ký tìm việc làm, phỏng vấn tại chỗ chiếm 60%, tuyến trực tiếp từ 1.600 – 18.00 ngừơi (chiếm 12 – 13% số người đăng ký tìm việc làm) trong khi nhu cầu tuyển dụng là 10.450 người, nghĩa là cứ khoảng 1,3 người đến đăng ký sẽ chọn 1 người. Điều này cho thấy tuyển dụng ở Hội chợ đạt tỷ lệ thấp, chủ yếu mới chỉ là cung cấp thông tin cho người lao động. Học nghề đăng ký thu hút được từ 2300- 2500 người, thấp hơn số người đến xin việc nhưng lại cao hơn số người được tuyển dụng trực tiếp cho thấy hiệu quả của việc tuyển dụng trong hội chợ còn thấp.
Thành tựu trên đã tạo được uy tín với người lao động và doanh nghiệp, dần dần tác động vào ý thức, quan điểm về học nghề và tìm kiếm việc làm, nâng cao tính chủ động của mọi người khi tham gia thị trường lao động. Nhưng cũng theo báo cáo điều tra, số người đang tìm việc làm thông qua hội chợ mới là rất nhỏ, chiếm 1% số đang tìm việc; còn đối với số đã có việc làm cho thấy họ có việc làm
hiện tại không thông qua hội chợ cho thấy mức độ tham gia của người lao động và nhà tuyển dụng còn hạn chế.
Ngoài một số chương trình thuộc chương trình quốc gia giải quyết việc làm nêu trên, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức thanh niên quốc tế mà Việt Nam tham gia tổ chức các phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm cho thanh niên.