Xu hướng phát triển lao động thanh niên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 27 - 30)

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾXÃ HỘI TRONG THỜI GIAN QUA 1 Đặc điểm kinh tế.

3. Xu hướng phát triển lao động thanh niên.

3.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số.

Dân số nước ta, năm 2000 là 77.635,4 nghìn người với tốc độ tăng 1,36%; đến năm 2004 là 82.032,3 nghìn người với tốc độ tăng 1,4% và ước tính đến năm 2005 sẽ là 1,33% . Mặc dù tốc độ tăng xu hướng giảm, năm 2004 là 1,4%; năm 2005 là 1,33% nhưng với phần diện tích đất nước nhỏ và cố định đã làm cho mật độ dân số ngày càng cao. Đây là một trở ngại cho sự phát triển kinh tế vì đất canh tác, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại do nhu cầu nhà ở và xây dựng nhà máy,... tăng lên; trong khi nền kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp với đa số dân số làm nông lâm nghiệp, làm cho dân số làm nghề nông trở nên thiếu việc làm, xảy ra tình trạng di cư ồ ạt ra thành thì ngài thời gian mù vụ.

Dân số nước ta tập trung ở nông thôn, chiếm 74,89% dân số cả nước; trong khi thành thị chỉ chiếm 25,11%. Nhưng dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh hơn so với dân số nông thôn làm cho tỷ trọng dân số thành thị có xu hướng tăng, điều này là do xu hướng đô thị hoá của đất nước, dân số di cư đến thành thị ngày

càng nhiều và có xu hướng định cư lâu dài ở thành thị. Nhưng do mức độ đô thị hoá không phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên xảy ra tình trạng thất nghiệp nhiều ở thành thị. Đặc biệt là đối tượng thanh niên là đối tượng dễ di chuyển nhất, càng làm cho tình trạng thất nghiệp thanh niên ở thành thị trở nên gay gắt.

3.2. Quy mô và cơ cấu lao động thanh niên.

Lực lượng lao động nước ta liên tục tăng với tốc độ cao (năm 2005 là 44,38 triệu người tăng 2,64% với quy mô tăng thêm 1,143 triệu người). Quy mô lao động thanh niên tăng hàng năm về số tuyệt đối nhưng tỉ lệ lao động thanh niên trong lực lượng lao động lại giảm do dân số Việt Nam có xu hướng già hoá. Lực lượng lao động ở độ tuổi thanh niên năm 2005 chiếm 45,72% so với dân số trong độ tuổi lao động (giảm so với năm 2004 là 1,06%) trong đó số thanh niên nữ là 49,34%.

Cơ cấu lực lượng lao động trẻ theo nhóm tuổi có xu hướng thay đổi trong thời gian qua. Năm 2004, 2005 lực lượng lao động nhóm tuổi 15-24 chiếm 21,5% tổng lực lượng lao động, không đổi so với năm 2003; nhóm tuỏi 25-34 chiếm 25,3% - 24% giảm so với năm 2003. Lao động trẻ ở khu vực nông thôn khá cao (chiếm 47,02%) so với dân số từ 15 tuổi trở lên, lao động thanh niên chiếm trên 70% lực lượng lao động ở nông thôn.

Lực lượng lao động không biết chữ đã giảm liên tục từ 5,7% năm 2000 xuống còn 4,04% năm 2005; các cấp học cao có xu hướng tăng (trong đó, tốt nghiệp PTTH năm 2005 là 21,21% tăng 1,51% so với năm 2004). Nói chung, than niên có trình độ học vấn cao hơn mức chung của cả nước 49,7% có trình độ hết trung học cơ sở và 38,78% phổ thông trung học. Trình độ học vấn của lao động thanh niên trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao so với lao động chung của cả nước (số năm đi học bình quân là 7,8 năm so với mức chung của cả nước là 7,3 năm). Đây là điều kiện thuận lợi để giúp thanh niên đi đầu trong tiếp thu khoa học – kỹ thuật, công nghệ, nâng cao trình độ nghề nghiệp, kỹ năng và dễ dàng hơn trong hội nhập thị trường lao động. Tuy nhiên trình độ học vấn giữa các vùng có sự khác nhau rõ rệt: Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH ở vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 28,83%,

tiếp đến là Đông Nam Bộ (27,99%, thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu long (11,37%). Trình độ học vấn phổ thông ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn thấp hơn so với các vùng khác.

Năm 2005 tỉ lệ qua đào tạo là 24,79% tăng 2,3% so với năm 2004, tỉ lệ qua đào tạo nghề là 15,22% tăng 1,84%. Chất lượng lao động thanh niên đã được cải thiện rõ rệt qua từng năm, nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa theo kịp với yêu cầu của thị trường cả về chuyên môn lẫn tác phong làm việc công nghiệp. Đồng thời, có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền (Đông Nam Bộ tỉ lệ lao động qua đào tạo cao gấp 3 lần so với vùng Tây Bắc).

Cơ cấu đào tạo”thầy nhiều hơn thợ” chưa có xu hướng thay đổi gây thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật cao, nhiều ngành nghề và công việc vẫn phải thuê lao động nước ngoài. Xuất khẩu lao động chủ yếu vẫn là lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc chỉ qua giáo dục định hướng. Nhiều thị trường lao động ngoài nước (Hàn Quốc, Anh Quốc, Nhật Bản,...) yêu cầu lao động có tay nghề cao với mức lương hấp dẫn nhưng hầu như chúng ta chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.

Lao động di chuyển trong độ tuổi thanh niên có xu hướng chiếm một tỉ lệ khá cao. Đây là do tâm lý thích di chuyển của thanh niên.

Cùng với phát triển của khoa học kỹ thuật thì nghề nông đã bớt rất nhiều vất vả, nhu cầu về lao động không cần nhiều nên thời gian nhàn rỗi tăng. Do đó, để đảm bảo cuộc sống đòi hỏi lao động nông thôn phải tìm cách mưu sinh nơi thành thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Sự di chuyển này chủ yếu tập trung vào các nhóm tuổi từ 20 – 30, trong đó thanh niên nam di chuyển nhiều hơn nữ (khoảng 52%). Hiện nay, đô thị có tỷ lệ lao động tạm trú lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương,... lao động ngoại tỉnh chiếm tới 60-70%, trong đó lao động thanh niên chiếm hơn 90%. Trình độ học vấn của lao động dịch chuyển rất thấp và hầu hết là lao động phổ thông chưa qua học nghề, chỉ tạm đáp ứng được các công việc giản đơn trong các ngành công nghiệp nhệ như dệt may, giày da, làm vàng mã... Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp tại các KCN ở Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM,... hiện nay không tuyển được lao động với yêu cầu giản đơn và phải mất quá

nhiều chi phí vào đào tạo lao động do nhiều lao động muốn sống ở quê hương và không quay trở lại các khu đô thị làm ăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w