Khó khăn còn tồn tại

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG CRM (Trang 48 - 50)

II. THỰC TẾ ÁP DỤNG CRM VÀO CÁC DOANH NGHIỆP

4. Đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống CRM vào các doanh nghiệp vừa

4.3. Khó khăn còn tồn tại

Mặc dù với lợi thế là một nước áp dụng sau, có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác, song việc áp dụng Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tại Việt Nam đòi hỏi phải có sự sàng lọc, thay đổi để phù hợp với môi trường và điều kiện của Việt Nam. Chính vì vậy, tồn tại song song với một số thuận lợi, việc áp dụng CRM tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp những khó khăn nhất định.

- Trước hết, khái niệm CRM còn tương đối mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã có biết đến qua các kênh thông tin song lại chưa có thực

hành tại Việt Nam, do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khó tránh khỏi bỡ ngỡ, thiếu định hướng trong quá trình áp dụng.

- Thứ hai, do hạ tầng cơ sở cũng như trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam còn hạn chế, do vậy cũng gặp phải những khó khăn khi đảm bảo yếu tố công nghệ của CRM. Hiện tại, một số đơn vị đã tiến hành phát triển phần mềm CRM song còn mang dáng dấp của một cơ sở dữ liệu đơn thuần chứ có nhiều tính năng hỗ trợ.

- Khó khăn thứ ba khi áp dụng hệ thống này chính là yếu tố con người. Để có thể áp dụng thành công hệ thống quản lý quan hệ khách hàng đòi hỏi không chỉ sự cam kết cao của ban lãnh đạo mà còn phải có những thay đổi tích cực về tư tưởng của toàn thể nhân viên trong tổ chức, đặc biệt là những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Phần lớn những doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được thói quen chia sẻ thông tin giữa các cấp và giữa các nhân viên trong toàn toàn tổ chức, vì vậy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiết lập một phần mềm hoặc một cơ sở dữ liệu “chết”, không có khả năng ứng dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng một văn hoá định hướng vào khách hàng đòi hỏi cần có sự đầu tư thời gian lâu dài cũng như sự bổ trợ của các công cụ quản lý khác như Huy động và phát triển nguồn nhân lực, Quản lý tri thức,... do vậy trong một khoảng thời gian ngắn, khó có thể nhìn thấy được hết những lợi ích của toàn bộ hệ thống CRM. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là thói quen cách thức làm việc chủ yếu trên giấy tờ, một thói quen rất khó thay đổi. Những con số, tài liệu, công văn, hợp đồng, các thông tin về khách hàng ... tất cả đều được lưu trên giấy. Như chúng ta đã phân tích ở trên, cách lưu trữ như thế này tạo ra rất nhiều khó khăn cho qúa trình sử dụng, lưu trữ, tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp thông tin, ... Chính vì thế mà sự cần thiết triển khai một hệ thống thao tác dữ liệu trên máy tính với nhiều công đoạn được tự động hóa trở nên quan trọng

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ

THỐNG CRM

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG CRM (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w