Triển vọng về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 60 - 61)

III Lao động và Tiền lương

3.1.1Triển vọng về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

Sau cuộc khủng tài chính toàn cầu 2008-2009, nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, nền kinh tế Việt Nam có những khởi sắc mới. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2010-2011 sẽ cao hơn mức 5,32%.

Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đã có tác động tích cực đến lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, nhập khẩu thời gian qua tăng cho thấy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đang được củng cố. Bên cạnh đó, do tăng trưởng kinh tế thế giới và sự phục hồi các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, SNG và Nga tạo ra điều kiện tốt cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010 này.

Trước tình trạng khả quan của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế, công ty có những hy vọng về sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm nay và trong thời gian tới, khi khủng hoảng đi qua là một sự phát triển mới của nền kinh tế.

Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty là hàng dệt may, là mặt hàng có giá trị không cao và là một trong những nhu cầu chủ yếu của con người, nên trong giai đoạn khủng hoảng tuy các đơn đặt hàng và giá bán giảm nhưng giảm không nhiều và công ty đã nhanh chóng nhận lại được các đơn đặt hàng từ những bạn hàng cũ. Vấn đề đặt ra là làm sao công ty phải kiếm được nhiều đơn đặt hàng, đàm phán được mức giá tốt nhất, linh hoạt năng động lựa chọn

Bên cạnh đó, công ty cần phải chú ý thêm là năm nay có rất nhiều rào cản và những quy định mới của các thị trường dệt may: các nhà đặt hàng chỉ nêu ý tưởng, công ty phải thiết kế. Như vậy đòi hỏi những công ty may mặc phải cùng quy tụ xung quanh để giải quyết việc này.

Nền kinh tế thế giới 2010 có dấu hiệu tốt nhưng chưa thật ổn định, công ty vẫn phải chủ động hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Về xuất khẩu, công ty phải tích cực tìm kiếm các đơn hàng từ các thị trường truyền thống với giá bán tốt nhất và không ngừng khai thác và mở rộng các thị trường tiềm năng. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu cũ, công ty cần phải quan tâm đến những mặt hàng có khả năng phát triển xuất khẩu như: cao su, gạo, cà phê… Hơn nữa, công ty phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.

Về nhập khẩu, trước những bất ổn của kinh tế thế giới, công ty cần phải cân đối hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, lấy doanh thu nhập khẩu dùng để nhập khẩu. Đồng thời, công ty phải tích cực tìm kiếm những thị trường nhập khẩu tốt, rẻ, chi phí nhập khẩu thấp nhất. Bên cạnh đó công ty nên tập trung nhập khẩu những mặt hàng trong nước có nhu cầu cao như: phân bón, chất dẻo tổng hợp, sắt thép nguyên liệu…

Theo kế hoạch chi tiêu và tăng trưởng của công ty năm 2010, về hoạt động xuất nhập khẩu, công ty phấn đấu đạt chỉ tiểu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 là 72.393 triệu đồng (tăng 25% so với năm 2009). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 40.540 triệu đồng (tăng 26% so với năm 2009), kim ngạch xuất khẩu đạt 30.438 triệu đồng (tăng 18% so với năm 2009).

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 60 - 61)