Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Công nghiệp và Thương mại tổng hợp Thăng Long.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 34 - 40)

III Lao động và Tiền lương

2.1.2 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Công nghiệp và Thương mại tổng hợp Thăng Long.

nghiệp và Thương mại tổng hợp Thăng Long.

Công ty cổ phần Công nghiệp và Thương mại tổng hợp Thăng Long là công ty con của Công ty cổ phần May Thăng Long. Công ty được thành lập từ chủ trương chuyển đổi Công ty cổ phần May Thăng Long theo mô hình công ty mẹ - con. Trước khi đi vào hoạt động độc lập, công ty là một xí nghiệp thuộc Công ty May Thăng Long và hạch toán độc lập. Những hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của xí nghiệp tiền thân của công ty có những đóng góp không nhỏ vào những thành công của công ty mẹ.

Kể từ khi đi vào hoạt động độc lập với tư cách là một pháp nhân, từ 2007 đến nay, công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Riêng về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ty có rất nhiều thuận lợi do được kế thừa một phần thị trường xuất, nhập khẩu của công ty mẹ, được phép sử dụng thương hiệu của công ty mẹ, được sự trợ giúp vốn, cũng như những kinh nghiệm và các kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

• Về thị trường xuất, nhập khẩu

Về thị trường xuất khẩu: Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống mà công ty được kế thừa từ công ty mẹ là các nước Đông Âu trong phe Xã hội chủ nghĩa như Nga, Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc… Hiện nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã được mở rộng sang các thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapo, Hoa kỳ…

Ta có bảng số liệu tổng hợp kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường xuất khẩu chính của công ty qua các năm như sau.

Bảng 2.1.3 Kim ngạch xuất khẩu sang một số nước (2007-2009). Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm Nước 2007 2008 2009 XK Tỉ lệ XK Tỉ lệ XK Tỉ lệ Nga 6.248,5 28% 8.422,0 22% 5.468,0 17% Đức 5.132,7 23% 7.273,6 19% 5.146,4 16% Hoa Kỳ 4.240,0 19% 8.039,2 21% 6,754.7 21% Trung quốc 3.124,2 14% 6.125,1 16% 6.111,3 19% Nhật Bản 2.677,9 12% 6.508,0 17% 6.433,0 20% Hồng Kong 892,7 4% 1.914,1 5% 2.251,6 7%

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu (2007-2009). Qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường truyền thống Nga và Đức có xu hướng giảm dần, riêng năm 2008 giảm rất mạnh. Thay vào đó là sự tăng nhanh về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường mới mà nổi bật nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện tại, Mỹ Nhật Bản và Trung Quốc đang là ba thị trường xuất khẩu chính và đầy tiềm năng của công ty. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục tích cực khai thác các thị trường này, đồng thời mở rộng hơn nữa thị trường Hồng Kong, duy trì các thị trường truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới.

Về thị trường nhập khẩu: Bên cạnh hai thị trường nhập khẩu truyền thống của công ty là Nga và Đức, công ty đã tích cực tìm kiếm những thị trường nhập khẩu mới tốt và rẻ hơn như Trung quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kong, Hàn quốc, Autralia…

Những thị trường nhập khẩu mới của công ty đa phần là các quốc thuộc châu Á. Bởi vì, Châu Á là một thị trường gần, do vậy chi phí vận chuyển ít, có nhiều mặt hàng tương đồng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả phù hợp với cả phía công ty lẫn đối tác. Hơn nữa, mức thuế suất nhập khẩu hàng hóa ở các nước này đang dần được cắt giảm theo lộ trình do cam kết của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, ASEAN + 3…

Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng số liệu tổng hợp kim ngạch nhập khẩu sang một số thị trường của công ty qua các năm như sau.

Bảng 2.1.4: Kim ngạch nhập khẩu từ một số nước (2007-2009).

Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm Nước 2007 2008 2009 NK Tỉ lệ NK Tỉ lệ NK Tỉ lệ Nga 5.138,4 30% 6.209,4 17% 3.605,0 14% Đức 4.624,6 27% 5.844,2 16% 3.090,0 12% Autralia - - 1.095,8 3% 1.287,5 5% Trung quốc 2.397,9 14% 7.670,4 21% 6.180,0 24% Malaysia 2.055,4 12% 6.939,9 19% 5.407,5 21% Hồng Kong 1.541,5 9% 4.748,4 13% 3.347,5 13% Thái Lan 1.370,2 8% 4.017,9 11% 2.832,5 11%

Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu (2007-2009). Qua bảng số liệu trên ta thấy, tương tự như thị trường xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của công ty tại các nước bạn hàng truyền thống là Nga và Đức có xu hướng giảm và giảm rất mạnh, tính riêng năm 2008 giảm gần một nửa so với năm 2009. Thay vào đó là sự tăng trưởng nhanh chóng về tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của tại các quốc gia mới, mà đa phần các quốc gia này nằm ở Châu Á. Trong đó Trung Quốc và Malaysia trở thành hai thị trường nhập khẩu chính của công ty, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009. Hiện tại, công ty đang tích cực xây dựng mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng mới nhằm tranh thủ các mặt hàng nhập khẩu chất lượng, rẻ… và tiết kiệm chi phí.

• Về mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty chủ yếu là các sản phẩm may mặc. Trong đó áo sơ mi, áo jacket, áo khoác, quần áo dệt kim… thiết kế cho nam, nữ và trẻ em là các sản phẩm may mặc xuất khẩu chính của công ty. Bên cạnh đó, công ty đang dần mở rộng mặt hàng xuất khẩu như chè,

thảm dệt, hàng gia dụng, đồ thủy tinh… Doanh thu từ việc xuất khẩu các mặt hàng mới này đóng góp ngày càng nhiều vào tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty.

Căn cứ vào báo cáo hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2007-2009 của công ty, ta có bảng số liệu tổng hợp về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu phân theo một số nước xuất khẩu chính như sau.

Bảng 2.1.5: Cơ cấu hàng XK phân theo một số nước (2007-2009).

Đơn vị tính: % kim ngạch XK theo mặt hàng. Thị trường Mặt hàng Nga Đức Hoa Kỳ Trung Quốc Nhật Bản Hong Kong Hàng may mặc 21% 19% 20% 19% 17% 4% Chè 37% 33% - 20% 9% 8% Thảm dệt 28% 19% 17% 22% 14% - Hàng gia dụng 58% - 42% - - - Đồ thủy tinh - 24% 28% 15% 27% 6%

Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu (2007-2009). Bảng số liệu trên cho ta biết, trong 3 năm qua tỷ trọng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường Nga luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bên cạnh đó, Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản cũng là những thị trường xuất khẩu có tiềm năng không kém. Trong tương lai, công ty cần phải tích cực phát triển các mặt hàng này và tìm hiểu nhu cầu về các mặt hàng mới trên các thị trường nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu cho công ty.

• Về mặt hàng nhập khẩu

Hiện nay, hai mặt hàng nhập khẩu chính của công ty là kim loại màu và nguyên phụ liệu may mặc. Trong đó, kim loại màu là các sản phẩm đồng ở dạng nguyên liệu như: đồng thanh, đồng băng, đồng cây đặc. Mặt hàng kim loại màu được công ty nhập khẩu nhằm cung cấp nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu.

Nguyên phụ liệu may mặc được công ty nhập khẩu bao gồm: nguyên liệu may mặc là các loại vải, bông tấm… phụ liệu may mặc là các loại chỉ may, các loại cúc, khóa kéo… các phụ kiện may mặc như thắt lưng, băng trang trí, thẻ bài, nhãn mác… Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của công ty mà còn cung cấp cho thị trường trong nước.

Bên cạnh các mặt hàng đó, công ty còn nhập các mặt hàng phục vụ cho ngành công nghiệp may mặc trong nước như các loại thuốc nhuộm vải, các loại máy móc thiết bị may mặc như: máy may, máy thuê công nghiệp, máy cắt, máy chỉnh màu, máy ép… Ngoài ra, rượu vang đỏ cũng là một trong những mặt hàng nhập khẩu của công ty.

Căn cứ vào báo cáo hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2007-2009 của công ty, ta có bảng số liệu tổng hợp về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu phân theo một số nước nhập khẩu chính như sau.

Bảng 2.1.6: Cơ cấu hàng NK phân theo một số nước (2007-2009).

Đơn vị tính: % kim ngạch NK theo mặt hàng. Thị trường Mặt hàng Nga Đức Trung Quốc Thái Lan Hồng Kong Malay sia Úc Đồng - 35% 28% - - 37% - Nguyên phụ liệu may mặc 21% 18% 25% 17% 19% - - Thuốc nhuộm 17% 28% 34% 21% - - - Máy móc thiết bị may mặc 25% 33% 42% - - - - Rượu vang đỏ - 48% - -- - - 52%

Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu (2007-2009). Bảng số liệu trên cho ta biết Malaysia là thị trường nhập khẩu đồng lớn nhất của công ty. Trước đây, Đức là thị trường nhập khẩu đồng lớn nhất của công ty, về sau công ty đã chuyển sang nhập khẩu đồng ở Malaysia và Trung

cao hơn cũng như do khoảng cách địa lý ngắn nên công ty có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Cũng tương tự như mặt hàng đồng, các mặt hàng khác như nguyên phụ liệu may mặc, thuốc nhuộm và máy móc thiết bị may mặc ban đầu cũng được công ty chọn lựa nhập khẩu từ Nga và Đức nhưng sau đó các mặt hàng này đã được chuyển sang nhập từ Trung Quốc, Thái Lan và Hồng Kong. Và Trung Quốc đang dần trở thành thị trường nhập khẩu chính của hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của công ty.

Tuy nhiên để có thể đánh giá một cách khái quát, toàn diện về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty sau hơn 3 năm hoạt động, ta có bảng số liệu sau.

Bảng 2.1.7: Kim ngạch XNK của công ty (2007-2009).

Đơn vị tính: Triệu đồng. Nội dung

Năm

Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch XK Kim ngạch NK

XNK TL pháttriển XK TL pháttriển NK TL pháttriển

2007 39.444 - 22.316 - 17.128 -

2008 74.808 89,66% 38.282 71,55% 36.526 113,25%

2009 57.915 -22,58% 32.165 -15,98% 25.750 -29,50%

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất-nhập khẩu (2007-2009). Qua bảng số liệu trên ta rút ra một số nhận xét sau:

Năm 2007 là năm đầu tiên công ty bước vào hoạt động độc lập với tư cách là một pháp nhân kinh tế, trong năm này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đạt được 39.444 triệu đồng. Con số này không phải là nhỏ so với tiềm lực tài chính của công ty.

Hơn nữa để đạt được con số trên, công ty không chỉ dựa trên những lợi thế của mình mà còn do sự cố gắng nỗ lực của bản thân công ty. Vì vậy, sang năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đã tăng lên vượt trội với con số là 74.808 triệu đồng, tăng 89,66% so với năm 2007. Cụ thể, kim

ngạch xuất khẩu tăng 71,55%, kim ngạch nhập khẩu tăng 113,25%. Con số này chứng tỏ rằng, dù là một công ty nhỏ, mới thành lập nhưng công ty đã có những bước đi rất năng động và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên đã thu được kết quả rất tốt.

Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty sang năm 2009 chỉ còn 357.915 triệu đồng, giảm 22,58% so với năm 2008. Sự suy giảm này có nguyên nhân chính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Cuộc khủng hoảng này có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam. Xuất nhập khẩu bị giảm đáng kể cả về kim ngạch, đơn đặt hàng, số lượng cũng như giá cả của hàng hóa.

Cụ thể, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm 15,98%, kim ngạch nhập khẩu giảm -29,50% so với năm 2008. Mức giảm của kim ngạch nhập khẩu nhanh hơn nhập khẩu. Bởi, trước thực trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, công ty đã tích cực chủ động tìm kiếm các đơn đặt hàng, giảm giá hàng bán để nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời chủ động cắt giảm nhập khẩu ở mức cần thiết và đề ra các biện pháp phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Trong đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế cũng là một trong những biện pháp được công ty chủ trương thực hiện.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w