Quy trình thanh toán bằng L/C hàng hóa NK của công ty 1 Nguyên tắc giao dịch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 41 - 42)

III Lao động và Tiền lương

2.2.2 Quy trình thanh toán bằng L/C hàng hóa NK của công ty 1 Nguyên tắc giao dịch

2.2.2.1 Nguyên tắc giao dịch

Với tư cách là người nhập khẩu, khi thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, Công ty cổ phần Công nghiệp và Thương mại tổng hợp Thăng Long chỉ phải thực hiện thanh toán như sau:

Khi thanh toán bằng L/C, công ty và đối tác phải thỏa thuận với nhau về việc sử dụng UCP (bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Các bên muốn áp dụng UCP nào thì phải quy định rõ trong L/C. Theo UCP 600 L/C là không thể hủy ngang. Khi chấp nhận áp dụng UCP không có nghĩa là hai bên phải tuân thủ toàn bộ các nội dung quy định trong UCP, mà có thể thỏa thuận những quy định khác nhưng không được trái với luật lệ và tập quán quốc gia của hai nước và trong L/C cũng phải dẫn chiếu những khác biệt đó thì mới có hiệu lực pháp lý.

Giao dịch bằng L/C luôn gắn với một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể, L/C được mở dựa trên những điều kiện do phía công ty đưa ra xuất phát từ hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa công ty và đối tác. Nói các khác hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở để hình thành L/C. Nhưng khi nó đã được mở thì nó là một giao dịch riêng biệt, độc lập với hợp đồng ngoại thương, ngay cả khi nó được dẫn chiếu tới hợp đồng phát sinh ra nó và trở thành một bản cam kết trả tiền của ngân hàng ( theo điều 4 – UCP600).

Các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán L/C làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ mà không quan tâm đến hàng hóa/dịch vụ, cho dù bên đối tác của công ty giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao hàng

sai… Nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với điều kiện của L/C, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các bên tham gia trong L/C không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán ( theo điều 6 – UCP600).

Mặc dù công ty đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán. Cho nên, khi bên đối tác của công ty ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành.

Đây chính là những nguyên tắc cơ bản trong giao dịch bằng L/C mà cả công ty và bên đối tác cần phải hiểu rõ. Bởi giao dịch bằng L/C chỉ căn cứ vào chứng từ. Do đó, bên đối tác lập một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện của L/C là điều kiện tiên quyết để phương thức thanh toán bằng L/C trở thành công cụ hữu ích cho hai bên.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w