Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DADT vay vốn tại NHCT Thanh Xuân

Một phần của tài liệu 1042m (Trang 82 - 93)

II Khấu hao cơ bản 1,301,54

c) Các nguyên nhân khách quan khác.

2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DADT vay vốn tại NHCT Thanh Xuân

NHCT Thanh Xuân

Về thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư.

- Thẩm định tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư là rất quan trọng. Vì thế, các CBTĐ ngoài nội dung đã trình bày ở trên cần phải có sự tham khảo, so sánh với các dự án tương tự cùng lĩnh vực ngành nghề được thực hiệc bởi các Doanh nghiệp khác. Việc tính toán tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán chính xác hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

- Để xác định chính xác tổng vốn đầu tư, CBTĐ cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đồng thời phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá của Nhà nước, tình hình giá cả biến động trên thị trường. CBTĐ cần phải tính đến vốn lưu động ban đầu vì đây cũng là yếu tố cấu thành nên tổng vốn đầu tư.

- Hầu hết, các dự án xin vay vốn của NHCT Thanh Xuân đều là những dự án xây dựng. Vì thế đối với những dự án này, đặc biệt là dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm thì CBTĐ ngoài việc tính toán các chi phí liên quan còn phải tính đến các yếu tố lạm phát, biến động tỷ giá. Viêc dự đoán và xác định những yếu tố trên sẽ giúp Ngân hàng cũng như chủ đầu tư chủ động hơn trong các tình huống có thể xảy ra, đặc biệt trong tình hình biến động khó lường như hiện nay.

Về thẩm định doanh thu và chi phí của dự án.

- Đây là những số liệu quan trọng và đầu tiên trong việc xác định dòng tiền của dự án. Sự chính xác của số liệu này phụ thuộc vào việc phân tích thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm, dịch vụ dự án cũng như phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Đặc biệt về chi phí sản xuất, các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động, Ngân hàng không nên mặc nhiên chấp nhận cách tính toán của Doanh nghiệp mà cần phải có sự tính toán lại, so sánh với các dự án tương tự, cần tham khảo định mức kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh, dựa vào quy định của Bộ tài chính, cơ quan chủ quản của Doanh nghiệp và thị trường.

- Việc tính toán doanh thu và chi phí của dự án không chính xác còn do hạn chế trong chất lượng thẩm định khía cạnh thị trường. Các yếu tố này chịu ảnh hưởng

nhiều của lạm phát, tỷ giá vì thế cần xem xét, đánh giá các yếu tố này để đưa việc tính toán sát với thực tế nhất.

- Doanh thu của dự án được xây dựng dựa trên các hợp đồng đầu ra do chủ đầu tư cung cấp, vì vậy Ngân hàng cần phải thẩm định cả khách hàng của Doanh nghiệp. CBTĐ cần phải tìm hiểu thông tin các sản phẩm hiện đang lưu hành trên thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, dự kiến về giá bán sản phẩm như thế nào, nhu cầu tiêu thụ…Vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác dự báo thị trường.

- Việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi CBTĐ phải có kiến thức chuyên sâu, nhanh nhạy và nhạy bén, là một công việc không hề đơn giản. Vì thế, Chi nhánh có thể đào tạo và tuyển dụng những cán bộ chuyên trách cho công tác thẩm định thị trường, hoặc thuê tổ chức hỗ trợ bên ngoài, tham khảo ý kiến chuyên gia chứ không chỉ dựa vào sự phân tích của cá nhân người thẩm định.

Về thẩm định tỷ suất chiết khấu “r” của dự án.

Hệ thống Ngân hàng Công thương nói chung cũng như chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân nói riêng cần thống nhất các quan điểm về việc tính toán lãi suất chiết khấu. Việc tính toán tỷ suất chiết khấu, chi nhánh NHCT Thanh Xuân đang áp dụng phương pháp sử dụng chi phí vốn bình quân WACC làm tỷ suất chiết khấu. Đây là cách tính khá chính xác, tuy nhiên cách tính chi phí vốn chủ sở hữu khá phức tạp nên Ngân hàng có thể dùng lãi suất cho vay áp dụng với dự án cộng thêm phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro ở đây cần được xác định dựa vào thời hạn, tính chất, mức độ rủi ro cao hay thấp của dự án, của từng ngành nghề tương ứng. Có thể lấy lãi suất chiết khấu bằng lãi suất tiết kiệm VNĐ 12 tháng trả lãi sau của Ngân hàng Công thương Việt Nam cộng với phần bù rủi ro, mức bù rủi ro này có thể dao động từ 3% đến 5% tuỳ thuộc vào tính chất của từng dự án cụ thể.

Về việc thẩm định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án.

Hiện nay, tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân, việc xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư chủ yếu dựa vào nhóm chỉ tiêu cơ bản là NPV, IRR. Đây là những chỉ tiêu cơ bản nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Bởi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

tài chính của dự án rất phong phú và đa dạng theo các nhóm chỉ tiêu khác nhau. Vì thế cần phải có những văn bản hướng dẫn nội dung thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án một cách đầy đủ , chi tiết hơn nữa, phải đi sâu nghiên cứu, nhận xét ý nghĩa của các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến dự án như thế nào.

Tùy theo từng giai đoạn khác nhau, biến động thị trường khác nhau để mở rộng nội dung thẩm định chỉ tiêu tài chính một cách linh hoạt, hợp lý theo đúng yêu cầu của NHCT Việt Nam. Ví dụ, trong quá trình thẩm định tài chính, CBTĐ có thể đưa thêm vào các chỉ tiêu như chỉ số doanh lợi PI, chỉ tiêu cân đối lợi ích B/C, điểm hoà vốn BEP để hỗ trợ các chỉ tiêu cơ bản trên. Bởi lẽ, mỗi một chỉ tiêu đều có ưu và nhược điểm riêng.Ưu điểm của chỉ tiêu này dùng để khắc phục nhược điểm của chỉ tiêu kia. Do đó vận dụng một cách linh hoạt và tổng hợp các chỉ tiêu sẽ giúp kết quả thẩm định mang tính chính xác và thuyết phục cao.

2.2.2 Hoàn thiện các phương pháp thẩm định tài chính DADT vay vốn.

Việc lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn có ý nghĩa quyết định tới chất lượng thẩm định tài chính dự án, vì thế Ngân hàng phải luôn có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi các Ngân hàng hiện đại trong nước và trên thế giới. Các phương pháp thẩm định hiện đại có rất nhiều trong những tài liệu khác nhau nhưng vấn đề là lựa chọn những phương pháp nào và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của chi nhánh ra sao là điều mà mỗi một CBTĐ cần phải có sự quan tâm đúng mức.

Đối với mỗi phương pháp thẩm định, cần chi tiết hóa các bước. Ví dụ như, khi thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn CBTĐ cần áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu ngành, lĩnh vực, các dự án tương tự…Sau đó cần phải tìm ra được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cũng như nguyên nhân gây ra sự khác biệt với những chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn. Hoặc như, để phân tích rủi ro của dự án, cần phải làm tốt phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy. Bất kỳ dự án nào cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, vì thế việc xác định và tính toán sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến dự án sẽ giúp CBTĐ cũng như chủ đầu tư đưa ra các

biện pháp thích hợp để giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả tài chính của dự án. Đối với phương pháp này, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy hai chiều vì thực tế các yếu tố liên quan đến dự án thay đổi đồng thời chứ không chỉ có một yếu tố thay đổi. Vì thế, nếu chỉ phân tích độ nhạy một chiều thì khó có thể có được chính xác kết quả về độ an toàn của chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy hai chiều này cũng đã được NHCT Việt Nam gửi kèm vơi quy trình cho vay theo dự án của các tổ chức kinh tế về các Chi nhánh hướng dẫn kỹ lưỡng. Vì thế, CBTĐ cần phải nghiên cứu và làm theo hướng dẫn kỹ càng. Lãnh đạo Chi nhánh cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ công việc thẩm định của CBTĐ để kịp thời đưa ra những phương án giải quyết hợp lý.

Cụ thế, CBTĐ có thể tiến hành phân tích độ nhạy như sau:

* Các bước phân tích độ nhạy:

- Xác định các biến dữ liệu đầu ra, đầu vào cần phải tính toán độ nhạy.

- Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (Bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả tài chính của dự án và khả năng trả nợ).

- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường là các chỉ số NPV, IRR, thời gian trả nợ..) cần khảo sát ảnh hưởng khi các biến thay đổi.

- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời (Các bảng này phải nằm cùng với các bảng tính của các biến)

* Phân tích độ nhạy một chiều:

Từ các thông số ban đầu và kết quả tính toán, lựa chọn một nhân tố có khả năng ảnh hưởng nhất tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án (ví dụ chọn giá nguyên vật liệu đầu vào hoặc giá thành sản phẩm ) ( Lưu ý: Các nhân tố khác không thay đổi)

Lập bảng tính. Sử dụng phần mềm ứng dụng EXCEL để tính toán các giá trị của NPV và IRR tương ứng cho các trường hợp thay đổi của nhân tố nói trên.

Bảng minh hoạ tính độ nhạy khi một biến thay đổi

Trường hợp giả định đơn giá NVL chưa thay đổi

Trường hợp giả định đơn giá NVT thay đổi Mức thay đổi 1 Mức thay đổi 2 Mức thay đổi 3 Mức thay đổi 4 NPV Kết quả KQ KQ KQ KQ IRR Kết quả KQ KQ KQ KQ

Thời gian thu hồi vốn vay

Kết quả KQ KQ KQ KQ

Mức thay đổi 1.2...là giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ.

* Phân tích độ nhạy 2 chiều:

Chọn 2 nhân tố giả định có khả năng ảnh hưởng lớn nhất ( Các nhân tố còn lại không thay đổi )

Chọn NPV hoặc IRR là cơ sỏ phân tích.

Các bước còn lại làm như phân tích độ nhạy một chiều.

Bảng minh hoạ tính độ nhạy khi hai biến thay đổi ( Giả định khi tổng vốn đầu tư và sản lượng thay đổi )

Khảo sát NPV

Sản lượng thay đổi Tổng vốn

đầu tư thay đổi

Kết quả NPV Mức thay

đổi 1 Mức thayđổi 2 Mức thayđổi 3 Mức thayđổi 4

Mức thay đổi 1 KQ KQ KQ KQ

Mức thay đổi 2 KQ KQ KQ KQ

Mức thay đổi 3 KQ KQ KQ KQ

Mức thay đỏi 4 KQ KQ KQ KQ

2.2.3 Đào tạo, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ thực hiện việc thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn.

Con người là nhân tố trung tâm, là động lực cho mọi hoạt động. Vì thế, muốn có sự thay đổi về chất trong bất kể vấn đề gì thì cần tác động ngay đến yếu tố con người. Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ Ngân hàng là vấn đề không chỉ ở NHCT Thanh Xuân mà tất cả các Ngân hàng khác đều phải quan tâm và

quan tâm sát sao. Trong thẩm định dự án, năng lực của CBTĐ quyết định đến sự thành công, đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng. CBTĐ có giỏi, vững chuyên môn mới đảm bảo chất lượng thẩm định tốt. CBTĐ luôn phải chịu sức ép lớn của công việc vì vậy CBTĐ cần phải có tinh thần trách nhiệm cao và thực sự giỏi. Cần nhận thức được tầm quan trọng củ việc nâng cao trìnhh độ CBTĐ. Vì thế:

 CBTĐ ít nhất phải là người tốt nghiệp Đại học, có kiến thức chuyên môn về Ngân hàng – Tài chính - Đầu tư, có kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về thị trường, tài chính, nền kinh tế, kỹ thuật…đồng thời phải là nguời nhanh nhạy, sáng tạo, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cho công việc. Vì thế, trong công tác tuyển dụng cán bộ, cần lựa chọn những nguời đáp ứng được yêu cầu công việc, việc lựa chọn tốt sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt được chi phí đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Chi nhánh cần phải có chính sách thu hút các chuyên gia, các CBTĐ giỏi, dần dần nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ Chi nhánh. Khi tuyển dụng xong, cần bố trí, sắp xếp, hiệp tác công việc một cách hợp lý, đây là một công việc hết sức khó khăn ví rất khó lựa chọn ra một ekip làm việc hiệu quả ngay được.

 Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Đây là công tác thường xuyên được Ngân hàng tiến hành, vì ngành Ngân hàng – Tài chính - Đầu tư đòi hỏi phải có sự năng động cao hơn các ngành khác. Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho CBTĐ với sự tham gia của cán bộ cấp cao, nếu có điều kiện có thể cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài. Ngân hàng nên có sự khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ tự đào tạo, nâng cao trình độ.

 Chi nhánh cần cập nhật thường xuyên các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chiến lược phát triển ngành, các quy định, quyết định của Nhà nước về đầu tư, xây dựng…để CBTĐ có thể nhanh chóng tiếp cận với những thay đổi có thể có để dựa vào việc thẩm định dự án một cách chính xác.

 Ngân hàng cũng nên thuê tư vấn, chuyên gia ở một số lĩnh vực mà CBTĐ còn kém ví dụ như mảng phân tích kỹ thuật bởi lẽ hầu hết các CBTĐ ở Chi nhánh

đều tốt nghiệp ở trường kinh tế, vì thế khi thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án sẽ rất khó khăn vì không đúng chuyên môn của mình.0

 Giải pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thực hiện công tác thẩm định.

Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc là điều kiện cần mà mỗi một CBTĐ cần phải có nhưng đó không phải là điều kiện đủ. Đạo đức nghề nghiệp của CBTĐ là một điều vô cùng quan trọng bởi lẽ người đạo đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có đức mà không có tài xem như là người vô dụng. Công việc của CBTĐ luôn phải tiếp xúc với khách hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các con số, sự kiện, có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị, tham mưu cho lãnh đạo trong việc ra quyết định cho vay đối với dự án. Đối với những dự án lớn, CBTĐ có thể sẽ có những hành vi trái pháp luật, trái với mục tiêu hoạt động của NHCT như thông đồng với khách hàng, đánh giá sai năng lực tài chính của khách hàng, định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực…gây ảnh hưởng và thiệt hại đến kết quả hoạt động cho vay cũng như uy tín của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải có những quy định nghiêm nghặt, có chế độ xử lý thích đáng để mỗi một CBTĐ phải có ý thức chấp hành một cách nghiêm túc nhất, quán triệt đến từng cán bộ nhiệm vụ và quyền hạn của họ. Vấn đề đạo đức là một vấn đề nhạy cảm và thực hiện không hề đơn giản,

Một phần của tài liệu 1042m (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w