ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN.

Một phần của tài liệu 1042m (Trang 65 - 74)

II Khấu hao cơ bản 1,301,54

3 giá dòng tiền Luỹ kế hiện 8,615,407

1.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN.

VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN.

1.4.1 Những kết quả đạt được.

Hoạt động tín dụng là nguồn thu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng Thương mại. NHCT Thanh Xuân mới thành lập được 10 năm, là một Ngân hàng còn non trẻ, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta biết rằng, trên nguyên tắc, tất cả các dự án xin vay đều phải qua bước thẩm định kỹ càng trước khi duyệt cho vay. Tuy nhiên, đối với các món vay ngắn hạn thì việc thẩm định sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với các dự án cho vay trung và dài hạn.

Trong những năm gần đây, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Thanh Xuân nói riêng đặc biệt được coi trọng. Sự coi trọng ấy đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nỗ lực của cán bộ thẩm định đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở Ngân hàng một cách đáng kể, nhằm loại bỏ những dự án không hiệu quả và ra quyết định đầu tư đối với những dự án được đánh giá là khả thi.

Chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư có vai trò quyết định chất lượng các khoản vay, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn về nguồn vốn của Ngân hàng. Điều này có nghĩa là, khi chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tăng lên thì việc phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng có cơ sở vững chắc và có hiệu quả cao hơn. Công tác thẩm định tài chính giúp Ngân hàng trả lời câu hỏi: Dự án có hiệu quả không? Có nên cho vay không? Ngoài ra qua việc thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng có thể chỉ ra những thiếu sót của dự án, từ đó yêu cầu chủ đầu tư có những điều chỉnh hợp lý để tránh việc bỏ qua những cơ hội tốt trong kinh doanh.

Trình độ phân tích tín dụng và công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân ngày càng được quan tâm và chú trọng.

Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân được tiến hành đầy đủ và hợp lý theo một quy trình thống nhất. Trong

mức uỷ quyền phán quyết của Chi nhánh, CBTĐ đã thẩm định chủ động và đưa ra quyết định có cho vay hay không đối với những dự án đầu tư nằm trong mức uỷ quyền. Chi nhánh đã có thêm phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề để cung song song tham gia thẩm định giúp kết quả thẩm định được chính xác hơn, an toàn hơn. Các CBTĐ đã có sự chuyên môn hoá một cách rõ rệt, phân công từng mảng công việc phù hợp với năng lực của cán bộ. Cụ thể:

1.4.1.1 Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân được thực hiện theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, ban hành theo quyết định số 2207/QĐ – NHCT ngày 18/12/2006. Nhìn chung, quy trình được đánh giá là tương đối khoa học và giúp ích cho cán bộ thẩm định.

+ Quy trình thẩm định của Ngân hàng được thống nhất chung trong hệ thống NHCT, tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh nói chung và Chi nhánh NHCT Thanh Xuân nói riêng thực hiện nghiệp vụ thẩm định thuận lợi, phù hợp với yêu cầu của Hội sở.

+ Quy trình thẩm định đã quy định rõ ràng, cụ thể, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân và các phòng ban tham gia.

+ Việc phân định trình tự thực hiện các công việc trong khi thẩm định tài chính dự án, quy định chi tiết và thống nhất trong Quy trình cho vay theo dự án của các tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định thực hiện chính xác và có thể kiểm tra nhanh chóng, chính xác hơn.

Nhìn chung, quy trình thẩm định tài chính dự án ở NHCT Thanh Xuân rõ ràng, hợp lý, có những ưu điểm nhất định, và thực tế đã chứng minh hiệu quả của quy trình thẩm định bằng kết quả, hiệu quả cho vay theo dự án của Ngân hàng trong thời gian qua.

TĐ tổng mức đầu tư TĐ phương án nguồn vốn TĐ tỷ suất chiết khấu TĐ doanh thu, chi phí TĐ dòng tiền TĐ các chỉ tiêu hiệu quả TC TĐ các yếu tố rủi ro, phântích

độ nhạy

Kết luận

Ngân hàng Công thương Thanh Xuân đã áp dụng nhiều phương pháp thẩm định khác nhau, đây cũng là những phương pháp phổ biến ở các NHTM khác. Nhìn chung, những phương pháp đó được CBTĐ ở đây thực hiện theo đúng những yêu cầu đặt ra. Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng dự án, từng nội dung dự án cũng như khách hàng, mà CBTĐ lại sử dụng tập trung vào phương pháp nào nhiều hơn, phương pháp nào ít hơn, nhưng tổng thể thì các CBTĐ ở đây đều đã kết hợp được ưu điểm của các phương pháp để việc thẩm định được thuận lợi và mang lại kết quả cao. Thông thường, khi tiếp nhận một dự án vay vốn, CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân bắt đầu từ phương pháp thẩm định theo trình tự: Trước tiên là đánh giá sơ bộ tổng quan về dự án, thẩm định hồ sơ vay vốn, khách hàng vay vốn sau đó mới đi sâu thẩm định chi tiết các nội dung của dự án. Trong thẩm định tài chính dự án vay vốn, CBTĐ cũng bắt đầu từ phương pháp thẩm định theo trình tự:

Trong từng bước, CBTĐ lại sử dụng những phương pháp khác nhau để phục vụ cho công tác thẩm định đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và phương án nguồn vốn, CBTĐ thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu với các định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước cũng như so sánh với các dự án tương tự mà Chi nhánh đã từng thực hiện. Sau đó sử dụng phương pháp cộng chi phí để tính tổng mức đầu tư của dự án.

- Thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án, CBTĐ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau tuỳ từng nội dụng cụ thể, đặc biệt là phương pháp dự báo và phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu.

- Thẩm định các yếu tố rủi ro thì phương pháp mà CBTĐ sử dụng là phương pháp dự báo để đưa ra một loại rủi ro tiềm ẩn đối với dự án trong tương lai. Sau đó, kết hợp với phương pháp phân tích độ nhạy để xem xét tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả trong điều kiện xảy ra rủi ro.

Nhìn chung, các phương pháp mà CBTĐ ở đây sử dụng khi thẩm định tài chính dự án đầu tư là tương đối hợp lý và có sự linh hoạt trong khi sử dụng. Tuy điều này không được quy định cụ thể, chi tiết trong quy trình hướng dẫn, nhưng bằng kinh nghiệm thực tế và trình độ của mỗi CBTĐ nên việc áp dụng các phương pháp vào công tác thẩm định đạt kết quả khá chính xác.

1.4.1.3 Về nội dung thẩm định tài chính DADT vay vốn.

Việc thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư có thể coi là nội dung quan trọng nhất trong thẩm định dự án, vì thông qua kết quả đó, Ngân hàng có thể đánh giá được tính khả thi của dự án để đưa ra quyết định cho vay chính xác nhất; vay bao nhiêu, hình thức vay thế nào, áp dụng lãi suất bao nhiêu và cho vay trong bao nhiêu năm...Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư dựa trên sự thẩm định các khía cạnh khác của dự án, vì thế có mối liên hệ giữa các khía cạnh giúp kết quả thẩm định mang tính chính xác hơn.

Nội dung thẩm định tài chính ở NHCT Thanh Xuân cơ bản đã đầy đủ, từ thẩm định tổng vốn đầu tư, thẩm định tỷ suất chiết khấu, thẩm định dòng tiền, thẩm định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, sau đó CBTĐ lại sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để một lần nữa xem xét lại tính vững chắc của các chỉ tiêu... điều đó cho thấy sự cẩn thận trong công tác thẩm định, đảm bảo đầy đủ và hợp lý các nội dung cần thiết phục vụ cho kết quả thẩm định dự án.

Ngoài ra, ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thông qua ví dụ minh hoạ, chúng ta thấy rằng, có sự kỹ càng và cẩn thận trong thẩm định nội dung tài chính của dự án. Chi nhánh không mặc nhiên chấp nhận những số liệu khách hàng cung cấp mà đã có sự thẩm định lại cẩn thận, chi tiết để đưa ra những thiếu sót của khách hàng cũng như thiết lập lại toàn bộ số liệu của dự án, để kết quả thẩm định dự án chính xác, là cơ sở đưa ra quyết định cho vay hợp lý.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là:

1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong công tác thẩm định tài chính DADT vay vốn tại NHCT TX.

Trong những năm qua, với những nổ lực hết mình của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân đã có nhiều kết quả đạt được trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đáng được khích lệ. Tuy vậy vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Cụ thể:

1.4.2.1 Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn.

Chi nhánh NHCT Thanh Xuân chưa có sự nhất trí và thống nhất về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn. Trong văn bản hướng dẫn quy trình thẩm định dự án đầu tư của NHCT, thì điều này chưa được đề cập cụ thể, chỉ nói là tuỳ từng nội dung mà CBTĐ sử dụng những phương pháp thẩm định khác nhau. Điều này gây khó khăn cho CBTĐ khi thẩm định dự án đầu tư đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đầu tư. Phương pháp sử dụng thẩm định tài chính còn mang tính truyền thống khá cao, như phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy. Các phương pháp còn lại chỉ được nêu trong

hướng dẫn nhưng hầu như không được sử dụng nhiều hoặc sử dụng cũng chỉ qua loa sơ sài. Như phương pháp toán xác suất, phương pháp mô hình hồi quy tương quan...hầu như không được sử dụng.

Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài. Do đó việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng, nhưng tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân việc áp dụng phương pháp này còn kém, còn mang tính qua loa, sơ sài. Việc dự báo cung cầu sản phẩm, giá cả sản phẩm, công suất dự án, những rủi ro có thể xảy ra với dự án... còn mang nặng tính chủ quan của người thẩm định. Chính vì thế, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thẩm định doanh thu và chi phí của dự án, làm sai lệch dòng tiền thực tế và làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Mặt khác, về dự báo những dự báo về rủi ro xảy ra đối với dự án còn chung chung, không cụ thể, điều này rất nguy hiểm. Bởi lẽ, mỗi một dự án chứa đựng trong nó rất nhiều loại rủi ro khác nhau, nếu ta không dự đoán cũng như luờng trước hết những rủi ro có thể xảy ra thì sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tính vững chắc về hiệu quả tài chính dự án. Mặt khác, nếu ta làm tốt công tác dự báo thì sẽ đưa ra được những phuơng án phòng ngừa rủi ro hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro, quản trị rủi ro. Theo ví dụ minh hoạ ở trên, những phương án khắc phục rủi ro đưa ra của chi nhánh còn mang tính chung chung, sơ sài, qua loa. Điều này cho thấy sự không đầu tư thích đáng của chi nhánh về sử dụng phương pháp này trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Hoặc như, trong phương pháp phân tích độ nhạy, các CBTĐ mới chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy đơn giản, chưa phân tích độ nhạy nhiều chiều của nhiều yếu tố trong cùng một lúc, không đánh giá đúng khả năng biến động lớn của nhiều yếu tố mà chỉ xét nó trong trường hợp biến động thấp hơn so với thực tế dẫn đến độ tin cậy không cao. Mặt khác, thông qua ví dụ minh hoạ đã nêu, ta thấy rằng, CBTĐ chưa đưa ra yếu tố nào tác động mạnh nhất đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà chỉ nói chung chung là khi doanh thu giảm và chi phí tăng lên bao nhiêu phần trăm thôi. Điều này làm kết quả phân tích độ nhạy không mang tính thuyết phục. Bỡi lẽ, doanh thu giảm,

chi phí tăng nhưng điều quan trọng là yếu tố nào dẫn đến điều đó thì CBTĐ không đề cập đến, vậy thì làm sao đưa ra được biện pháp đề phòng rủi ro cũng như biện pháp khắc phục kịp thời khi có những rủi ro thực tế xảy ra đối với dự án.

1.4.2.2 Về nội dung thẩm định DADT vay vốn.

Về thẩm định tổng mức vốn đầu tư và phương án nguồn vốn.

Chi nhánh đã có sự cẩn thận và kỹ lưỡng trong khâu thẩm định này, không mặc nhiên chấp nhận những kết quả mà khách hàng đưa ra, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Đối với những dự án lớn thì điều này càng gây khó khăn. Bởi lẽ khi tính tổng dự toán sẽ bao gồm rất nhiều hạng mục, phải liệt kê đầy đủ, điều này phải thông qua một tổ chức, cơ quan chuyên về xây dựng mới có thể đưa ra những con số chính xác được. Vì thế, rất khó để tính toán đầy đủ, chính xác tất cả các hạng mục cấu thành tổng mức đầu tư.

Khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư, với các dự án sản xuất kinh doanh, chi nhánh chưa tính đến vốn lưu động ban đầu. Điều này là một hạn chế trong việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư của chi nhánh.

Khi thẩm định tính khả thi của phương án nguồn vốn, chi nhánh vẫn chưa so sánh cơ cấu sử dụng vốn có hợp lý hat không với những dự án tương tự mà chỉ dừng lại ở việc sóánh tổng mức đầu tư, suất đầu tư với các dự án tương tự mà thôi.

Về việc thẩm định tỷ suất chiết khấu.

Có thể tính lãi suất theo rất nhiều phương pháp nhưng tại Ngân hàng thường lấy chi phí vốn bình quân WACC làm tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu thực tế là chi phí vốn bình quân của dự án, vì thế nó cũng có thể biến động do ảnh hưởng của lạm phát và các yếu tố thị trường khác nhưng ở đây lại chưa đánh giá được biến động theo lạm phát, điều này có thể làm thay đổi dòng tiền kỳ vọng và các yếu tố khác do thời gian thực hiện dự án thường lâu dài. Việc tính toán chính xác tỷ suất chiết khấu là rất quan trọng, tác động trực tiếp tới hiệu quả thẩm định tài chính dự án. Trong phân tích tài chính, chi nhánh chưa loại trừ được yếu tố trượt giá và lạm phát.

Mặc dù Chi nhánh đã có sự xem xét và tính toán lại các số liệu mà chủ đầu tư cung cấp nhưng những tính toán đó còn mang nặng tính chủ quan . Bởi lẽ, như ta biết, thẩm định khía cạnh thị trường và khía cạnh kỹ thuật quyết định đến việc tính toán chính xác doanh thu, chi phí của dự án. Tuy vậy, ở NHCT Thanh Xuân, hoạt

Một phần của tài liệu 1042m (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w